Pages

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Quang cao tuong tac la ‘mo vang’ cho mang xa hoi VN

Số lượt xem: 75
Gửi lúc 23:50' 22/02/2011

Quảng cáo tương tác là 'mỏ vàng' cho mạng xã hội VN

  
Quang cao tuong tac la 'mo vang' cho mang xa hoi VNVới công nghệ Web 2.0 tăng cường khả năng kết nối cộng đồng, các trang này có thể kiếm hàng triệu USD từ quảng cáo khi tạo không gian cho doanh nghiệp nói chuyện trực tiếp với người sử dụng về sản phẩm và những chiến dịch khuyến mại.

Lâu nay, quảng cáo dù xuất hiện trên… bờ tường hay trên báo in, truyền hình, báo điện tử đều ở dạng "Chúng tôi nói về chúng tôi" mà thiếu kênh phản hồi trực tiếp với khách hàng. Những thắc mắc hay ý kiến của họ thường phải thông qua hệ thống thư từ, thư điện tử, điện thoại; các phàn nàn, khiếu nại phải nhờ đến báo chí, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng…

Nhưng các công nghệ Internet đã gỡ bỏ rào cản giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp khi cho họ cơ hội trao đổi nhanh chóng trên các website, hình thành nên khái niệm mới là "quảng cáo tương tác trực tuyến". Theo đó, công ty sẽ đăng ký vị trí trên một trang web có nhiều người tham gia để trò chuyện với người tiêu dùng, khách hàng tiềm năng về những chủ đề như sản phẩm, dịch vụ, giải quyết các thắc mắc... Những nội dung đó được lưu giữ và công khai để bất kỳ ai cũng có thể đọc và phản hồi.

Diễn đàn là nơi chứng kiến mô hình quảng cáo này đầu tiên ở Việt Nam, đáng kể nhất là mạng Trái tim Việt Nam Online với "box" mua sắm và khu vực riêng trên muare.vn. Các doanh nghiệp như công ty máy tính Trần Anh đăng ký hình thức "dính topic" ở vị trí cố định trên diễn đàn này để chủ đề của họ tạo ra không bị "trôi" sang trang khác khi có topic mới được lập.

Dù vậy, cấu trúc và tiện ích của diễn đàn dường như không đủ để người dùng quản lý, tìm kiếm thông tin, thể hiện cá tính. Ví dụ, loạt bài viết về một chủ đề bị dàn trải lẫn giữa phần bình luận của các thành viên, hoặc nếu tách riêng thành thread (bài viết) mới sẽ bị trôi giữa nhiều bài viết khác.

6 tháng qua, mạng xã hội Cyworld Việt Nam (một phiên bản của Cyworld Hàn Quốc) đã thử nghiệm hình thức quảng cáo tương tác cho một số doanh nghiệp. Các công ty sẽ đăng ký tên tham gia (nickname) vào mạng này sở hữu một "Myhome" (ngôi nhà ảo của riêng họ, được quyền trang trí bằng hình ảnh, phát ngôn theo chủ đề) và "kết bạn" với những thành viên khác để quảng bá sản phẩm. Lúc này, doanh nghiệp như một người "hàng xóm", cũng viết blog chia sẻ niềm vui, nỗi buồn hay thông báo kế hoạch mới, đăng ảnh, video... vào bộ sưu tập riêng, đi "comment" (bình luận) cho bạn bè, tổ chức các cuộc thi, câu lạc bộ...

"Giao tiếp với các khách hàng tiềm năng theo cách này sẽ khiến họ cảm thấy tự nhiên hơn, không bị áp đặt quảng cáo", ông Park Han-Seok, Giám đốc kinh doanh công ty mỹ phẩm LG Vina, cho biết. "Những phản hồi trực tiếp ngay trên trang web giúp chúng tôi nắm bắt được nhu cầu thực sự của người tiêu dùng và gắn bó lâu dài với họ. "Hiện "ngôi nhà" dành cho mỹ phẩm Lacvert Essance của công ty trên mạng Cyworld đã thu hút 116.335 lượt ghé thăm, 2.375 "hàng xóm", 6.000 bình luận của người xem.

Ông Eric JongBeom Jang, Phó Chủ tịch Cyworld Việt Nam, cho biết triển vọng kiếm tiền từ quảng cáo hai chiều này rất lớn. Tại xứ sở kim chi, doanh thu của Cyworld Hàn Quốc tăng hơn 300% trong 4 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng mô hình vào năm 2003. Trong đó, năm 2003 họ đạt 12,4 triệu USD, năm 2004 đạt 24,7 triệu USD; con số này tăng lên 37,1 triệu USD năm 2005 và 47,3 triệu USD năm 2007. Còn tại Việt Nam, Cyworld đang kỳ vọng vào hình thức này khi ước tính quảng cáo trên mạng xã hội trong nước sẽ tăng 200%/năm và có những khách hàng đầu tiên như công ty mỹ phẩm LG Vina, Pizzahut, Galaxy-Hot Kiss (phim Nụ hôn thần chết), công ty đào tạo người mẫu TSquared Media.

Trên thế giới, các mạng xã hội khổng lồ với hàng chục triệu thành viên như MySpace, Facebook… cũng áp dụng mô hình quảng cáo tương tác. Điều này giúp hình thành nên một vị trí công việc mới là "PR trực tuyến" trong các công ty cần quảng cáo. Những người này ngoài việc am hiểu sản phẩm và chính sách của công ty còn phải học cách trò chuyện với cộng đồng bằng ngôn ngữ, điệu cười, smiley mang phong cách dân dã đặc trưng của "thời @" và nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng đến từng phút.

Nhưng khi chọn lựa quảng cáo tương tác, doanh nghiệp đối diện với không ít khó khăn. Do mọi phản hồi đều xuất hiện ngay trên mặt trang web nên họ sẽ phải xác định trước là có lời khen, tiếng chê, thậm chí xúc phạm. Lúc này, ngoài sự khéo léo của PR, công ty chỉ có thể giữ uy tín bằng chính chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, vì bất kỳ ai cũng có thể lập nickname để tham gia phản hồi nên đối thủ có thể dựa vào đó để "đánh" bằng nhiều hình thức và doanh nghiệp cần phải chấp nhận "lửa thử vàng".

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Quảng cáo tương tác là 'mỏ vàng' cho mạng xã hội VN
0 nhận xét

Khai giang lop Dao tao trien khai Marketing online khoa 02 ngay 13-5-2011

Số lượt xem: 350
Gửi lúc 12:36' 08/04/2011

Khai giảng lớp Đào tạo triển khai Marketing online khóa 02 ngày 13-5-2011

Mạng internet mà ta coi là "biển cả thông tin" đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới kinh doanh và trở thành phương tiện mới cực kỳ hiệu quả trong hoạt động marketing.

Marketing online có tính đặc thù của môi trường internet và mạng kết nối internet giữa các tổ chức hay cá nhân, đó là hoạt động Marketing với cơ sở là giao tiếp song phương giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Với mục đích cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp quảng cáo hiệu quả trên internet, cách thức triển khai các chiến dịch Marketing online, đo lường chi tiết hiệu quả quảng cáo và đặc biệt là việc ứng dụng phần mềm vào từng khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối ưu hóa thời gian, tăng năng suất làm việc và giúp chủ doanh nghiệp quản lý công việc hiệu quả hơn, Chương trình Đào tạo kỹ năng Vietskills - Đại học Ngoại thương, Câu lạc bộ Doanh nhân Keieijuku phối hợp với Công ty Cổ phần tích hợp dịch vụ số DSI xin trân trọng giới thiệu khóa đào tạo:

"CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRIỂN KHAI  MARKETING ONLINE "

- Hiểu rõ về thị trường kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam
- Hướng dẫn cách thức triển khai các chiến dịch Marketing online.
- Kiểm soát và đo lường hiệu quả Marketing online
 


Đối tượng tham dự: (1) Chủ doanh nghiệp; (2) Cán bộ quản lý cấp trung

Khai giảng: 13-05-2011

Thời lượng: 04 buổi

Thời gian: Từ 18h-20h Thứ 4, 5, 6,7

Phí tham dự: 2.000.000/1 người/1 khóa học

(Đã bao gồm toàn bộ chi phí tài liệu, ăn nhẹ giữa giờ )

Địa điểm: Trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Giảng viên:

TS Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Keieijuku; chuyên gia tư vấn; giảng viên đại học Ngoại thương.

Ông Vương Mạnh Hoàng -  CEO Công ty Cổ Phần Tích Hợp Dịch Vụ Số, 5 năm kinh nghiệm phát triển TMĐT, điều hành website bán gốm sứ số 1 VIệt Nam http://battrang.info; đã đào tạo TMĐT cho trưởng ĐH Thương mại, ĐH Mở, ĐH Ngoại thương )

Ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc kỹ thuật Cổ Phần Tích Hợp Dịch Vụ Số, 5 năm kinh nghiệm phát triển TMĐT, Lập trình trực tiếp trên 200 website lớn nhỏ, Sở hữu hệ thống website danh bạ số 1 Việt Nam http://vnnsearch.com

Học viên có cơ hội nhận được các ưu đãi sau:

Giảm 15% học phí cho 02 học viên cùng đăng ký.

Giảm 5% học phí cho học viên đăng ký trước 13-5-2011

Tặng phiếu giảm giá 10% thiết kế website

Tặng phiếu giảm giá 10% sử dụng dịch vụ do các đơn vị cung cấp trong khóa học.

Được tặng 01 đĩa các phần mềm được giới thiệu trong chương trình học và 01 đĩa các bài giảng của giảng viên.

KẾT QUẢ SAU ĐÀO TẠO:

1.    Nắm được xu hướng phát triển của Marketing online và nhu cầu của người sử dụng internet

2.    Chủ doanh nghiệp sẽ hiểu rõ các cách thức triển khai Marketing online trên internet

3.    Áp dụng các phương thức Marketing online vào hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp và lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp

4.    Được giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng giúp phát triển Marketing online, đo lường hiệu quả quảng cáo và quản lý doanh nghiệp tốt hơn.

5.    Xây dựng chiến dịch Marketing online hiệu quả phù hợp với doanh nghiệp

Trân trọng kính mời các cá nhân và doanh nghiệp quan tâm, đăng ký tham dự khóa học.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Nhà A, Phòng 1006, Trường Đại học Ngoại thương - 91 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0919321885

Email: kinhdoanh@dichvuso.vn

Thư mời tham gia khóa học Marketing online

Nội dung khóa đào tạo

 

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Khai giảng lớp Đào tạo triển khai Marketing online khóa 02 ngày 13-5-2011
0 nhận xét

Muu vuot khung hoang

Số lượt xem: 223
Gửi lúc 15:03' 25/02/2010

Mưu vượt khủng hoảng

Mưu vượt khủng hoảng
Ông Paul Critchlow - Cố vấn cho Chủ tịch của Tập đoàn Tài chính Merrill Lynch - gọi những chiêu thức vượt qua khủng hoảng là "Ba cú đánh".

Thứ nhất là những e-mail nội bộ của các nhà phân tích nghiên cứu Merrill. Họ đã cười nhạo, giễu cợt những cổ phiếu mà họ từng đề xuất cho khách hàng và khuyên họ nên mua vào. Những e-mail này đã châm ngòi cho cuộc điều tra của Tổng chưởng lý Tiểu bang New York về những mâu thuẫn quyền lợi có thể tồn tại giữa hai phòng nghiên cứu và nghiệp vụ ngân hàng đầu tư tại Merrill. Ông này buộc tội Merrill đang tìm cách nâng cổ phiếu của một số công ty để mong giành chiến thắng hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư của họ. Mùa xuân năm 2002, Merrill đã phải bỏ ra 100 triệu đô-la để dàn xếp cuộc điều tra này.

Thứ hai là những cuộc điều trần trước quốc hội chỉ diễn ra không lâu sau đó về vụ sụp đổ của Enron. Việc này đã hướng dư luận vào sự dính líu của Merrill trong việc thiết lập quan hệ đối tác và những thỏa thuận ngầm mà Enron dùng để che đậy tình trạng tài chính thực tế của mình.

Thứ ba là Martha Stewart – người từng bị điều tra về khả năng giao dịch tay trong liên quan đến nhà môi giới Merrill của bà cùng trợ lý của ông ta.

Danh tiếng của một công ty có thể sống sót sau loạt đòn tấn công đến tối tăm mặt mũi này không? Hãng môi giới nào cũng chỉ có thể làm ăn phát đạt dựa vào niềm tin của công chúng đầu tư dành cho họ, vậy mà cuộc khảo sát công luận năm 2002 của Harris Interactive về danh tiếng doanh nghiệp đã cho thấy rằng Merrill bị chỉ trích đến mức khó tin. Một người nói: "Theo tôi thì Merrill Lynch cùng một giuộc với những sòng bạc ở Las Vegas và bọn Mafia - chuyên bịp bợm và lừa đảo". Những người khác còn nặng lời hơn. Họ nói: "Hãy chấm dứt ngay việc cướp bóc của người già" và "Đừng là lũ heo tham tiền như vậy nữa".

Kiểu mạt sát nóng nảy như vậy khiến nhiều nhân viên trung thực của "đại gia dịch vụ tài chính" này chán nản, nhưng công ty đã cố gắng để vượt qua khủng hoảng và đang bắt tay vào chỉnh sửa lại hình ảnh méo mó của mình. Critchlow – người chỉ đạo quản lý loạt khủng hoảng này – nói: "Suốt thời kỳ này, bạn phải làm mọi thứ để kiểm soát tất cả những gì mà bạn có thể. Nhưng quả thật đã có những thời điểm vô cùng khó khăn mà chúng tôi cảm thấy gần như bất lực để bảo vệ chính mình".

Critchlow là phó chủ tịch cao cấp phụ trách công tác thông tin liên lạc và quan hệ công chúng trước khi trở thành cố vấn chủ tịch kiêm phó chủ tịch các thị trường chung vào tháng 7 năm 2003. Ông thừa nhận rằng danh tiếng của Merrill chịu tổn hại to lớn từ ba cú đánh liên hoàn này. Làm sao lại không tổn hại khi những phán quyết phạm pháp có thể xảy ra và cơn lũ kiện tụng dân sự có thể đẩy công ty đến chỗ phá sản? Critchlow tiết lộ rằng Merrill đã mất hơn 20 tỉ đô-la vốn thị trường chủ yếu do sự tổn hại danh tiếng từ những cuộc khủng hoảng trên.

Những cuộc khủng hoảng này chứng tỏ sự sụp đổ nghiêm trọng trong văn hóa đáng tự hào của Merrill. Một số nhân viên Merrill đã xa rời lời tuyên bố thường được trích dẫn của cựu chủ tịch William Schreyer: "Không gì quan trọng hơn danh tiếng của công ty". Loạt khủng hoảng này cũng vi phạm các nguyên tắc của Mer­rill được liệt kê trong nhiều ấn bản khác nhau của doanh nghiệp và được treo một cách trang trọng trên các bức tường văn phòng. Danh sách các nguyên tắc này đặt "sự quan tâm đến khách hàng" lên trên hết, cụ thể là: "Trong ngành công nghiệp cạnh tranh ngày càng cao của chúng ta, thành công không phụ thuộc vào khả năng bán một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mà phụ thuộc vào mức độ tin cậy của khách hàng đối với Merrill Lynch".

Nhiều khách hàng cho rằng nghiên cứu của Merrill đã không còn đáng tin cậy sau vụ dàn xếp vụng về với Văn phòng Tổng chưởng lý tiểu bang New York. Người ta tự hỏi liệu có ai làm tăng giá cổ phần ở Merrill Lynch nữa không? Cuộc nghiên cứu do Merrill tự thực hiện vào mùa thu 2002 đã cho kết quả đáng buồn: chỉ 39% khách hàng tin rằng công ty có "tính liêm chính cao" – giảm mạnh so với 64% trước khi xảy ra việc dàn xếp vụ kiện vào tháng 5 năm 2002. Nhưng tỷ lệ đó vẫn được xem là cao so với những gì mà các nhà đầu tư không phải là khách hàng của họ nghĩ: chỉ 16% cho Merrill điểm cao về tính liêm chính.

Thật là họa vô đơn chí khi theo gót cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 vào Trung tâm Thương mại Thế giới, vốn đã làm tổn hại trụ sở gần đó của Merrill và buộc công ty phải dời văn phòng, là những cuộc tranh cãi không dứt cứ nối tiếp theo nhau, chưa kể vụ khủng bố này đã lấy đi mạng sống của ba nhân viên Merrill.

Nhưng Critchlow – một người kỳ cựu về quản lý khủng hoảng – không hề tỏ ra sợ sệt. Ông từng đảm nhiệm vai trò thư ký báo chí cho thống đốc bang Pennsylvania là Dick Thornburgh trong suốt thời gian xảy ra vụ tai nạn tại nhà máy năng lượng hạt nhân Three Mile Island năm 1979. Và trong gần hai thập niên tại làm việc tại Merrill, ông đã hướng dẫn công ty vượt qua một số cuộc khủng hoảng khác, trong đó có sự sụp đổ thị trường chứng khoán vào năm 1987, vụ phá sản giữa thập niên 1990 ở Quận Cam, bang California, và vụ kiện của quận này chống lại Merrill – nhà môi giới của họ. Tuy vậy, ông cũng thừa nhận rằng ông chưa từng biết đến vụ nào dữ dội như cuộc khủng hoảng từ ba hướng bắt đầu xảy ra vào năm 2002.

Cách làm của Critchlow cho thấy tầm quan trọng của việc xử lý công việc thận trọng mà chắc chắn. Ông hiểu rằng con người bộc lộ bản thân rõ nhất trong những thời điểm khó khăn nhất.

Một trong những nguyên tắc chính của ông là thu thập mọi dữ kiện trước khi đưa ra thông điệp với báo giới. Việc phạm sai lầm lúc này sẽ làm công chúng hoang mang. Critchlow và nhóm của ông nhanh chóng biên soạn và phân phát một cuốn sách hướng dẫn nhân viên cách trả lời các câu hỏi đến từ bên ngoài, bởi họ nhận thấy rằng trong thế giới thông tin hiên nay, tốc độ phản ứng đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Văn phòng của Critchlow nằm sát cạnh văn phòng tổng cố vấn và sau văn phòng của giám đốc điều hành. Điều đó giúp ông có thể cập nhật thông tin về những diễn tiến mới nhất của tình hình.

Trong suốt các cuộc khủng hoảng này, mọi hành động của Merrill hầu như đều mang tính đối phó, nhưng vẫn đảm bảo đúng chiến lược chung của công ty. Ví dụ, khi phải chọn đại diện để ra điều trần trước ủy ban của quốc hội về vụ Enron, các nhà điều hành Merrill đã không để giám đốc điều hành lúc bấy giờ là David Komansky ra mặt.

Thay vào đó, họ chọn chủ tịch phụ trách bộ phận môi giới quốc tế G. Kelly Martin - người nổi tiếng về khả năng ăn nói lưu loát và có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Merrill không muốn cử một người ở vị trí trung bình để làm các đại biểu quốc hội tự ái nổi giận, nhưng một người ở cấp bậc quá cao có thể làm cho tình hình trông có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Ai cũng biết rằng từng lời nói của giám đốc điều hành gần như chắc chắn sẽ được đăng lên trang nhất của mọi tờ báo lớn vào sáng hôm sau.

Trong suốt những cuộc khủng hoảng này, Merrill đã lập kế hoạch quảng cáo một cách cẩn thận hơn. Với những thông tin chẳng lấy gì làm tốt lành vẫn đang xảy ra hàng ngày, công ty quyết định tạm hoãn một chiến dịch lớn nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp mà họ chỉ cho đăng một vài quảng cáo đơn giản hơn sau vụ dàn xếp năm 2002. Một quảng cáo tuyên bố rằng công ty đã lập nên "một tiêu chuẩn mới cho nghiên cứu đầu tư", trong đó trình bày chi tiết các bước mà Merrill sẽ thực hiện để với trách nhiệm cao hơn, tiết lộ nhiều thông tin hơn cho nhà đầu tư, đồng thời tách thù lao của nhà phân tích đầu tư ra khỏi nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.

Một quảng cáo khác chiếm trọn cả trang đôi của tờ báo đăng ảnh Komansky cùng người kế nhiệm của ông là Stan­ley O'Neal và tuyên bố: "Các nhà lãnh đạo phản ứng có tính cách xây dựng trước những lời chỉ trích. Chúng tôi nghe thấy sự phê phán đó và đang cố gắng làm nhiều hơn những gì khách hàng đòi hỏi".

Critchlow giải thích: "Những quảng cáo này chủ yếu nhắm đến nhân viên để họ nhận thức được rằng một phần của cuộc tranh cãi này đã trôi qua và mọi việc đã dần trở về nếp cũ. Song điều đó không có nghĩa là bạn có thể tiếp tục đưa ra thật nhiều quảng cáo, vì như vậy sẽ chỉ làm nảy sinh nhiều rắc rối hơn. Thật ngốc nghếch và bất cẩn nếu bạn thực hiện một chiến dịch quảng bá hình ảnh rầm rộ trước thời điểm công ty hoàn toàn hồi phục. Sẽ chẳng ai thèm nghe quảng cáo đó và bạn chỉ tạo cơ hội cho các đối thủ của bạn tấn công mà thôi". Thay vì đánh bóng hình ảnh, hầu hết các quảng cáo của Merrill lúc này tập trung vào việc quảng bá chi tiết cho các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Trong khi chương trình quảng cáo bên ngoài công ty có xu hướng không quá ồn ào thì công ty lại đẩy mạnh sự giao tiếp giữa nhân viên. Lúc này, nhân viên rất cần thông tin để tránh nản lòng, cũng như để thấm nhuần tinh thần văn hóa mới của công ty về trách nhiệm và tính độc lập. Trước đây, công ty đã nổi tiếng với cái tên Mẹ Merrill vì cách chăm sóc nhân viên của mình, nhưng giờ đây có vẻ như điều đó đang bị lãng quên.

"Nếu quả thật chúng ta làm hại danh tiếng của công ty thì đó là điều không thể chấp nhận", - O'Neal đã nói như vậy trong cuộc họp với nhóm pháp lý của Merrill. Khi đề cập đến những mối quan hệ của Merrill với Enron, ông nhấn mạnh rằng công ty có lỗi là đã quá ngây thơ, và ông gọi đó là điều không thể tha thứ được. Ông nói tiếp: "Chúng ta phải kinh doanh tốt hơn. Chúng ta phải thông minh hơn. Chúng ta có thể và chúng ta sẽ làm được như vậy, vì chúng ta không thể chấp nhận loại vấn đề làm tổn hại danh tiếng của mình như thế này".

Merrill hài lòng rằng họ đã làm đủ các bước ngăn ngừa để không mất đi bất kỳ mảng kinh doanh quan trọng nào trong suốt thời gian diễn ra những cuộc khủng hoảng này. Công ty gửi thư thông báo cho khách hàng về những cuộc tranh cãi khác nhau và trang bị cho nhân viên bí quyết trả lời những câu hỏi của khách hàng với thông điệp chủ yếu là: Tài sản của bạn an toàn và tách biệt với tài sản của công ty. Nếu những khách hàng lớn tỏ ra e dè, một nhóm gồm các nhà quản lý cấp cao sẽ được điều tới để thuyết phục và đảm bảo với họ rằng tình hình của Merrill sẽ tốt đẹp và đề nghị họ đừng tin vào những thứ mà họ đọc hay nghe được trên báo chí. Đôi khi, nhân viên của Merrill còn đến thăm các quan chức chính phủ, các cơ quan luật pháp của tiểu bang, kể cả các nhà quản lý quỹ hưu. Với sự trợ giúp của các luật sư Merrill, những cuộc gặp gỡ trực tiếp như vậy tỏ ra có hiệu quả nhất trong việc làm dịu đi mối băn khoăn của mọi người.

Không chỉ dựa vào năng lực chuyên môn của chính mình, còn thuê những người bên ngoài tư vấn về chiến lược danh tiếng cho công tMerrill y. Cả hãng tư vấn của cựu thị trưởng thành phố New York là Rudolph Giuliani cũng được mời đến. Danh tiếng của ông sau thảm kịch ngày 11/9/2001 khiến Merrill nghĩ đến việc xem xét chọn Giuliani làm phát ngôn viên chính thức, nhưng cuối cùng họ lại quyết định chọn một người khác.

Merrill cũng thuê hãng nghiên cứu thị trường Penn, Schoen & Berland Associates. Đây là hãng rất có khả năng trong cả vấn đề kinh doanh lẫn chính trị, mà tất cả những cuộc khủng hoảng này lại dính dáng đến chính trị khá nhiều. Thông qua những công trình của Penn, Schoen & Berland và một số nghiên cứu khác, Merrill thấy rằng danh tiếng của công ty đang ở mức rất thấp vào mùa hè năm 2002, khi gần 40% các nhà đầu tư không phải là khách hàng của họ cho điểm đánh giá không thuận lợi.

Phần khó nhất đối với Critchlow và đội ngũ quan hệ công chúng của ông là sự bất lực trong việc bảo vệ công ty một cách quyết liệt hơn. Dù Critchlow và các nhà điều hành khác thừa nhận rằng một số nhân viên chắc chắn có lỗi về những phát ngôn sai trái và hành vi vô đạo đức, nhưng họ không đồng ý với cơ quan luật pháp và những người chỉ trích rằng công ty đã vi phạm pháp luật. Ban đầu, Merrill còn ung dung, nhưng chẳng bao lâu sau họ phải xem lại phương pháp hành động. Merrill sợ rằng sự phòng thủ quá mức trong suốt cuộc điều tra của Eliot Spitzer có thể dẫn đến những lời buộc tội vi phạm pháp luật khiến công ty bị hủy hoại, như một bản cáo trạng hình sự từng làm sụp đổ hãng kế toán Arthur Andersen.

Critchlow nói: "Chúng tôi đang đấu tranh trong tình trạng không phải bị trói một tay, mà là cả hai tay. Chúng tôi chỉ có thể nỗ lực bác bỏ những lời cáo buộc hay lên án, vì chúng tôi cảm thấy một số e-mail đã bị lấy ra khỏi bối cảnh của nó, nhưng chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không thể kiện công chúng và chống lại cuộc điều tra. Mối đe dọa của một phán quyết hình sự trong môi trường báo chí hiện nay có thể là đòn chí mạng, và phương án hành động ít tốn kém nhất thường là dàn xếp để thanh toán vụ việc".


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Mưu vượt khủng hoảng
0 nhận xét

Vai tro cua y tuong trong phat trien thuong hieu

Số lượt xem: 0
Gửi lúc 14:04' 22/01/2010

Vai trò của ý tưởng trong phát triển thương hiệu


Trong một lần giải lao giữa giờ, chúng tôi uống trà. Không phải trà túi lọc lipton, Dilmah, hay Royal như thường lệ, mà là trà sữa trân châu!

Ly trà trân châu bán trước cửa trường học chỉ với giá 3000 đồng, nay xâm nhập vào thế giới văn phòng công sở, nghiễm nhiên nhảy lên giá cao ngất ngưởng là 12.000 đồng. Đó là một ví dụ sinh động về cách "đóng gói" thương hiệu, một liên tưởng thú vị cho cái gọi là "ý tưởng"

Giáo trình giảng dạy về tiếp thị, truyền thông, đặc biệt là quản lý điều hành luôn nhấn mạnh rằng ý tưởng là sực mạnh của doanh nghiệp. Song ý tưởng xuất hiện liên tục và không thể nhận ra được một ý tưởng có ý nghĩa thực sự.

Theo nghiên cứu của Insead (trường dạy kinh doanh hàng đầu thế giới tại Fountainbleau, Pháp) thì 80% ý tưởng rủi ro ít tạo ra được có 30% lợi nhuận, trong khi chỉ 14% ý tưởng mới lạ, khác thường đã mang lại lơn 60% lợi nhuận. Điều đó cho thấy, giải pháp an toàn tuyệt đối trong kinh doanh không phải là quyết định khôn ngoan.

Thông thường, khi doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng ý tưởng ít rủi ro là lúc họ chỉ mong trụ trên thương trường. Nhưng hậu quả của những chiến dịch hình thành từ ý tưởng không có sức mạnh, không đặc biệt thường làm xói mòn thêm năng lực. Kết quả là giá trị thương hiệu bị giảm đi. Cách đơn giản nhất để nhận ra sức sống của những chiến dịch quảng bá, khuyến mãi là đi dạo một vòng các siêu thị trong thành phố.

Hầu hết những hoạt động thành công nhất, thu hút quan tâm của khách hàng nhiều nhất là những công ty quốc tế như Unilever, P&G, Palmolive… Còn hàng của các công ty Việt Nam nếu không nằm yên trên kệ với chiến thuật thương hiệu "đường tắt": đặt tên na ná tên sản phẩm nổi tiếng của nước ngoài thì cũng chỉ dừng ở phương pháp tiếp thị rải tờ rơi một cách hết sức thô sơ và kém hấp dẫn. Vậy những ý tưởng mới có tính sáng tạo biến đi đâu?

Hàng Apple có hơn 1.300 bằng sáng chế - một nỗ lực sáng tạo đáng khâm phục, song thành phần máy tính cá nhân của hãng này trên thế giới chỉ chiếm 2,5-3%, trong khi Dell chiếm 18%. Những con số trên không có ý nghĩa tuyệt đối trong việc khẳng định giá trị thương hiệu, mà chỉ để so sánh hiệu quả của ý tưởng trong việc cải tiến sản phẩm.

Sự khác biệt của Apple nằm ở việc cải tiến liên tục quy trình, trong khi sức mạnh của Dell là cải tiến sản phẩm với hệ thống sản xuất bám sát yêu cầu của khách hàng.Có hãng hàng không là Ryanair luôn đạt lợi nhuận cao hơn bất kỳ hãng hàng không quốc gia nào ở châu Âu.

Vì sao? Phải chăng Ryanair đi đầu trong việc nhìn thấy và đáp ứng nhu cầu di chuyển bằng máy bay của hàng triệu người thu nhập thấp nên bán giá rẻ? Giá vé rẻ có phải là một bài học cũ về phân khúc thị trường hay học thuyết tạo ra trường hợp mới?

Một ví dụ khác là Wall-Mart - hệ thống siêu thị giá rẻ nổi tiếng đã bắt nguồn từ ý tưởng cải tiến phương thức giao nhận. Họ dùng hệ thống "cross-docking" để chuyển hàng hoá từ xe tải của nhà cung cấp sang xe tải giao nhận của siêu thị, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, từ đó có thể giảm giá bán hàng khá nhiều so với hệ thống các siêu thị khác.

Một trong những nguyên nhân khiến ý tưởng thất bại từ trước khi trở thành hiện thực là việc doanh nghiệp phải đối mặt với những sự sao chép mẫu chiến thuật của đối thủ ăn theo. Nhưng kinh doanh không phải là trò chơi mà kẻ láu cá nào cũng có thể thắng.

Giới marketing thỉnh thoảng vẫn nhắc lại một kinh nghiệm nhớ đời của Unilever, cụ thể là sau nhiều lần nhận thấy chiến thuật của mình bị sao chép đã thử đưa ra thị trường Mỹ một sản phẩm có vẻ rất ấu trĩ: bột giặt màu đen dùng cho quần áo màu đen. Một vài tháng sau, Procter&Gamble lặp lại đúng kịch bản ngớ ngẩn đó.

Một ý tưởng sáng tạo phải là ý tưởng có hiệu quả thực tế. Tạo ra sản phẩm mới bao giờ cũng khó hơn làm mới một sản phẩm có sẵn. Lựa chọn cách thức nào là tuỳ thuộc tiềm lực của doanh nghiệp. Trước bài toán về hội nhập, vấn đề là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phải đối mặt không phải là đáp số bằng bao nhiêu, mà là tìm ra cách giải nào thông minh, ngắn gọn và hiệu quả nhất.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Vai trò của ý tưởng trong phát triển thương hiệu
0 nhận xét

Dich vu tieu blog Twitter dang bi chung lai ?

Số lượt xem: 190
Gửi lúc 10:12' 16/01/2010

Dịch vụ tiểu blog Twitter đang bị chững lại ?

Giám đốc điều hành mạng xã hội Twitter, Evan Williams đã phản bác lại những báo cáo gần đây, khi cho rằng dịch vụ tiểu blog Twitter đang có số lượng người dùng ngày càng giảm:

Evan Williams đã gởi một tin nhắn lên Twitter bằng tài khoản cá nhân của mình với nội dung: "Trên tất cả các số liệu thống kê bất ổn, lượng người dùng Twitter của ngày hôm qua cao hơn bao giờ hết (và ngày hôm nay sẽ còn cao hơn)".

Đây được xem là phản ứng đầu tiên của các nhà quản lý dịch vụ tiểu blog Twitter khi các báo cáo gần đây của những công ty thống kê web uy tín như Compete và Quantcast đều cho rằng lượng người dùng trên Twitter đang có dấu hiệu chững lại và ngày càng giảm.

Theo số liệu mới nhất của Compete, lưu lượng truy cập của Twitter tại Mỹ tăng 1.45%, từ 22.48 triệu người dùng của tháng 11/2009 lên 22.81 triệu người dùng của tháng 12/2009. Trong khi đó, thống kê của Quantcast cho rằng lượng người dùng của Twitter đã giảm đến 24% tại "sân nhà" là thị trường Mỹ, theo đó vào tháng 7, Twitter có đến 29.2 triệu thành viên nhưng đến tháng 12 thì mạng này chỉ còn khoảng 23.6 triệu người dùng.

Tuy vậy, những số liệu của 2 công ty trên không phải là thước đo chính xác nhất vì họ đã bỏ qua số lượng người dùng Twitter qua các ứng dụng của bên thứ 3. Trong khi lượng người dùng sử dụng các ứng dụng client của bên thứ 3 (các ứng dụng trên di động, máy tính, trình duyệt …) chiếm gần như một nửa, chứ không đơn thuần là sử dụng trực tiếp trên dịch vụ web của Twitter.

Giống như Compete, báo cáo gần đây của comScore cũng cho thấy lượng người dùng của Twitter đang có dấu hiệu chững lại, tăng rất chậm trong vài tháng gần đây. Từ tháng 10 đến tháng 11 năm ngoái, số lượng người dùng Twitter tính trên toàn thế giới chỉ tăng có 2 triệu người, từ 58.3 lên 60.3 triệu người. Đã có khá nhiều câu hỏi đặt ra cho Twitter trong thời gian gần đây, liệu dịch vụ micro-blogging này sẽ "đi xuống" dưới áp lực thành công quá lớn của Facebook ?

Có thể nói cùng với Facebook, Twitter là một trong những tên tuổi được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2009. Dịch vụ mạng tiểu blog này đã tạo ra một xu hướng mới trên Internet, ngắn gọn nhưng hiệu quả và có tính kết nối cao. Tuy nhiên, ưu điểm lại trở thành khuyết điểm, những tính năng đơn giản của Twitter lại không hấp dẫn người dùng so với Facebook. Có rất nhiều người đăng kí tại Twitter nhưng không biết phải làm gì tiếp theo nên nhanh chóng rời bỏ dịch vụ này. Theo số liệu của Nielsen, có đến 60% người dùng quay lưng với Twitter ngay trong tháng đầu tiên.

Ví dụ đơn giản nhất là thị trường Internet Việt Nam: mặc dù đã có mặt khá lâu tại Việt Nam nhưng dịch vụ này chỉ mới được khoanh vùng trong một số cộng động nhỏ, chủ yếu là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ và marketing trực tuyến. Theo dự đoán của một thành viên có "máu mặt" trên Twitter, hiện có khoảng 3.000 người Việt sử dụng dịch vụ này và "khoảng nửa năm trở lại đây thì đang có vẻ lắng xuống". Hầu như tất cả đều chuyển sang ngôi nhà mới Facebook khi dịch vụ blog Yahoo 360 đóng cửa.

Mới đây, Twitter đã có thể kiếm lợi nhuận khi bắt tay với Googe và Bing trong việc cho phép hai ông lớn tìm kiếm này tích hợp tính năng tìm kiếm theo thời gian thật dựa trên những dữ liệu người dùng Twitter.

Phúc Trần
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Dịch vụ tiểu blog Twitter đang bị chững lại ?
0 nhận xét

Can phai co mot cai ten moi cho rieng thi truong Trung Quoc – tai sao???

Số lượt xem: 276
Gửi lúc 08:57' 14/09/2009

Cần phải có một cái tên mới cho riêng thị trường Trung Quốc – tại sao???

Bạn đã từng nghĩ đến việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc bao giờ chưa? Bạn có biết làm thế nào để tên của bạn sẽ được đón nhận ở thị trường mới này? Một số thương hiệu tòan cầu như Mercedes, từng "lăn lộn" ở nhiều thị trường khác nhau với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, hoặc như Nokia, vậy mà đã có lúc phải trăn trở đến một cái tên mới để thích hợp được với thật nhiều thị trường…



Những thương hiệu nước ngòai trước khi tiếp cận thị trường Trung Quốc đều thuộc nằm lòng giai thọai về sự khởi đầu không mấy thuận lợi của Coca-Cola bằng cái tên gốc của mình. Câu chuyện đó dường như cảnh báo trước với các thương hiệu khác một lọat những khó khăn khi chấp nhận thử thách ở thị trường này.

Vì thế, nhiệm vụ phải tìm ra bằng được một cái tên Trung Hoa thích hợp cho một thương hiệu nước ngòai ngay lập tức được phân công cho đối tác nội địa, những người được tin tưởng rằng sẽ có khả năng sáng tạo ra một cái tên mới thích hợp hơn cho việc xuất hiện ở Trung Quốc.

Tại sao mọi thứ lại phải quan trọng hóa lên như vậy???

Bởi vì, một cái tên hoặc một tầm nhìn chiến lược không thích hợp khi xuất hiện ở thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này sẽ làm cho bạn tiếp cận thành công một cách khó khăn hơn. Điều này nghe có vẻ hơi hoang đường, nhưng đó sẽ là một bí kíp kinh doanh thành công cho riêng bạn nếu hiểu được tầm quan trọng của một cái tên trong ngữ cảnh của đất nước Trung Hoa này.

Cái tên là việc kinh doanh rất quan trọng trong văn hóa của Trung Quốc. Wang Dayou, Chuyên gia về văn hóa đặt tên Trung Quốc đã phát biểu trên tạp chí China Daily rằng: những cái tên không chỉ đơn thuần là biểu tượng khác biệt nhau, mà nó còn là một phương tiện để vượt qua rào cản về văn hóa. Bạn có thể cảm nhận được lòng tin của con người và nghị lực vì cái tên của họ.

Và tương tự như thế, tên thương hiệu ở Trung Quốc của bạn được xem là hiện thân cho văn hóa, giá trị, tính cách và tầm nhìn của thương hiệu bạn. Bạn phải thật cẩn thận khi tiến hành thay đổi tên gốc của mình sang tiếng Trung Quốc, chú ý đến tài sản giá trị hiện đang có trong tên thương hiệu gốc của bạn.

Sự đơn giản ẩn chứa bên trong sự phức tạp.

Mọi người đều biết rằng một cái tên thương hiệu bằng tiếng Trung thì phải dễ đọc, có ý nghĩa, và không được giông giống với một cái tên nào đã có sẵn. Mặc dù những lời khuyên đã tương đối rõ ràng, thế nhưng vẫn còn một số những điểm mà bạn cần phải quan tâm thêm như sau:

Hoặc Có nghĩa, hoặc Dễ đọc. Tiếng Trung Quốc được hình thành dựa trên sắc thái và sự liên tưởng. Mỗi từ trong tiếng Trung Quốc phải được chọn thật cẩn thận để vừa gợi ý nghĩa vừa gợi sự liên tưởng đúng mức. Tên thương hiệu bằng tiếng Trung Quốc có xu hướng không chỉ dễ đọc mà còn chứa đựng đầy đủ ý nghĩa giống như tên gốc của nó.

Thế nhưng, không thể nói là cách đặt tên nào (có nghĩa hay dễ đọc) là tốt hơn, họăc có thể sự kết hợp cả 2 sẽ mang đến cho bạn một kết quả bất ngờ nào khác nữa? Rõ ràng, cách đặt tên phụ thuộc nhiều vào bản chất sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh của bạn, cũng như cái cách mà bạn muốn người ta liên tưởng đến thương hiệu gốc của mình khi chuyển sang tiếng Trung Quốc.

Nắm bắt được những nhu cầu mới của thị trường Châu Á. Động lực và sở thích của người tiêu dùng ở những thị trường Châu Á khác nhau luôn thay đổi. Vì thế, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc chọn tên thương hiệu bằng tiếng Trung Quốc.

Một thương hiệu bằng tiếng Pháp, ví dụ như Biotherm chẳng hạn, chuyển sang tiếng Trung Quốc sẽ như thế nào??? Bi-er-chuen, đó là cách đọc được đa số các nước Châu Á chấp nhận ngọai trừ Trung Quốc. Thị trường mỹ phẩm ở Trung Quốc bị chiếm lĩnh bởi đa số các thương hiệu nước ngòai, chẳng hạn như Biotherm đã rất nổi bật với cái tên quốc tế của mình, bi-ou-chuen trong đó âm ou ở giữa có nghĩa là Châu Âu.

Lưu ý đến ngôn ngữ địa phương. Cộng đồng Trung Quốc ở những khu vực Châu Á khác nhau có nền văn hóa và di sản khác nhau. Nghe có vẻ rất lạ, nhưng vì thế họ cũng có những sở thích khác nhau về cách đặt tên. Thị trường Hong Kong hướng theo những cái tên Trung Quốc có cách phát âm tương tự với tên trong tiếng Anh. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc lại chú trọng đến những cái tên mang nhiều ý nghĩa.

Sự khác biệt về sở thích như thế đòi hỏi các thương hiệu nước ngòai khi đến Châu Á phải chấp nhận có nhiều tên ở nhiều nước khác nhau. Như Mercedes-Benz có đến tận 3 cái tên Trung Quốc ở Châu Á: peng zee – theo tiếng Quảng Đông - ở thị trường Hồng Kông, peng chi – theo tiếng Quan Thọai - ở thị trường Đài Loan, ben chi – theo tiếng Quan Thọai - ở thị trường Trung Quốc.

Đây có thể là những chiến lược có thể được ứng dụng tốt trong quá khứ, khi mà mỗi thị trường được quản lý theo từng cách riêng biệt. Tuy nhiên, trong tình hình thị trường có xu hướng tập trung hơn như hiện nay thì cách xây dựng thương hiệu như trên trở thành một vấn đề cần xem xét lại.

Càng ngày càng có nhiều thương hiệu nước ngòai đầu tư thời gian và công sức để có một cái tên Trung Quốc được sử dụng ở mọi thị trường, như Nokia chẳng hạn, nó đang có tên là nou ji ya bằng tiếng Quan Thọai.

Tìm ra vị trí của riêng mình.

Bên cạnh việc phải xem xét sự phức tạp và phong phú của ngôn ngữ tiếng Trung Quốc, những tên thương hiệu mới bằng tiếng Trung cũng cần phải tạo ra sự nổi bật trung hòa giữa nhu cầu của doanh nghiệp, ngôn ngữ, thị trường cũng như văn hóa bản địa. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức thật vững về xã hội cũng như kinh tế của nước bản địa, nó còn quan trọng hơn cả những kỹ năng về ngôn ngữ.

Cũng như tất cả những tên thương hiệu khác, ở Trung Quốc hay ở quốc gia nào khác, tên thương hiệu luôn cần có thời gian làm quen với người tiêu dùng. Tên thương hiệu không phải là nhân tố duy nhất tạo nên dung mạo của thương hiệu, việc tiếp thị và truyền thông tốt có thể cứu vãn một khi cái tên gặp trục trặc. Nói chung, rất khó để làm cho một cái tên thương hiệu họat động tốt.

Doris Ho (Việt NgaCông ty Thương Hiệu LANTABRAND – sưu tập và lược dịch từ brandchannel.com)
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Cần phải có một cái tên mới cho riêng thị trường Trung Quốc – tại sao???
0 nhận xét

AquaSnap dem tinh nang cua Windows 7 vao XP va Vista

Số lượt xem: 0
Gửi lúc 14:52' 15/04/2010

AquaSnap đem tính năng của Windows 7 vào XP và Vista

Microsoft đã bổ sung một số tính năng mới cho hệ điều hành Windows 7 của mình. Các tính năng mới bao gồm các tùy chọn Aero Snap và Aero Shake cho phép người sử dụng có thể trượt nhanh các cửa sổ về góc màn hình hay thu nhỏ tất cả các cửa sổ chỉ với một cú lắc chuột.

Những tính năng này đều không có sẵn trong Windows XP hay Windows Vista. Tuy nhiên hãng Nurgo Software đã mang 2 tính năng này đến với người dùng XP và Vista. Chương trình có tên gọi là AquaSnap và AquaShake.

Các nhà phát triển đã cung cấp các tính năng cơ bản cùng các phiên bản sửa lỗi với các tùy chọn và thiết lập mở rộng.

AeroSnap đi kèm với bốn chế độ tương tự như AeroSnap trong Windows 7, ngoài ra còn có thêm 3 chế độ mở rộng khác. AquaSnap có thể hiển thị cửa sổ theo cả chiều ngang và dọc. Phiên bản mở rộng còn hỗ trợ tới tám khu vực khác nhau.

AquaShake cũng bắt chước khá giống với các tùy chọn của AeroShake trong Windows 7 hoặc sử dụng một phiên bản nâng cao cho phép đưa một cửa sổ lên vị trí trên cùng.

Tính năng thứ ba của AquaSnap là hiệu ứng gương. Tính năng này mặc định sẽ được tắt đi. Chương trình tương thích với các phiên bản 32-bit và 64-bit của Windows 2000, Windows XP, Windows Vista và Windows 7.

Bạn đọc quan tâm có thể tải về chương trình tại đây
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - AquaSnap đem tính năng của Windows 7 vào XP và Vista
0 nhận xét

10 nguyen tac cho mot website thuong mai thanh cong

Số lượt xem: 475
Gửi lúc 00:11' 31/07/2009

10 nguyên tắc cho một website thương mại thành công

Thương mại điện tử đã phát triển khác xa 10 năm trước và hiện nay, tính ứng dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Sự nổi tiếng của một website đôi khi lại nhờ những yếu tố tưởng như rất nhỏ nhặt.

1. Thông báo người sử dụng đang ở đâu

Bất cứ khi nào người dùng truy cập đến một gian hàng, website cần hiển thị vị trí của họ trong cấu trúc chung của site, chẳng hạn Home > Category > Sub-cat > Product.

2. Phân loại đa dạng

Website phải cung cấp đủ các chuẩn phân loại như "Giá cả" (Từ cao đến thấp, Từ thấp đến cao), "Tính phổ biến" (Bán chạy nhất, Được người dùng đánh giá cao nhất...), "Tính năng", "Màu sắc", "Kích cỡ", "Sản phẩm mới" để khách hàng thỏa sức lựa chọn theo tiêu chí của riêng họ mà không gặp khó khăn.

3. Hiển thị tất cả sản phẩm cùng loại trên một trang

Trừ khi số sản phẩm lên tới hơn 200, website nên tạo điều kiện cho người sử dụng quan sát tổng thể các mặt hàng để họ dễ đối chiếu. Điều này cũng không khó thực hiện nhờ sự phổ biến của băng thông rộng hiện nay.

4. Càng chi tiết càng tốt

Một website sẽ được đánh giá cao nếu cung cấp một vài thông tin ấn tượng trước khi khách hàng bấm vào trang riêng về sản phẩm đó.

5. Chia sẻ thông tin có ích

Nhiều người sử dụng cho biết họ đã thấy rất nhiều mẫu quần áo đẹp, phù hợp "gu" thẩm mỹ của họ nhưng lại không biết bộ đồ đó có vừa với số đo của mình hay không. Hay không ít website kinh doanh cặp laptop "quên" thông báo chiếc cặp đó phù hợp cho máy tính xách tay 14 inch, 15 inch hay 17 inch...

5. Đặt thanh tìm kiếm ở vị trí dễ thấy

Ngay cả khi thực hiện xong lệnh search, website vẫn nên đặt thanh tìm kiếm ở vị trí trung tâm và giữ lại từ khóa cũ trong trường hợp người sử dụng muốn điều chỉnh lệnh để đạt kết quả phù hợp hơn. Bên cạnh đó, hệ thống tìm kiếm nâng cao theo giá cả, màu sắc, kích cỡ... sẽ không bao giờ thừa với khách hàng. (Người dùng vẫn xếp "tìm kiếm" là tính năng khó chịu nhất trên các website thương mại điện tử).

6. "Khoe" tối đa kho hàng của bạn

ebay đã rất thông minh trong việc hiển thị sản phẩm mà họ có dựa trên lệnh tìm kiếm của khách hàng. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi cũng góp phần thúc đẩy công việc kinh doanh của chủ nhân một gian hàng trực tuyến.

7. Thông báo ngay nếu hết hàng

Người sử dụng sẽ khó chịu nếu họ dành cả tiếng đồng hồ ngắm nghía sản phẩm nhưng mãi đến khi bấm chọn nó thì mới phát hiện ra rằng mặt hàng đó không còn trong kho.

8. Trực quan sinh động

Do không thể cảm nhận sản phẩm như trong đời thực, ảnh, video và những lời nhận xét là thông tin vô giá với khách hàng. Một bức ảnh ở một góc chụp duy nhất không thể đủ thuyết phục người mua.

9. Các cách chuyển hàng

Website nên liệt kê các phương pháp thanh toán và phân phối hàng hóa để người sử dụng xem có phù hợp với hoàn cảnh của họ không trước khi bắt đầu mua sắm.

10. Khẳng định giao dịch qua e-mail

Một khách hàng của Dell cho hay anh ta rất lo lắng không hiểu chiếc laptop mình đặt mua có được chuyển đến trước chuyến du lịch Trung Quốc không bởi anh không muốn dành 28 giờ trên máy bay mà thiếu máy tính. Rất may, e-mail khẳng định thời hạn giao hàng của Dell đã giúp anh bình tâm.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - 10 nguyên tắc cho một website thương mại thành công
0 nhận xét

SEO

Số lượt xem: 127
Gửi lúc 09:54' 27/12/2010

SEO

Search Engine Optimization (SEO) tạm dịch sang tiếng việt là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. thế thì SEO là gì, làm như thế nào, tầm quan trọng của nó trong thời đại hiện nay, tại sao các webmater lại phải nghiên cứu về SEO, và do đó dịch vụ SEO cũng đang là thị trường hot hiện nay. mời các bạn tham khảo một vài bài viết về chủ đề này nhé, hy vọng sẽ tăng thêm sự hiểu biết cho các bạn.
   Phát triển kinh doanh trên Internet và hướng tới đúng khách hàng tiềm năng luôn là nỗi trăn trở của các doanh nghiệp nhỏ. Khách hàng có thể biết đến website của họ bằng cách nào? Liệu khách hàng có thể tìm ra họ trên mạng Internet rộng lớn? Liệu chi phí vào marketing trực tuyến có đủ giúp cho họ tạo dựng tên tuổi và uy tín? Tất cả điều này khiến các doanh nghiệp luôn đau đầu trong việc tìm kiếm các giải pháp tiếp thị online phù hợp và hiệu quả nhất. SEO (Tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm) là các biện pháp kỹ thuật giúp website dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm (nằm trong top10 kết quả đầu tiên với một số từ khóa), là giải pháp hứa hẹn nhiều tiềm năng cho việc marketing thương hiệu của doanh nghiệp.
 
Dưới đây là một số vấn đề chính mà một tổ chức hay cá nhân khi quan tâm đến SEO:

 Khả năng tài chính
dù doanh nghiệp tự triển khai hoặc thuê tư vấn chuyên nghiệp về dịch vụ SEO thì giải pháp này không ảnh hưởng quá nhiều tới ngân sách marketing của doanh nghiệp. Đơn giản bởi việc lựa chọn từ khóa phù hợp nhất với website và mức độ tối ưu sẽ giúp cho doanh nghiệp cân đối được các khoản chi. Điều quan trọng nhất luôn phải nhớ đối với SEO, đó là: xây dựng website và chọn từ khóa đúng với dịch vụ và khách hàng của bạn

 Sự sáng tạo
 Cuộc cạnh tranh với các thương hiệu lớn luôn là cuộc chiến không cân sức, nhưng sự linh hoạt và sáng tạo để chuyển hướng nhanh chóng là lợi thế của các doanh nghiệp nhỏ. Hãy bắt đầu chiến dịch với các phương thức quảng bá miễn phí, thực hiện tối ưu website của bạn, kiểm tra các tiêu đề khác nhau để tìm từ khóa phù hợp nhất, hãy xây dựng các đường link phù hợp tới website của bạn ngay khi bạn bắt đầu. Đừng chần chừ, hãy tập trung nghiên cứu những lợi ích từ SEO và sáng tạo ra cách tiếp cận khách hàng tốt nhất.

 Tính hiệu quả
 Bạn nằm trong 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google, bạn sẽ dễ dàng được khách hàng tìm thấy và bạn có "thương hiệu". Bạn thu hút được 10-15% khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan đến dịch vụ của bạn, đó cũng là một thắng lợi to lớn và chính là mục tiêu bạn đề ra. Vậy hãy đưa website của bạn ra trước mắt các khách hàng tiềm năng, bạn sẽ được nhiều hơn là mất.

 SEO tạo nên một website tốt
 Nền tảng cơ bản của SEO đó là tạo nên một website tốt, nội dung đa dạng và hữu ích đối với người truy cập. Bạn đầu tư vào SEO chính là bạn đang đầu tư cho chất lượng website của bạn cũng như đầu tư vào ấn tượng ban đầu của khách hàng. Website sẽ là bộ mặt của sản phẩm/dịch vụ mà bạn đem lại cho khách hàng.

 Các đối thủ của bạn cũng đang tiến hành
 Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của SEO và đang đầu tư vào dịch vụ này. Cuộc chiến lên top10 của Google sẽ ngày càng quyết liệt hơn bao giờ hết và nếu bạn là người đi sau, việc xác lập vị thế của bạn sẽ ngày càng khó khăn. Tất nhiên chi phí cạnh tranh do đó cũng sẽ tăng theo.
Vậy hãy chọn lựa cho bạn một công ty quảng cáo tìm kiếm SEO chuyên nghiệp nhất với sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ của bạn cùng với các chiến lược marketing bổ trợ. Bạn sẽ đạt được thành công sớm trên chiến trường Internet.

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - SEO
0 nhận xét

Nhung cum tu can tranh trong quang cao

Số lượt xem: 82
Gửi lúc 08:55' 19/01/2011

Những cụm từ cần tránh trong quảng cáo

Những mẫu quảng cáo trên báo, đài thường đưa ra những hứa hẹn khó tin. Đánh lừa khách hàng - đó chính là một sai lầm cơ bản của việc sáng tạo trong quảng cáo.

"Tăng gấp đôi thu nhập của bạn với cơ hội kinh doanh không chút rủi ro này" hoặc "Gia nhập cùng hàng triệu khách hàng khác đã thu về những kết quả tuyệt vời sau một đêm". Những mẫu quảng cáo "ngọt như đường", sai sự thật và phi lý trên thực tế có thể đem lại những hậu quả đáng sợ, thay vì làm tăng sức mua, gia tăng lợi nhuận... Dưới đây là năm cụm từ gây phản cảm nhất trong các câu quảng cáo mà bạn cần tránh hoặc cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.

1. Miễn phí (Free)

"Miễn phí" là một trong những từ bị lạm dụng nhiều nhất trong quảng cáo cùng với những từ có nghĩa tương tự như "không chi phí", "không cần phải đầu tư" hoặc "không cần phải mua". Sử dụng từ "miễn phí" là một trong những cái bẫy dễ dàng nhất vì nó là từ rất dễ thu hút sự chú ý của khách hàng.

2. Đảm bảo (Guarantee)

Mục đích chính của công việc viết quảng cáo là làm sao đánh trúng vào điểm yếu của khách hàng, chẳng hạn như thích sự an toàn và tin tưởng. Vì vậy dễ hiểu rằng tại sao nhiều công ty sử dụng từ "đảm bảo" rất tự do, chẳng hạn như "Đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng", "Đảm bảo sẽ hoàn tiền", "Đảm bảo sẽ có kết quả".

3. Giá thấp nhất (Lowest price)

Khách hàng nào lại không quan tâm đến giá cả? Giá cả là yếu tố dễ dàng nhất để các công ty dựa vào đó tạo sự khác biệt, nổi bật cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên, việc tuyên bố mức giá như thế nào cần phải được làm rõ và sao cho có thể tin tưởng được. Trong thực tế, việc công bố giá cả ưu đãi, hấp dẫn đã không còn có nhiều sức nặng vì chiến thuật này đã bị lạm dụng.

4. Không có rủi ro (Risk free or no risk)

Đây là một ví dụ khác về một cụm từ quảng cáo không còn hiệu quả vì đã được sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên. Trong xã hội ngày nay, khách hàng biết rõ một thực tế rằng người này có lợi thì người khác ít nhiều sẽ bị thiệt hại. Vì vậy khách hàng khó có thể tin rằng việc mua một món đồ nào đó sẽ không có rủi ro gì.

5. Cho đến hoặc Ít nhất (Up to or at least)

Hai cụm từ này có thể gây phản cảm rất lớn cho khách hàng. Chẳng hạn như "giảm giá đến 75%" có nghĩa là chỉ một số mặt hàng nào đó giảm 75% giá bán mà thôi, trong khi những mặt hàng khác chỉ được giảm giá ở tỷ lệ ít hơn nhiều, thậm chí vẫn giữ nguyên giá.

Khách hàng nhìn thấy "giảm giá 75%" và ghé ngay vào cửa hàng, nhưng họ sẽ nhanh chóng thất vọng khi nhận ra rằng chỉ có một số món hàng không thông dụng mới được giảm giá tới mức đó.

Một ví dụ khác có thể kể ra là "giao hàng trong vòng 24 giờ". Khi khách hàng mua một món hàng kèm theo dịch vụ giao hàng đặc biệt được đề nghị từ phía cửa hàng, họ đều biết rằng giao hàng trong vòng 24 giờ là một đề nghị hấp dẫn nhưng không thể áp dụng cho tất cả các loại giao dịch.

Nếu không may nằm trong trường hợp không được thỏa mãn đề nghị trên, họ sẽ không hài lòng và không muốn mua hàng ở đó nữa.

Tất cả phụ thuộc vào cách bạn nói

Bạn có thể sử dụng những từ như "miễn phí" và "giá thấp nhất" nhưng phải thể hiện đúng tính chất của những từ này trong hoạt động kinh doanh của mình. Khách hàng ngày nay thường bị tác động mạnh bởi sự trung thực của các công ty. Điều này sẽ giúp tạo dựng lòng trung thành ở khách hàng, và từ đó làm tăng doanh thu cho công ty.

 

Theo Doanh Nhân Sài Gòn


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Những cụm từ cần tránh trong quảng cáo
0 nhận xét

Lo dien hang loat “sieu de” moi cua Dell

Số lượt xem: 186
Gửi lúc 08:43' 24/04/2010

Lộ diện hàng loạt "siêu dế" mới của Dell

Có vẻ như Apple không phải là hãng duy nhất mất kiểm soát đối với các dự án smartphone tuyệt mật của mình. Trang blog Engadget lại vừa tung ảnh rò rỉ của một loạt smartphone có xuất xứ từ Dell, bao gồm 3 mẫu điện thoại Android và một mẫu dế Windows Phone 7 cao cấp với tên gọi "Tia Chớp".

Giới phân tích và blogger đều có ấn tượng rất tốt với loạt thiết bị lần này, từ thiết kế được đánh giá là "rất đẹp" cho đến cấu hình "không tồi chút nào". Cả mẫu dế Windows cao cấp lẫn mẫu dế Android Sấm sét đều sở hữu màn hình WVGA OLED 4,1 inch cảm ứng và vi xử lý Snapdragon QSD8250 tốc độ 1 GHz. Hai mẫu điện thoại Android còn lại có thiết kế bóng lộn, hào nhoáng và siêu mỏng với vòng eo chưa đến 11 mm.

1. Tia chớp (Dell Lightning, Windows Phone 7)

Ảnh: Engadget.

Dell Lightning là một con dế nắp trượt dáng thanh kẹo truyền thống, trang bị bàn phím QWERTY nguyên cỡ, màn hình cảm ứng động WVGA OLED 4,1 inch và máy ảnh số 5 chấm tự động lấy nét. Cấu hình bên trong theo giới thạo tin bao gồm vi xử lý Snapdragon 1 GHz, ROM flash 1 GB với RAM 512 MB và khe cắm thẻ nhớ microSD đi kèm.

Cũng theo Engadget, Tia chớp sẽ được tích hợp cả GPS, gia tốc kế, la bàn điện tử, đài FM và xem được video Flash. Mẫu máy này sẽ hỗ trợ mạng 3G của cả AT&T lẫn T-Mobile và đáp xuống thị trường trong quý IV năm nay.

2. Sấm sét (Dell Thunder, Android 2.1)

Ảnh: Engadget.

Đáp trả lại sức mạnh của Tia chớp là Sấm sét, mẫu smartphone mà Dell phát triển dựa trên nền tảng nguồn mở Android. Sấm sét sở hữu một màn hình cảm ứng WVGA OLED hoành tráng 4,1 inch như đối thủ nhưng máy ảnh số mạnh hơn với độ phân giải 8 chấm và phần mềm biên tập ảnh cài sẵn trong máy. Con dế này nhắm đến đối tượng người dùng là những ai ưa khám phá, sáng tạo và giới "pro", luôn muốn kết nối thông suốt với bạn bè của mình nhưng đồng thời cũng không chấp nhận hy sinh kiểu dáng để đổi lấy tính năng.

Engadget tin rằng Sấm sét cũng chia sẻ loại vi xử lý Snapdragon 1 GHz với Tia chớp, dù cho cấu hình chính xác của sản phẩm chưa được tiết lộ. Sấm sét trang bị phần mềm Flash 10.1 để người dùng xem video web và cài đặt giao diện người dùng tuỳ biến Stage của Dell.

Theo các thông tin rò rỉ, mẫu dế này sẽ được bán thành 2 phiên bản: AT&T và HSDPA trong quý IV năm nay.

3. Dell Flash (Android 2.x)

Ảnh: Engadget.

Dù nhắm đến thị trường đại trà song không thể phủ nhận, thiết kế của Flash quá quyến rũ và hấp dẫn, chẳng hề kém cạnh đàn anh cao cấp Sấm sét chút nào. Kiểu dáng của nó được đánh giá là đầy sáng tạo với vỏ máy bằng kính uốn cong độc đáo, hướng đến những người dùng có tố chất phá cách và nghệ sĩ.

Flash có bộ não là vi xử lý MSM7230 tốc độ 800 MHz của Qualcomm. Nó trang bị màn hình cảm ứng WVGA TFT kích cỡ 3,5 inch, máy ảnh số 5 chấm tự động lấy nét và cài đặt phần mềm Flash 10.1. Con dế này cũng bao gồm RAM 512 MB và bộ nhớ ngoài lên tới 64 GB thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD. Dell tuyên bố đây là một mẫu điện thoại siêu kết nối khi hỗ trợ cùng lúc USB, Wi-Fi, AGPS, Bluetooth 3.0 và jack cắm chuẩn 3,5 mm. Tất cả được gói trong một thiết bị với chiều dày vẻn vẹn 11 mm và nặng chưa đầy 115 gram.

Theo dự kiến, Flash sẽ xuất xưởng trong quý I/2011.

4. Khói (Smoke, Android 2.x)

Ảnh: Engadget.

Nhắm tới đối tượng người dùng là các doanh nghiệp, tập đoàn, Dell Smoke mang kiểu dáng candybar truyền thống và cài đặt hệ điều hành Android Froyo. Sở hữu một màn hình QWERTY nguyên cỡ nhưng giá bán của nó sẽ rất hợp túi tiền. Với kích cỡ 59,8 x 120 x 10,5 mm, thiết bị được mô tả là "nhỏ gọn một cách hoàn hảo".

Smoke cũng sử dụng vi xử lý MSM7230 tốc độ 800 MHz của Qualcomm, bộ nhớ trong 512/256 MB và khe cắm thẻ nhớ MicroSD có thể mở rộng lên thành 32 GB. Nó cũng trang bị máy ảnh số 5 chấm tự động lấy nét, hỗ trợ kết nối HSPA tốc độ 14,4 Mb/giây, kết nối Wi-Fi, Bluetooth 2.1 và có chế độ loại nhiễu mic đôi.

Sản phẩm sẽ không thể ra lò trước quý II/2011 nhưng với các tính năng trên, con dế này cũng rất đáng để bạn chờ đợi.

5. Dell Aero (Android 1.5)

 

Ảnh: PC World.

Không nhanh cũng không lấp lánh như các mẫu điện thoại mới rò rỉ trên, Aero lại có ngày ra mắt khá sớm sủa: quý II/2010. Nó trang bị màn hình cảm ứng động 3,5 inch (với bút cảm ứng đu kèm), máy ảnh số 5 chấm tự động lấy nét, dày vẻn vẹn 11,7 cm và nặng đúng 104 gram. Với vi xử lý Marvell 624 MHz, con dế này khá chậm so với các model kể trên, nhưng bù lại, nó lại được cài đặt nhiều phần mềm rất hay như QuickOffice và hỗ trợ Microsoft ActiveSync hay Exchange.

Dell đã có kế hoạch nâng cấp Aero lên nền tảng Android 2.1 trong quý III hoặc quý IV năm nay. Có thể dễ dàng nhận thấy Dell đang đầu tư rất mạnh cho Android, dù sự tồn tại của Tia chớp cũng chứng tỏ hãng chưa hề lãng quên Windows Phone.


Xem tiếp
Nguồn tin: vietnamnet

Bản gốc: Thiết kế website - Lộ diện hàng loạt "siêu dế" mới của Dell
0 nhận xét

Bau chon cho Top 100 ung ung web 2.0 xuat sac nhat nam 2009

Số lượt xem: 527
Gửi lúc 11:46' 06/05/2009

Bầu chọn cho Top 100 ứng ụng web 2.0 xuất sắc nhất năm 2009

Cũng như mọi năm, trang Webware của Cnet tiến hành bầu chọn Top 100 ứng dụng và dịch vụ Web 2.0 xuất sắc nhất trong năm 2009 dựa trên 10 chủ đề. Cuộc bầu chọn này đã được diễn ra trong 2 năm: 2007 và 2008 với hơn 2 triệu lượt bầu chọn của các độc giả yêu thích công nghệ thông tin trên khắp thế giới. Năm 2009 - năm được xem là của Social Media, với nhiều dịch vụ web mới khiến cuộc đua đang trở nên khá gây cấn và quyết liệt.

Bầu chọn này bao gồm 10 chủ đề, mỗi chủ đề sẽ chọn ra 10 dịch vụ web chiến thắng. Các chủ đề năm nay là:

- Audio và music: treaming, download, podcasting, các dịch vụ sách điện tử …
- Browsing: Các công cụ để truy cập content, bao gồm: trình duyệt, start pages, đọc tin RSS, widgets và runtime engines
- Commerce: bán lẻ, đấu giá, các dịch vụ quảng cáo, chuyển tiền, du lịch …
- Communications: E-mail, chat, voice …
- Infrastructure và storage: các công cụ phát triển, các dịch vụ lưu trữ và đồng bộ trực tuyến …
- Location-based services: Bản đồ, tìm bạn bè, các dịch vụ về bản đồ địa lý (mới)
- Photo và video: Lưu trữ, chia sẻ và chỉnh sửa hình ảnh, các dịch vụ về Video …
- Productivity: Các công cụ online hỗ trợ cho công việc của cá nhân và tập thể
- Search và reference: tìm kiếm dữ liệu, kiến thức, wiki và các công cụ liên quan …
- Social và publishing: Mạng xã hội, các công cụ quản lý nội dung, blogging và micro-blogging …

Thông tin bên lề:

- Kết quả bầu chọn sẽ được thông báo vào ngày 19/05/2007, cho phép bầu chọn đến hết 30/04
- Có 3 dịch vụ nằm trong Top 100 năm 2008 bị shut down là Yahoo Briefcase, FixMyMovie, chuyển thành Vreveal.com và iWantSandy
- Xem kết quả bầu chọn năm: 2008 | 2007
- Hơn 5000 site tham gia để chọn ra con số 300 vào vòng chung kết, sau đó là 100 site được chọn.
- Xem các bài tổng hợp của Danh bạ web 2.0 tại Webware 2008

Hãy cùng bầu chọn nào: Vote now!


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Bầu chọn cho Top 100 ứng ụng web 2.0 xuất sắc nhất năm 2009
0 nhận xét

Loai hinh quang cao truc tuyen gay tranh cai

Số lượt xem: 148
Gửi lúc 23:32' 22/02/2011

Loại hình quảng cáo trưc tuyến gây tranh cãi


Trong những năm gần đây, các thương hiệu hàng tiêu dùng lớn có xu hướng dịch chuyển ngân sách từ quảng cáo trên báo in sang quảng cáo trên báo điện tử.
Trong xu hướng này, ngoài việc đặt banner, logo hay pop-up…, các công ty còn ưa thích việc gắn quảng cáo của họ vào những từ ngữ được lựa chọn trên các tờ báo điện tử.
Được gọi là quảng cáo in-text, những quảng cáo loại này sẽ xuất hiện trong một cửa sổ nhỏ khi người đọc di trỏ chuột vào một cụm từ được tô đậm, gạch chân trong một bài báo. Nếu độc giả nhấp chuột vào cụm từ này, cụm từ sẽ dẫn họ tới một đường link có nội dung quảng cáo dạng text, có âm thanh hoặc thậm chí có cả video clip. Nhiều công ty lớn như Ford, Intel và Microsoft đều đã áp dụng phương thức quảng cáo mới này.

Năm nay, nhiều tờ báo của hãng Gannett (Mỹ), trong đó có tờ The Indianapolis Star, The Arizona Republic, và tờ Reno Gazette-Journal đã cung cấp dịch vụ quảng cáo in-text trên website của mình. Vibrant, một trong những công ty hàng đầu chuyên về bán loại hình quảng cáo này, đã tăng gấp đôi số đầu báo có đăng quảng cáo in-text cho các khách hàng của công ty. Số liệu thống kê cho thấy, mỗi tháng, công ty này đưa quảng cáo tới khoảng 110 triệu người sử dụng web, thông qua gần 3.000 website, trong đó có trang web của kênh truyền hình Fox News, MSNBC,…

Xu thế dịch chuyển từ quảng cáo trên báo in và truyền hình sang quảng cáo trên web đã gia tăng áp lực đối với các tờ báo trong việc đưa ra những chiêu thức mới. Theo Hiệp hội Báo chí Mỹ, năm ngoái, chi phí quảng cáo trên báo in ở Mỹ giảm 1,7% xuống còn 46,6 tỷ USD. Trong khi đó, theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, lượng tiền đổ vào quảng cáo trực tuyến tại nước này tăng 27%, lên mức 19,6 tỷ USD.

Nhiều nhà báo cho rằng, việc quảng cáo in-text sẽ làm mờ đi ranh giới giữa nội dung bài báo và nội dung quảng cáo. Một số người lo ngại điều này sẽ tạo ra động lực cho những người làm báo bổ sung những từ có thể quảng cáo vào bài báo hoặc viết những bài báo theo những dạng nhất định. Năm 2004, trang web của tạp chí Forbes đã gây ra không ít tranh cãi khi có ý định áp dụng hình thức quảng cáo in-text. Sau khi vấp phải sự phản đối của các các nhà báo ngay trong tạp chí này và những bài chỉ trích trên các báo khác, Forbes đã dừng kế hoạch này lại.

Các khách hàng quảng cáo thì cho rằng, sẽ rất khó để các nhà báo có thể biết được những từ ngữ nào có thể trở thành quảng cáo. Các công ty đã mua hàng trăm từ mà họ cho là có liên quan đến sản phẩm của mình. Vibrant cho biết, họ dùng phần mềm để quét các trang web và chọn ra những từ ngữ phù hợp với quảng cáo. Tuy nhiên, danh sách những từ ngữ này cũng thay đổi liên tục.

Tờ Indianapolis Star đã bắt đầu áp dụng quảng cáo in-text từ tháng 8 vừa qua. Partricia Miller, Giám đốc phụ trách quảng cáo của tờ này cho biết, ban đầu, họ cũng gặp phải sự phản đối của các nhà báo và độc giả, nhưng sự phản đối này đã giảm dần. Trong một bài báo về Lễ Tạ ơn đăng trên website của tờ báo hôm 20/11, cụm từ "cơm" (cooked rice) được gạch chân hai lần. Khi độc giả đưa trỏ chuột tới cụm từ này, sẽ xuất hiện một quảng cáo về nồi cơm điện của Sanyo.

Trong mỗi bài báo của tờ Indianapolis Star có tối đa 3 quảng cáo mà công ty bán quảng cáo Vibrant đưa về. Tuy nhiên, những quảng cáo này không bao giờ được đặt trong những bài báo có mật độ từ ngữ "tiêu cực" cao, như "kẻ sát nhân", hoặc những từ ngữ mà khách hàng quảng cáo cho là ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của họ, như "uống xăng như nước lã" - một cụm từ mà các hãng xe hơi không hề thích.

Vibrant và các công ty truyền thông sẽ trả cho các tờ báo dựa trên số lần mà độc giả di chuột qua một quảng cáo in-text. Còn khách hàng quảng cáo thì chỉ trả cho Vibrant dựa trên số lần mà người đọc thực sự click chuột vào quảng cáo đó. Thống kê cho thấy, quảng cáo in-text thu hút lượng người xem cao hơn quảng cáo trực tuyến truyền thống.

Giám đốc điều hành Douglas Stevenson của Vibrant cho biết, có khoảng 0,2% người lướt web click vào các banner, trong khi tỷ lệ độc giả trỏ chuột và nhấp vào các quảng cáo in-text là từ 3% đến 10%, tùy vào loại sản phẩm quảng cáo.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Loại hình quảng cáo trưc tuyến gây tranh cãi
0 nhận xét

Khi nguoi tieu dung ngay cang nghi ngo nhieu hon, khon ngoan hon…

Số lượt xem: 219
Gửi lúc 09:24' 07/09/2009

Khi người tiêu dùng ngày càng nghi ngờ nhiều hơn, khôn ngoan hơn…


Một ngày nào đó không xa, tất cả cách thức xây dựng thương hiệu mà chúng ta biết bây giờ sẽ trở thành một phần quá khứ của thế kỉ 20. Khi xã hội, văn hóa và công nghệ thay đổi từng ngày, để có thể tạo ra lợi thế cho chính công ty của mình, bạn cần phải nhận ra những xu hướng đang biến đổi xung quanh.



Peter Bishop, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Tương Lai cho rằng bạn không thể dự đoán tương lai nhưng bạn có thể bước đi một cách bình tĩnh hơn nếu như được trang bị kĩ hơn bằng cách dự đoán trước mọi điều có thể xảy đến và vẽ ra thật nhiều viễn cảnh cho tương lai. Chín trong số mười điều bạn nghĩ có thể không xảy ra nhưng lỡ như điều còn lại trở thành sự thật, bạn chắc chắn đã ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng.

 

Vậy những xu hướng nào đang định hình cho những ý tưởng về xây dựng thương hiệu trong tâm trí chúng ta?

 

Người tiêu dùng mới chính là những giám đốc sáng tạo thật sự.

 

Xây dựng thương hiệu giờ đây đã trở thành một quá trình khám phá cảm xúc và thiết lập quyền sở hữu tên tuổi cho các thương hiệu. Tương tự vai trò của những giám đốc sáng tạo, khách hàng sẽ cảm thấy dường như mình được nắm quyền định hình cho các sản phẩm và thương hiệu. Bắt nguồn từ ước muốn khác biệt hóa bản thân của khách hàng với thị trường đại trà, xu hướng chế tạo và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng sẽ ngày càng tăng nhanh một cách linh hoạt và hiệu quả nhờ vào sự phát triển của công nghệ trong gia đình lẫn trong sản xuất.

 

Hãy cứ nhìn BOOTSTUDIO của Timberland – một nơi "bạn có thể tạo ra một đôi giày bốt độc đáo như chính con người của bạn", kể cả đóng thêm kí hiệu của riêng mình. Nike ID cũng cho phép khách hàng lựa chọn vẻ ngoài của đôi giày theo 27 kiểu và ngắm nhìn tác phẩm sau cùng của họ từ 5 góc độ khác nhau.

 

Lab21 lại chọn cho mình một cách khác cao cấp hơn, đó là tạo ra những sản phẩm chăm sóc da đặc chế cho từng cá nhân dựa vào ADN. Khách hàng tiến hành kiểm tra ADN tại nhà và trả lời một bảng câu hỏi nhằm xác định tình hình sức khỏe làn da của họ. Sau đó, hệ thống tư liệu về da của LAB21 sẽ đưa ra công thức điều trị phù hợp đồng thời tên của bạn cũng sẽ được đính ngay trên nhãn hộp.

 

Khi người bán hàng muốn lôi kéo phụ nữ tự mua nhẫn kim cương cho bản thân họ (chẳng cần gì đến lúc họ nhận được cầu hôn), người bán hàng sẽ tận dụng công nghệ cho phép một cô gái có thể tự thiết kế chiếc nhẫn kim cương cho riêng mình bằng ba bước vô cùng đơn giản. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng doanh số của cửa hàng. Hơn thế nữa, trang web diamond.com không chỉ giúp thiết kế một chiếc nhẫn cho riêng bạn mà rõ ràng còn hướng dẫn bạn hiểu thêm về cách tính điểm cho kim cương, tạo lập phong cách và làm sao tìm được chiếc nhẫn với kích cỡ phù hợp.

 

Người tiêu dùng nghi ngờ nhiều hơn, khôn ngoan hơn

 

Vì đa số các chương trình marketing lúc nào cũng hô hào những khẩu hiệu quá "tốt", quá xa vời thực tế đến nỗi chúng khiến người tiêu dùng phải đặt dấu chấm hỏi nghi ngờ. Giờ đây chính người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thông minh và hiểu biết. Do vậy, để tránh bị xếp vào danh mục những thứ không thích hợp hay tệ hơn nữa trở nên lạc lõng trong chốn thị trường, bạn không được đánh mất uy tín thương hiệu của mình hoặc đánh sai tâm lí, nhu cầu cá nhân của khách hàng mục tiêu. Cách tốt nhất để có thể củng cố vững chắc uy tín của mình, thương hiệu nên chọn con đường thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức độ trước đây chưa từng có.

 

Hơn thế nữa, các công ty đứng sau tên tuổi của thương hiệu cũng cần phải cư xử trung thực và đúng mực nhằm tạo nên một hình ảnh tương xứng với chính giá trị của những người tiêu dùng. Không phải cứ tạo cho mình một vẻ ngoài hào nhoáng mà thương hiệu tưởng rằng mình đã gầy dựng được mối quan hệ với khách hàng, điều này lại càng đặc biệt không đúng đối với các khách hàng nữ.

 

Một cách khác là bạn có thể truyền tải thông điệp của thương hiệu gián tiếp từ bên thứ ba. Có thể thông điệp ấy sẽ được đón nhận nồng nhiệt hơn, đặc biết nếu bên thứ ba là những người khách quan, có uy tín cao trong cộng đồng. Chúng ta có thể thấy nó cũng đang trở thành một xu hướng để tạo nên những kênh truyền thông mới cho thương hiệu với các hoạt động đa dạng mà mọi người quen gọi là các hoạt động quan hệ công chúng, bao gồm tài trợ, truyền miệng …

 

Thời gian là tiền bạc

 

Tạp chí Redbook năm 2004 đã tiến hành khảo sát 1000 người phụ nữ. Đa số trả lời rằng họ thích thời gian hơn tiền bạc. Không thể phủ nhận chính hàng tá thông tin và trách nhiệm gánh vác nhiều công việc cùng một lúc đã biến cuộc sống của mỗi người chúng ta trở nên quá tải, đến cả thời gian của mỗi người cũng trở thành một đơn vị tiền tệ mới.

 

Hơn thế nữa khi chúng ta bị chìm ngập trong hàng mớ thông tin, chúng ta có thể mắc vào tình trạng mà Paco Underhill – tác giả quyển sách "Tại sao chúng ta lại mua?" gọi là khủng hoảng quá trình – chúng ta không biết làm sao mình có thể đưa ra một quyết định khôn ngoan dựa trên tất cả thông tin kia với thời gian sớm nhất.

 

Người tiêu dùng không còn cách nào khác nhìn vào các công ty, giới truyền thông và những nhà marketing để gạn lọc thông tin. Đó chính là những công cụ giúp họ biên tập lại hàng mớ thông tin sẵn có. Giống như Robyn Waters – chuyên gia dự báo các xu hướng và là cựu phó giám đốc phòng Thiết kế và Phát triển Sản phẩm của Target đã nhận định: "Thông tin quá nhiều mà không được biên tập lại, nó cũng giống như một thứ thuốc độc."

 

Để chọn lọc và truyền tải một cách hiệu quả những số liệu phù hợp đến một nhóm khách hàng đặc biệt, thương hiệu cần vận dụng điêu luyện và sắc sảo kĩ năng giải thích, phiên dịch và chuyển tải thông tin. Nó đòi hỏi đằng sau mỗi thương hiệu là cả một tập thể  những chuyên gia về văn hóa, đạo đức học, giới tính học và ngôn ngữ học của các quốc gia trên thế giới.

 

Trang web Amazon.com được rất nhiều người truy cập yêu thích không chỉ bởi họ đưa ra những lời mời chào thích hợp dựa trên tư liệu của bạn, cung cấp các mục điểm báo mà quan trọng hơn nữa, họ cập nhật hằng ngày danh sách những sản phẩm mới nhất và "hot" nhất khách hàng đang mua. Cụ thể họ tạo ra một nhân viên mua hàng cá nhân để giúp bạn tiết kiệm thời gian. Trang web được phiên dịch sang sáu ngôn ngữ với phong cách thiết kế phù hợp cho từng nền văn hóa khác nhau.

 

Hãy "nhân bản hóa" công nghệ

 

Những tiến bộ về công nghệ tin học và web đã ném cuộc sống con người vào một guồng quay. Bằng sức mạnh phi thường của một cuộc cách mạng, công nghệ thâm nhập vào mỗi khía cạnh đời sống nhanh hơn chúng ta tưởng. Thậm chí chúng ta còn không kịp làm quen với những thay đổi đó bởi lẽ kiến thức về công nghệ ngày nay đòi hỏi phải được vận dụng ngay tức khắc vào cuộc sống.

 

Những thương hiệu thành công là những thương hiệu có khả năng "nhân bản hóa" công nghệ của mình bằng cách đem lại sự trải nghiệm cụ thể và rõ ràng cho người tiêu dùng. Vì vậy chỉ những sản phẩm, dịch vụ và những hình thức truyền thông phù hợp với lối hành xử bẩm sinh của con người mới có khả năng chinh phục được người tiêu dùng, chứ không phải những chương trình được lập trình hoàn thiện.

 

Hewlett-Packard tiến hành chiến dịch quảng bá trọn bộ sản phẩm của mình "Bạn + HP" với điểm nhấn là máy ảnh kĩ thuật số giúp khách hàng có thể dễ dàng sử dụng sản phẩm chỉ với những thao tác đơn giản nhất. Thay vì sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh, đầy chất sáng tạo hay những khung cảnh của cuộc sống đời thường, lần này mẫu quảng cáo của HP đi thẳng vào các thao tác chụp hình -  cách thức lưu trữ, chia sẻ và ghi lại những kí ức. Các máy ảnh và máy in của HP được mời chào với cam kết: "công nghệ mới giúp bạn kiểm soát hoàn toàn qui trình chụp hình". Để đảm bảo cho lời cam kết đó, HP còn có một chương trình hỗ trợ sản phẩm thông qua trang web hp.com.

 

Khách hàng toàn cầu, kênh toàn cầu

 

Donald Libey – chuyên gia trong lĩnh vực marketing trực tiếp và ngành công nghiệp catalog dự đoán rằng thậm chí chúng ta sẽ còn nhìn thấy những hệ thống thông tin ngập tràn hơn cả những trang web hiện có trên toàn thế giới. Ở bất kì đâu, bất kì lúc nào, các phương tiện truyền thông luôn hiện diện quanh quẩn cuộc sống của chúng ta.

 

Dần dần người tiêu dùng sẽ ít cảm nhận được sự tách biệt của các kênh marketing và đến một lúc nào đó thì ranh giới của chúng sẽ hoàn toàn mất hẳn, bạn có thể cảm nhận thương hiệu ở mọi góc độ toàn diện: 360 độ với một kênh không gian 3 chiều. Vì vậy bây giờ thương hiệu cần phải chuẩn bị đầu tư xây dựng khả năng để bản thân có thể thiết lập cho khách hàng một cảm nhận đồng nhất và hòa hợp trong suốt quá trình cảm nhận thông qua những kênh truyền thông ngày nay.

 

JC Panney – một nhà bán lẻ khổng lồ với dịch vụ bán hàng qua catalog, hiểu làm sao họ có thể tận dụng sức bật của các đòn bẩy phối hợp cùng lúc nhiều kênh truyền thông. Tất cả chúng đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau từ các cửa hàng, catalog, trang web đến hoạt động quảng cáo. Bạn có thể vào trang web jcpenny.com điền mã số zip, sau đó chọn rổ hàng hay tải xuống các coupon dành cho các cửa hàng JC Penny ngay tại địa phương của bạn. Bạn cũng có thể yêu cầu nhà bán lẻ gửi catalog đến tận nhà hoặc mở ra xem trực tuyến. Thậm chí với những hàng hóa đã mua thông qua bất kì kênh phân phối nào bạn cũng có thể trả lại hay đổi lại tại bất kì đâu. Ở bất kì nơi nào, sự trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu luôn luôn đồng nhất.

 

Các xu thế vẫn đang biến đổi

 

Rõ ràng là thế. Trong hội nghị bàn luận "Những xu hướng tương lai hằng năm lần thứ 9", khi bàn luận về thị trường dành cho các khách hàng thuộc thế hệ "baby boomers", có rất nhiều khái niệm đòi hỏi phải được định nghĩa lại. Ví dụ như bây giờ tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã kéo dài thêm 30 năm so với 1 thế kỉ trước, vậy bao nhiêu tuổi người ta mới bắt đầu già? Nếu thương hiệu chỉ quẩn quanh những định kiến cũ của nhân khẩu học, chắc chắn chúng sẽ không thể tồn tại được.

 

Từ trước đến giờ các nhà marketing thường cho rằng lứa tuổi từ 18-24 chính là lứa tuổi khao khát và kì vọng rất nhiều về tương lai. Do vậy khi dự đoán các xu thế mới, họ thường điều tra trong nhóm người ở độ tuổi đó. Vì vậy trong buổi hội nghị lần tới, tôi cảm thấy rất thích thú với một thách thức sẽ được đặt ra: " Rút cuộc làm cách nào mà  các chuyên gia thương hiệu có thể khám phá những dấu hiệu ban đầu cho một xu hướng mới của thế hệ 'baby boomer'?" Liệu câu hỏi đó có thể tìm thấy được lời giải đáp chăng? Các bạn hãy cùng tôi chờ xem nhé!

 

Mary Brown (Hồ Ngọc Lan Anh - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch từ marketingprofs.com)



Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Khi người tiêu dùng ngày càng nghi ngờ nhiều hơn, khôn ngoan hơn…
0 nhận xét