Pages

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Giup nguoi truy cap de tim ra trang Web cua ban?

Số lượt xem: 274
Gửi lúc 22:22' 14/02/2010

Giúp người truy cập dễ tìm ra trang Web của bạn?

Một website được xem là thành công khi thu hút được nhiều lượt truy cập và để làm được điều đó, ngoài nội dung hay, hình thức đẹp, thì việc giúp cho người truy cập dễ dàng tìm thấy nó trên mạng là yếu tố rất quan trọng... Nhưng làm thế nào để người truy cập tìm thấy website của bạn (doanh nghiệp của bạn) một cách nhanh chóng và dễ dàng?

Theo thống kê, hiện nay Google.com là trang web có lượng người tìm kiếm thông tin nhiều nhất thế giới. Google cung cấp cho người truy cập những địa chỉ website mà họ cần tìm thông qua công cụ tìm kiếm đơn giản và hiệu quả. Vì vậy, số lượt người truy cập trang web của bạn sẽ tăng lên rất nhiều nếu nó được người truy cập dễ dàng tìm thấy trong hàng triệu trang web trên mạng. Muốn làm được điều đó, trang web của bạn cần nằm ở vị trí 1-30 trên Google, ứng với một từ khóa tìm kiếm nhất định. Nếu vị thứ trang web nằm ở xa phía sau, hầu như sẽ chẳng có mấy ai tìm ra trang web của bạn cả. Có một số yếu tố để một trang web có được những vị trí đầu tiên trên Google hoặc những website tìm kiếm, website của bạn cần có ít nhất năm yếu tố cơ bản sau.

1. Nội dung của trang web

Nội dung của trang web là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tối ưu hóa. Nếu muốn trang web có vị thứ cao trên bộ máy tìm kiếm, cần phải đưa vào trang web "nội dung thật". Những "con nhện" tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm, về căn bản là "mù". Chúng chỉ có thể đọc được nội dung dạng văn bản, mà không thể đọc được hình ảnh, flash và những dạng trình diễn thông minh khác. Tạo ra một lượng lớn thông tin bằng văn bản trên trang web sẽ tạo điều kiện cho bộ máy tìm kiếm đọc dễ dàng. Vì thế, thật dễ hiểu tại sao một trang web có ít các đoạn văn bản sẽ không thể có được vị thứ cao trên các website tìm kiếm. Các website tìm kiếm hoạt động theo nguyên tắc: trang web nào có nội dung đầy đủ và phù hợp hơn sẽ được xếp trước các trang web khác. Do vậy, cũng đừng quên thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu cho trang web của bạn, bởi không chỉ người truy cập mà những "con nhện" tìm kiếm cũng đều thích những thông tin mới.

2. Số lượng từ khóa

Thông thường trên mỗi trang web có rất nhiều từ. Vậy làm sao các bộ máy tìm kiếm có thể xác định được đâu là từ quan trọng nhất để mô tả trang web của bạn? Bộ máy tìm kiếm sẽ đếm số lượng từ trên trang web. Từ hoặc cụm từ khóa nào xuất hiện thường xuyên, với tần số cao sẽ được đánh giá là quan trọng hơn. Bộ máy tìm kiếm sử dụng cách tính đại số để tính mức độ quan trọng của mỗi từ khóa trên từng trang. Số lần xuất hiện của một từ khóa chia cho tổng số từ trên trang web là chỉ số xác định "sức nặng của từ khóa" (keyword weight). "Sức nặng của từ khóa" càng cao, thì mức độ quan trọng của từ khóa càng cao, và ngược lại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược tối ưu hóa trang web. Giảm số lần xuất hiện của từ khóa sẽ làm giảm đi khả năng nâng cao vị thứ của trang web. Từ khóa nên hiện diện trên trang web một số lần nhất định để các bộ máy tìm kiếm có thể đánh giá cao về mức độ quan trọng của từ khóa đó. Vậy, làm cách nào để biết một cách chính xác từ khóa cần phải xuất hiện bao nhiêu lần trên trang web để nó có vị thứ cao? Nên tham khảo những trang web hiện đang có vị thứ cao nhất ứng với những từ khóa đó. Đây là cách mà bạn có thể biết được nên thiết kế "sức nặng từ khóa" là bao nhiêu để có thể đạt được vị thứ cao nhất trên bộ máy tìm kiếm.

3. Vị trí của từ khóa

Hãy đặt từ khóa ở những vị trí mà bộ máy tìm kiếm đánh giá cao. Bạn đã xác định được cần phải lặp lại từ khóa bao nhiêu lần trên trang web, bây giờ là lúc cần nghĩ nên đặt từ khóa ở vị trí nào? Vị trí của từ khóa trên trang web cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược tối ưu hóa trang web. Bộ máy tìm kiếm sẽ quan tâm đến một số phần của trang web, nếu những từ khóa được tìm thấy ở đó sẽ được đánh giá là quan trọng hơn chỗ khác. Những vị trí nào được đánh giá là quan trọng? Đó là: tiêu đề, phần đầu trang, hyperlink, từ khóa URL, từ ngữ ở đầu trang.

4. "Click phổ biến"

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến vị thứ của trang web trên bộ máy tìm kiếm là "click phổ biến". Số lượng người truy cập nhấp chuột trên đường liên kết để vào trang web của bạn từ kết quả của các trang web tìm kiếm khác sẽ được cộng lại. Trang web càng có nhiều người nhấp chuột vào từ các bộ máy tìm kiếm sẽ càng được đánh giá cao.

Trang web của bạn sẽ được cộng thêm điểm mỗi khi một ai đó nhấp chuột vào đường liên kết từ trang kết quả của bộ máy tìm kiếm. Nếu trang web đã có vị thứ cao sẽ nhận được ít điểm hơn so với trang web có vị thứ thấp. Bằng cách này thì mọi trang web đều có cơ hội được cộng điểm tương ứng với loại nhấp chuột phổ biến. Tuy nhiên, không nên tự mình nhấp chuột vào đường liên kết này quá nhiều lần vì bộ máy tìm kiếm sẽ nhận biết được và sẽ trừ đi số điểm. Ngoài ra, khi một người nào đó nhấp chuột vào đường liên kết và ngay sau đó nhấn nút "back" để trở về trang web tìm kiếm ngay, bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu rằng người truy cập không tìm kiếm được thông tin cần thiết trên trang web của bạn. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến vị thứ của trang web.

5. Liên kết website

Một trong những yếu tố cần phải quan tâm trong chiến lược tối ưu hóa trang web là liên kết website. Bộ máy tìm kiếm đánh giá rất cao những liên kết đến trang web của bạn từ các website khác. Điều này được giải thích là, nếu có nhiều website liên kết có nghĩa là trang web của bạn có nội dung hay, thiết thực và quan trọng. Không phải tất cả mọi liên kết đều giống nhau. Liên kết từ các website nổi tiếng sẽ được tính điểm cao hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng vị trí - thứ hạng trang web của bạn. Các website liên kết nên có cùng chủ đề và có những từ khóa liên quan trong đoạn chữ liên kết. Bạn sẽ không hoàn toàn chủ động được trong phần liên kết. Tuy nhiên, có một số cách thức giúp sự liên kết được tiến hành tốt hơn.
- Biến trang web của bạn thành một trang web hấp dẫn, bởi nếu nhiều người thấy trang web của bạn hay, bổ ích họ sẽ tự động liên kết đến.
- Tạo thuận tiện cho việc liên kết: đặt vào đoạn mã html và nút link đến trang web của bạn, người truy cập sẽ dễ dàng sao chép đoạn mã link để đặt vào trang web của họ.
- Mang đến những lợi ích cho các trang web link vào thông qua việc cho quảng cáo miễn phí trên trang web của bạn.
- Hãy làm một cuộc điều tra nhỏ về các website cùng lĩnh vực để xem ai đã liên kết vào website của họ và tìm cách tiếp cận để đề nghị họ đặt liên kết vào website của bạn.
- Liên kết song phương đến những website tương tự sẽ có lợi cho cả đôi bên.
- Trả tiền cho các liên kết trên các website lớn, nổi tiếng như Yahoo!, Looksmart hoặc các trang vàng.

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Giúp người truy cập dễ tìm ra trang Web của bạn?
0 nhận xét

SkipScreen – Download file tren rapidshare khong phai cho

Số lượt xem: 1117
Gửi lúc 14:08' 04/02/2010

SkipScreen – Download file trên rapidshare không phải chờ

SkipScreen – Download file trên rapidshare không phải chờ

Với addon mang tên SkipScreen dành riêng cho trình duyệt Firefox, nó sẽ tự động hóa công việc bắt link tải trên Rapidshare khi hết thời gian chờ (đối với tài khoản Free).

Thông thường muốn tải một tài liệu trên Rapidshare khi không có tài khoản Premium thì người dùng phải chờ hết 35 giây khi sử dụng tài khoản free, do đó có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy lâu và trở nên khó chịu. Không những thế khi tải tốc độ tải file trên sever này bằng tài khoản Free cũng khá chậm.

Addon SkipScreen sẽ mang lại cho người dùng Firefox cảm thấy thoải mái khi gặp những tài liệu Rapidshare. Bạn có thể tải addon này về tại đây, sau đó cài đặt vào Firefox và khởi động lại trình duyệt khi quá trình cài đặt hoàn tất.
https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/11243

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
SkipScreen sẽ hiện thông báo ở phía dưới khi bạn đưa ra một link download từ rapidshare

Khi gặp một link Rapidshare, chương trình sẽ chờ bạn chọn lựa tài khoản mình download là tài khoản Free (tài khoản Premium sẽ không có tác dụng do tài khoản này không phải tốn thời gian chờ), bạn sẽ thấy thời gian đếm ngược từ 35 giây về 0 như mọi khi rồi mới nhấn download. Nhưng nay bạn cứ để cho về con số 0, addon này sẽ thực hiện việc bắt link ngay khi thời gian đếm ngược hoàn tất mà không cần phải nhấn nút download xuất hiện. Việc còn lại là chỉ cần chấp nhận việc download tập tin là xong.

Lưu ý:

+ Addon tương thích từ phiên bản Firefox 2.0 đến 3.6 alpha 1.
+ Để biết addon đang hoạt động, mỗi khi cửa sổ chờ đợi download hiện ra bạn sẽ thấy dòng hiển thị màu xanh lá phía dưới góc bên trái của trang download.
+ Không chỉ hỗ trợ Rapidshare, SkipScreen còn cho phép người dùng tải file tự động khi đến giờ ở các dịch vụ chia sẻ khác bao gồm: zShare.net, MediaFire.com, Megaupload.com,  Sharebee.com, Depositfiles.com, Sendspace.com, Divshare.com và Linkbucks.com.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - SkipScreen – Download file trên rapidshare không phải chờ
0 nhận xét

CreateAPassword – Tao mat khau manh ma de nho

Số lượt xem: 627
Gửi lúc 11:43' 20/04/2010

CreateAPassword – Tạo mật khẩu mạnh mà dễ nhớ

Hai quy tắc được sử dụng khi người dùng muốn tạo mật khẩu cho bất kỳ tài khoản nào đó là mật khẩu phải khó crack nhưng dễ nhớ. Tuy nhiên mọi người dùng thường cảm thấy khó khăn khi phải nghĩ và chọn lấy một mật khẩu có thể đáp ứng được các tiêu chí đó. Với trường hợp như vậy thì CreateAPassword (http://create-a-password.appspot.com) có thể giúp bạn bằng cách tạo ra một mật khẩu ngẫu nhiên mà có thể đáp ứng đầy đủ cả tiêu chí trên mạnh mẽ và dễ nhớ.

Với dịch vụ này, bạn có thể xác định có bao nhiêu từ và ký tự mà bạn muốn có trong mật khẩu ngẫu nhiên trong các trường hợp. Một khi các mật khẩu được tạo ra, một gợi ý cho việc nhớ mật khẩu của bạn cũng được cung cấp để giúp bạn nhớ lại mật khẩu khi cần. Bạn cũng có thể tạo ra một mật khẩu tùy chỉnh bằng cách xác định độ dài mong muốn và lựa chọn các thành phần như số (numbers), biểu tượng (symbols), chữ cái in hoa (upper case) hoặc chữ cái thường (lower case). Đặc biệt với công cụ này bạn còn có thể nhập mật khẩu riêng của bạn và kiểm tra sức mạnh của nó.

Cách 1: Mặc định thẻ Memorable được chọn, khung Number of words để bạn chọn số từ, tiếp theo bạn có thể chọn mật khẩu có sử dụng kết hợp số (Insert numbers), ký tự (Insert symbols), chữ cái (Randomize case). Sau đó bấm nút New Password để nhận được mật khẩu tự động trong khung Password, khung A memory aid to help you remember this password chính là cụm từ gợi nhớ mật khẩu cho bạn để phòng bạn quên mật khẩu.

Cách 2: Chuyển qua thẻ Custom, với lựa chọn này bạn có thể tuỳ chọn độ dài mật khẩu cần tạo (Password Length), tiếp theo chọn kiểu mật khẩu cần tạo kết hợp với chữ thường (Use lowercase), chữ in hoa (Use uppercase), số (Use numbers) và ký tự (Use symbols). Sau đó bạn bấm nút New Password để nhận được mật khẩu cần tạo trong khung Password. Bạn có thể bấm nút New Password nhiều lần để nhận nhiều mật khẩu khác nhau cho đến khi chọn được mật khẩu ưng ý.

Để kiểm tra độ mạnh mật khẩu của bạn, bạn chuyển qua thẻ Strength Tester, sau đó nhập mật khẩu của bạn cần kiểm tra vào khung Test a password, khung Strength sẽ đánh giá độ mạnh mật khẩu của bạn bằng màu sắc. Kích vào tuỳ chọn Hide Characters để xem mật khẩu dưới dạng ký tự đầy đủ.

Các tính năng chính của dịch vụ này:
  • Tạo mật khẩu mạnh mẽ một cách dễ dàng.
  • Tuỳ chọn độ dài, các kỳ tự, chữ cái, các ký hiệu... muốn sử dụng trong mật khẩu của mình.
  • Kiểm tra sức mạnh của mật khẩu của bạn.
  • Không cần phải đăng ký khi sử dụng.

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - CreateAPassword – Tạo mật khẩu mạnh mà dễ nhớ
0 nhận xét

Quang ba hay quang cao ?

Số lượt xem: 90
Gửi lúc 09:11' 19/01/2011

Quảng bá hay quảng cáo ?

Quảng bá là 1 công cụ mạnh, nhưng sớm muộn gì 1 nhãn hiệu sẽ sử dụng hết tiềm năng quảng bá của nó. Theo quyển "22 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu" của Al Ries và Jack Trout, quá trình này thông thường chia thành 2 giai đoạn rõ rệt.

Giai đoạn 1 liên quan đến việc giới thiệu dòng sản phẩm mới, chẳng hạn máy photocoppy Xerox được giới thiệu lần đầu vào năm 1959. Hàng trăm bài viết trên báo chí nói về việc chiếc máy photocoppy Xerox 914 được tung ra thị trường. Các nhà quản trị của Xerox cũng xuất hiện nhiều lần trên TV để giới thiệu đứa con "mới sinh" của họ và có rất nhiều bài viết nói về tiềm năng của dòng sản phẩm mới này.

 

Giai đoạn 2 liên quan đến sự "thăng hoa" của Công ty đã đi tiên phong trong dòng sản phẩm mới này. Và thế là lại xuất hiện hàng trăm bài báo viết về những thành công tài chính và marketing của Xerox, như: Xerox là con phượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn của Haloid, nhà sản xuất giấy rửa ảnh...

Ngày nay, ai cũng biết Xerox là nhà tiên phong sử dụng phương thức sao chụp khô (xerography) và trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới về máy photocoppy. Vậy là hết chuyện để nói. Đến lúc quảng cáo "vào cuộc". Hầu như mọi nhãn hiệu thành công đều trải qua 1 quá trình như vậy. Các nhãn hiệu như Compaq, Dell, SAP, Oracle, Cisco, Microsoft, Starbucks và Wal-Mart đều được sinh ra từ làn sóng quảng bá ồ ạt. Khi quảng bá lắng xuống, các nhãn hiệu nói trên đã chuyển sang hoạt động quảng cáo để bảo vệ "địa vị" của mình. Quy luật chung là: quảng bá trước, quảng cáo sau. Ngân sách dành cho quảng cáo không phải là những khoản đầu tư sinh lãi, mà nên coi đó là 1 khoản bảo hiểm để đề phòng những tổn thất do đối thủ cạnh tranh gây ra.

Nếu không muốn chi tiền cho quảng cáo, doanh nghiệp phải tự hài lòng với việc chỉ gặm nhấm phần rìa bánh của chiếc bánh thị phần.

Một nhãn hiệu hàng đầu cần quảng cáo những gì? Tất nhiên là tầm cỡ hàng đầu của nhãn hiệu. Đó là yếu tố quan trọng nhất tác động tới hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Nhưng không phải họ quảng cáo tất cả các nhãn hiệu tầm cỡ hàng đầu của họ mà chỉ quảng cáo về 1 khía cạnh nào đó của chất lượng sản phẩm mà thôi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quảng cáo: "Sản phẩm của chúng tôi là tốt hơn cả"? Độc giả, báo chí, khán giả TV, thính giả radio thật sự sẽ nghĩ gì? Chắc hẳn họ sẽ nghĩ: "Quảng cáo nào mà chẳng nói thế". Nhưng nếu bạn quảng cáo rằng: "Sản phẩm chúng tôi là sản phẩm hàng đầu".

Khách hàng tiềm năng sẽ nghĩ rằng: "Sản phẩm này hẳn là tốt hơn các sản phẩm khác". Các nhà nghiên cứu về người tiêu dùng đã chỉ ra lý do tại sao người tiêu dùng lại mua sản phẩm với nhãn hiệu này mà không phải là nhãn hiệu kia. Hay tại sao họ uống Caca Cola? Thuê ôtô ở Hertz? Học ở Đại học Harvard? Câu trả lời duy nhất là: "Bởi vì chúng tốt hơn".

Như vậy, chúng ta đã hoàn tất 1 vòng tròn khép kín về đường đi của 1 sản phẩm. Bởi vì hầu như ai cũng muốn mua sản phẩm tốt hơn, nên họ sẽ chọn nhãn hiệu hàng đầu. Vì thế sản phẩm tốt hơn sẽ chiến thắng trên thị trường. Nhưng cái đã giữ nhãn hiệu đó ở vị trí hàng đầu và làm cho người tiêu dùng tin rằng nó là sản phẩm tốt hơn lại là quảng cáo.

Quảng cáo rất tốn kém. Vậy tại sao phải chi tiền cho quảng cáo? Quảng cáo tự nó không đem lại lợi nhuận, nhưng nếu bạn có nhãn hiệu hàng đầu thì đối thủ của bạn phải chi 1 khoản tiền với giá cắt cổ cho quảng cáo để có thể cạnh tranh với bạn. Như vậy, những đối thủ không đủ khả năng chi trả hay đối thủ đủ khả năng lại không muốn chi tiền cho quảng cáo thì họ sẽ phải tự hài lòng với việc gặm nhấm cái rìa bánh trên miếng bánh thị phần của bạn.



Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Quảng bá hay quảng cáo ?
0 nhận xét

Ban gi tren Internet?

Số lượt xem: 694
Gửi lúc 22:53' 30/07/2009

Bán gì trên Internet?

Là một doanh nhân với đầy tham vọng, bạn đã được nghe đâu đó về câu chuyện đã được tô vẽ đầy màu mè về sự thành công của một ai đó với một chút ghen tị. Bạn bắt đầu tự hỏi mình rằng liệu bạn có thể giành được thành công trong công việc kinh doanh trên mạng Internet như những người khác không? Và như vậy câu hỏi "Bán cái gì trên Internet?" thực sự đã trở thành cả một vấn đề lớn đối với bạn.

Web hay mạng Internet là một thị trường mới với quy mô và tiềm năng doanh thu vô cùng to lớn hiện đang lôi kéo được rất nhiều các công ty trên toàn thế giới. Câu chuyện về sự thành công của rất nhiều các công ty đi lên từ con số 0 rồi trở nên nổi tiếng trên các thị trường chứng khoán vẫn hàng ngày được các phương tiện truyền thông nhắc đến. Thông thường, khi các công ty nhỏ bắt đầu bước chân lên "thị trường" Internet, bước đầu còn e dè thăm do thị trường đầy mới mẻ này, nhưng ngay sau đó sẽ bị cuốn vào dòng, sẵn sàng kinh doanh đủ mọi mặt hàng từ đồ trang sức mỹ ký đến các loại thảm thủ công truyền thống.

Không phải tất cả các sản phẩm đều có thể bán được trên Internet. Sản phẩm này có thể thực sự phù hợp với việc kinh doanh trên mạng hơn hẳn các sản phẩm, nhưng cũng có sản phẩm không phù hợp với việc kinh doanh trên thị trường đầy mới mẻ này. Theo kết luận từ những nghiên cứu của Ernst và Young thì các sản phẩm có liên quan đến máy tính là các sản phẩm phù hợp nhất với việc giao bán qua mạng (tỉ lệ là 40%). Tiếp đó là sách (20%), du lịch (16%), quần áo (10%), nhạc (6%), dịch vụ có thu phí (6%), quà tặng (5%) và đầu tư (4%).

Nói chung, loại sản phẩm hay dịch vụ phù hợp cho việc kinh doanh trên mạng Internet nhất thường là các sản phẩm tận dụng được ưu điểm của môi trường mạng (NET). Bạn phải ghi nhớ là chính sự thuận tiện mới là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu kéo khách hàng đến các gian hàng trên mạng Internet. Khách hàng có thể đi mua hàng trên mạng Internet vào bất cứ lúc nào và bất cứ ngày nào. Điều này cũng góp phần giúp cho họ tránh những lúc cửa hàng siêu thị đông khách hay phải đối mặt với những người thu ngân cáu kỉnh và thậm trí là bị móc túi.

Thành công của bất kì một doanh nghiệp nào đều phải gắn liền với việc chọn lựa đúng loại hình sản phẩm hay dịch vụ phù hợp. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ khi bắt tay vào kinh doanh trên mạng thì cần phải thận trọng hơn trong việc chọn lựa các sản phẩm, sao cho sản phẩm phải phù hợp với việc giao bán trên mạng. Để tăng cơ hội thành công khi bắt tay vào kinh doanh trên mạng Internet, bạn nên chọn lựa những sản phẩm thoả mãn những tiêu chí sau đây:

  • Hàng hoá phải có giá trị cao: Các loại hình sản phẩm, dịch vụ không phổ biến, đặc biệt thường bán rất chạy trên mạng. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể tìm thấy các loại pho mát đặc biệt, các loại xì gà nổi tiếng và hiếm, rượu lâu năm, kim cương … được giao bán trên mạng. Ngược lại các sản phẩm mà ai cũng có thể tìm được ở bất kỳ cửa hàng nào trên phố như bàn chải đánh răng, đồ ăn đồ uống xuất hiện rất ít trên mạng.
  • Hàng hoá phải phù hợp với việc vận chuyển qua đường thư tín: Hầu hết các sản phẩm bán theo hình thức catalog và đặt hàng qua thư tín đều phù hợp với việc bán qua mạng. Tuy nhiên, cần chú ý là phải lựa chọn các sản phẩm có thể vận chuyển dễ dàng; các sản phẩm nặng, cồng kềnh chỉ làm gia tăng thêm chi phí vận chuyển cho nhà cung cấp. Thực tế đã chứng minh, chi phí vận chuyển cao chính là nguyên nhân chủ yếu khiến người tiêu dùng không mấy quan tâm tới việc mua bán trên mạng. Theo một điều tra mới của Ernst and Young có tới 53% khách hàng cho rằng chi phí vận chuyển cho việc mua hàng trên mạng là quá cao, trong khi đó chỉ có 19% khách hàng cho rằng nguyên nhân khiến họ không hề quan tâm tới việc mua bán trên mạng chính là khả năng mất thẻ tín dụng. Hơn thế, chi phí vận chuyển cũng làm mất đi tính cạnh tranh về giá cả của bán hàng trực tuyến.
  • Sản phẩm dựa trên nền tảng thông tin: Internet hiện nay mới chỉ được sử dụng chủ yếu như là một phương tiện để giao tiếp, giải trí, giáo dục đào tạo và nghiên cứu. Do vậy mà các sản phẩm dựa trên nền tảng thông tin như máy tính cá nhân, phần mềm, sách, sản phẩm dịch vụ du lịch, đồ điện tử gia dụng, đặt mua các loại báo tạp chí… hiện đang là các sản phẩm được bán phổ biến nhất trên mạng.
  • Dịch vụ: Các loại hình dịch vụ như dịch vụ đặt phòng khách sạn, mua bán vé máy bay, đầu tư thực sự đang phát huy hiệu quả khi được đưa lên mạng.

Tuy nhiên, bán hàng qua mạng Internet lại rất dễ mất đi lợi thế của mình nếu có bất kì đơn hàng nào yêu cầu cần phải trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua. Mạng Internet là rất hữu ích vì có thể cung cấp cho khách hàng rất nhiều thông tin về sản phẩm họ có ý định mua trước khi, nhưng hợp đồng mua bán nhiều khi lại cần phải thương thảo mặt đối mặt.

Internet mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển vì Internet là một thì trường hoàn toàn mới. Theo nguyên tắc, sự phát triển sẽ được nảy sinh trên những thị trường mới hay sản phẩm mới. Lấy ví dụ, chỉ vài năm trước đây, các sản phẩm may mặc được xem là không phù hợp với việc kinh doanh trên mạng Internet. Nhưng hiện nay thì sao? Kinh doanh các sản phẩm may mặc trên mạng Internet lại đang đang phát triển một cách vô cùng nhanh chóng.

Nhưng cho dù là bạn có kinh doanh loại sản phẩm nào đi chăng nữa, điều kiền tiên quyết cho sự thành công thành công là người bán phải bảo đảm sẽ tạo cho khách hàng của mình sự thuận tiện nhất khi họ mua hàng cùng với đó là cam kết cung cấp các dịch vụ tốt nhất và sự tin tưởng trong việc giao hàng đến tận tay người mua.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Bán gì trên Internet?
0 nhận xét

Su hai huoc trong chien dich quang cao thong minh

Số lượt xem: 599
Gửi lúc 15:14' 27/07/2009

Sự hài hước trong chiến dịch quảng cáo thông minh

"Sự hài hước được hỗ trợ bởi một chiến dịch quảng cáo thông minh và có sự liên quan mật thiết tới thương hiệu sẽ rất hiệu quả. Bằng không, nó sẽ thật lố bịch", Giám đốc Sáng tạo Công ty Slingshot, Dallas, bang Texas (Mỹ), khẳng định.

 

 

Những chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo và sáng tạo của các công ty Mỹ đã đưa ra những nhận định về tác động của quảng cáo hài hước tới hoạt động kinh doanh nói chung, và hiệu quả nói riêng của từng sản phẩm.

"Sự hài hước sẽ tăng cường cho thông điệp bán hàng của công ty bạn, giúp quảng cáo trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Nhưng sự hài hước quá mức hoặc gây hiểu lầm có thể lại trở nên phản cảm", Phó chủ tịch, Phó giám đốc Sáng tạo Christy MacDougall Mitchell Bodden, New York, nhận định.

"Sự hài hước cần tương xứng với sản phẩm được quảng cáo, với khán giả và với người tiêu dùng tiềm năng của sản phẩm. Sự hài hước chỉ mang tính hài hước đơn thuần sẽ không có chỗ đứng trong các quảng cáo lớn", Giám đốc Sáng tạo của Allen & Gerritson, Miami, cho biết.

"Nếu tương đồng với sản phẩm và phù hợp với mục tiêu, sự hài hước có thể sẽ là biện pháp tuyệt vời trong việc tạo ấn tượng cho người tiêu dùng về nhãn hiệu của sản phẩm", Phó giám đốc điều hành kiêm Giám đốc Sáng tạo của Publicis Worldwide, New York, kết luận.

"Sự hài hước cần có để nâng tầm cho thông điệp chính của mỗi quảng cáo, chứ không phải để làm loãng nội dung đó", Phó giám đốc điều hành kiêm Giám đốc Sáng tạo Công ty RPA, Santa Monica, California, khẳng định.

"Một ý tưởng tuyệt vời cùng với thông điệp sâu sắc về sản phẩm, cho dù có hay không có tính hài hước đều mang lại hiệu quả. Một quảng cáo hài hước có thể sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời, nhưng nếu quảng cáo hài hước tệ hại, thì kết quả cực kỳ bất lợi", một chuyên gia sáng tạo đã nghỉ hưu cho biết.

"Sự hài hước không nên là mục tiêu chính của một chiến dịch quảng cáo. Sự hài hước có thể tốt, nhưng cũng có thể có tác động ngược. Nên coi đó là một công cụ giống như bất kỳ công cụ truyền thông nào khác. Nó có thể đem lại điều tốt hơn, hoặc tồi tệ đi, quan trọng là sử dụng công vụ đó thế nào", Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Sáng tạo Lapiz Integrated Hispanic Marketing, tại Chicago, cho biết.

"Sự hài hước không bao giờ tồn tại bên ngoài nội dung của chiến dịch quảng cáo. Nếu chiến lược quảng cáo và chính sản phẩm đều mạnh, quảng cáo sẽ hiệu quả dù có hay không sự hài hước. Người làm quảng cáo sẽ không bao giờ nói rằng 'Tôi đang nghĩ sẽ viết một quảng cáo hài hước'. Họ cần hiểu thực tế, đôi khi sự hài hước đã bao trùm toàn bộ chiến dịch", Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Sáng tạo Northlich, Cincinnati, bang Ohio, nói.

Một số clip quảng cáo hài hước:

1. Bia Heineken với sự góp mặt của nữ diễn viên Jennifer Aniston. Xem clip

2. Quảng cáo xe ôtô BMW. Xem clip

3. Quần bò Levis free size. Xem clip

4. Sự hấp dẫn của đồ ăn nhanh McDonald's. Xem clip

5. Các cầu thủ Manchester United và Juventus với đồ uống Pepsi. Xem clip


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Sự hài hước trong chiến dịch quảng cáo thông minh
0 nhận xét

Gia vang trong nuoc giam manh

Số lượt xem: 468
Gửi lúc 09:36' 19/05/2010

Giá vàng trong nước giảm mạnh


1
Giá vàng trong nước giảm mạnh. (Ảnh: H.L)

"Giá sáng nay được niêm yết giảm khá mạnh do vàng thế giới trên thị trường châu Á tụt giảm. Giao dịch bớt sôi động do người bán không nhiều", đại diện một đơn vị kinh doanh vàng lớn tại khu vực Trần Nhân Tông, Hà Nội cho biết.


Mở cửa phiên giao dịch sáng 19/5, giá vàng miếng SJC của Phú Quý được niêm yết ở mức 27,78 triệu đồng/lượng (mua) và 27,88 triệu đồng/lượng (bán), giảm tương ứng 70.000 và 50.000 đồng/lượng.

Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu được giao dịch ở mức thấp hơn là 27,75 và 27,85 triệu đồng/lượng.

Vàng Phượng Hoàng PNJ-DAB của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ được giao dịch ở mứ 27,85 và 27,91 triệu đồng/lượng.

Tại TP.HCM, giá vàng SJC được niêm yết phổ biến ở mức 27,88 và 27,95 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong phiên giao dịch sáng nay (19/5) bất ngờ giảm mạnh là do vàng thế giới đêm 18/5 trên sàn New York đã có xu hướng giảm và tới đầu giờ sáng nay trên thị trường châu Á giá tụt thêm khoảng 10 USD xuống còn 1.215 USD/ounce. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VND đang giảm cũng tác động đến giá vàng trong nước.

Vàng thế giới giảm chủ yếu do áp lực chốt lời đang gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, lực cầu tại nước nhập vàng lớn nhất thế giới là Ấn Độ lại đang giảm mạnh.

Hiện tại, giá vàng trong nước đang thấp hơn giá thế giới quy đổi cộng phí và thuế khoảng 400.000 đồng/lượng.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Giá vàng trong nước giảm mạnh
0 nhận xét

Giao thuc SSH lam nguy

Số lượt xem: 641
Gửi lúc 10:22' 06/05/2009

Giao thức SSH lâm nguy

Daniel Wesemann chuyên gia của SANS, đã cho rằng tin tặc sử dụng kỹ thuật thử sai (brute-force) tấn công  vào giao thức SSH ngày một nhiều hơn. Ông đưa ra cảnh báo: "Nếu chạy máy chủ của bạn đang sử dụng SSH bên ngoài internet thì mật khẩu không thể dưới 8 ký tự được".

SSH hay Secure Shell là giao thức thiết lập kết nối bảo mật giữa 2 hệ thống. SSH ra đời nhằm khắc phục điểm yếu của Telnet, nó mã hóa dữ liệu trên đường đi. Trước đây người ta tin tưởng rằng nó an toàn, nhưng giờ thì đã khác.

Daniel cũng chỉ ra một số cách nhằm hạn chế rủi ro như lọc các tài khoản sử dụng SSH, xác định họ từ đâu, truy cập lúc nào. Thực hiện chính sách bắt buộc người dùng phải mã hóa tài khoản trên SSH. Nhằm làm khó khăn cho kẻ tấn công, các nhà quản trị hệ thống nên thay đổi cổng mặc định của giao thức này. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, cách đặt mật khẩu phức tạp cho người dùng.

Hải Phạm
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Giao thức SSH lâm nguy
0 nhận xét

Xay dung thuong hieu thong qua tai tro

Số lượt xem: 251
Gửi lúc 09:13' 12/09/2009

Xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ

Ngày nay hoạt động tài trợ đã được xem như một công cụ marketing và đem lại hiệu quả cao hơn hẳn về nhiều mặt so với việc thiết lập sự nhận biết thương hiệu thông qua quảng cáo. Tuy nhiên việc sử dụng nó để đem lại lợi ích cao nhất là một thách thức lớn cho các nhà quản trị marketing – đó là việc làm cách nào để xây dựng chiến dịch tài trợ đúng đối tượng, đúng thời điểm, sử dụng chi phí hợp lý và, quan trọng nhất là, nằm trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu tập đoàn.



Hoạt động tài trợ đã có mặt trong các giải Olympic thể thao quốc tế, cho đến các buổi hoà nhạc lớn, và nó cũng tham gia trong các cuộc thi đấu cấp quận huyện, và dường như không có giới hạn cho việc tài trợ của các doanh nghiệp. Sự thật là, phương thức xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ đã phát triển vượt bậc trong ngành marketing thập niên gần đây. Theo tạp chí Marketing News, tài trợ là một trong những công cụ tiêu tốn nhiều tiền của nhất với hơn 20 tỉ USD năm 2000 so với 4.3 tỉ Usd năm 1990. Nó đã mang tính hợp pháp như là một hoạt động của marketing, song dường như nó vẫn được các doanh nghiệp sử dụng một cách mù mò và chưa có kế hoạch quản lý rõ ràng.

 

Hoạt động tài trợ rất đa dạng và phức tạp bởi vì nó bao hàm một phạm vi rộng lớn các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên. Thông thường nó sẽ được hiểu một cách đơn giản là trả một khoản tiền để được quyền hiện diện tên và logo của công ty bạn lên trên các sân vận động hay nơi tổ chức sự kiện. Nhưng nó cũng rất phức tạp, vì nó phải bao gồm những kế hoạch quảng cáo và hoạt động truyền thông kèm theo, việc tổ chức các sự kiện đặc biệt, quan hệ khách hàng, marketing trực tiếp và sự hỗ trợ của các nhân vật nổi tiếng. Một thách thức nữa của tài trợ là mối quan hệ "vận động hành lang" để biến những hoạt động đó trở thành hoạt động định kì của công ty, vì đây là một quyết định rất khó khăn liên quan đến chiến lược thương hiệu dài hạn và xuyên suốt.

 

 

Vài trò chính của tải trợ là nâng cao vị thế và uy tín của công ty, và đó là lý do rất nhiều công ty đầu tư khoản tiền khổng lồ cho nó. Hoạt động tài trợ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh thương hiệu, và cùng với sự phức tạp của nó, nó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tương ứng về nguồn lực, về các biện pháp đo lường đánh giá, và thực hiện hoạt động tài trợ. Để thực thi thành công một chiến dịch tài trợ đòi hỏi 3 yếu tố cần luôn được ảm hiểu và tuân thủ , đó là:

-         Tại sao chọn tài trợ

-         Khả năng đánh giá các cơ hội tài trợ.

-         Ngân sách dành cho tài trợ

 

Tại sao lại chọn tài trợ?

 

Hoạt động tài trợ có những đặc điểm rất khác biệt khi so với các hoạt động truyền thông khác, và vì thế nó cung đem lại những giá trị đặc biệt cho thương hiệu.Dưới đây là 1 vài trường hợp:


- Tài trợ hướng đến đúng đối tượng mục tiêu – Thông qua tài trợ cho nhà hát lớn Zurich và vũ đoàn Ballet Zurich, tập đoàn dịch vụ tài chính USB đã xây dựng được hình ảnh tốt đẹp về mình trong tâm trí nhóm khách hàng giàu có thượng lưu hay lui đến đây.

- Tài trợ là phương pháp hữu hiệu để thiết lập mói liên kết giữa giá trị thương hiệu sẵn có với các thương hiệu lớn khác – Như Nascar biểu tượng của nước Mỹ và nam tính, bia Busch đã xây dựng hình ảnh của mình như một đại diện cho nước Mỹ thông qua việc tài trợ cho hệ thống giải thi đấu này.

- Tài trợ mang tính tương tác cao, thông qua việc tạo ra và xây dựng mối quan hệ và sự trải nghiệm của khách hàng – như thông qua việc tài trợ cho các hoạt động truyền thông của hệ thống giải thi đấu golf Professional Golfers Assocation (PGA), Sprint đã xây dựng hình ảnh hiếu khách của mình thông qua việc trưng bày và sử dụng miễn phí các sản phẩm của mình và một môi trường phục vụ thân thiện và gần gũi.

- Tài trợ có thể giúp công ty vượt khỏi những phạm vi cho phép – với vai trò là một đối tác tài trợ cho các giải Olympic, Cocacola đã có hơn 50 triệu cổ đông trên toàn thế giới , trong đó bao gồm cả các tổ chức của 160 nước trên các châu lục..

 

Khả năng đánh giá các cơ hội tài trợ:

 

Khi đánh giá các lợi ích do tài trợ đem lại , một điều rất quan trọng là làm cách nào ước lượng nó trên nhận thức chiến lược và chiến thuật..Những yếu tố dưới đây sẽ cho thấy bao quát các bước của qui trình đánh giá :

 

- Mục tiêu chiến lược – Liệu cơ hội đó có phù hợp với loại hình và mục đích kinh doanh của thương hiệu, và có hướng đến đúng đối tượng mục tiêu? Một ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tìm kiếm khách hàng mới, tài trợ sẽ kém hiệu quả vì nó có tính tiếp cận cao với khách hàng có sẵn. Trong cùng một thời điểm, liệu cơ hội tài trợ đó có mang đến cho bạn sự khác biệt nào không, và nếu đối thủ cạnh tranh của bạn cũng tham gia, liệu cơ hội đó có phải là sự lựa chọn duy nhất cho bạn hay không?

 

- Đặc điểm của việc tài trợ - đâu là quyền và lợi ích khi tài trợ cho hoạt động này, và liệu chúng ta có khả năng khai thác nó hay không, cơ hội cho chúng ta được những gì? Chẳng hạn, thông qua tài trợ bạn có quyền đặt logo và sử dụng sản phẩm của mình trong suốt thời gian tài trợ, và bạn còn được phép khai thác những lợi ích kèm theo đó như việc tên bạn luôn hiện diện trên các bảng biểu, băng rôn của sự kiện và được nhắc nhiều lần trên các phương tiện truyền thông, bạn còn được phép tuyên truyền hoạt động đó thông qua marketing trực tiếp. và các hoạt động khuyến mãi chào mừng sự kiện… Và liệu bạn có thể khai thác được mối quan hệ tốt đẹp đối với các cơ quan tổ chức sự kiện, nhờ đó được tham gia các hoạt động của họ và tận dụng các cơ hội cho bạn? Và đôi khi nếu phải chi trả cho những quyền và lợi ích không phục vụ mình, bạn có sẵn sàng không?

 

 

- Tổ chức tài trợ - Làm thế nào để bạn tận dụng những đặc điểm của mình để thực hiện một cách toàn vẹn và xây dựng được một tổ chức tài trợ mạnh nhờ đó hỗ trợ hoạt động tài trợ thành công tốt đẹp đối với bạn ? Bạn có lường trước được những yếu tố rủi ro mà việc tổ chức hoạt động tài trợ có thể gặp phải, và đâu là tiềm năng cho thương hiệu bạn? VÍ dụ, khi tài trợ cho một giải bóng đá,  nếu không lường trước được sự hỗn loạn của các cổ động viên quá khích, hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ bị giảm giá trị do những tác động tiêu cực đó đem lại.

 

- Cấu trúc nội bộ - Bạn có sẵn những nguồn lực cần thiết trong nội bộ của bạn để giúp bạn thực hiện thành công hoạt động tài trợ? Những nguồn lực mà bạn có sẵn như ngân sách, nhân lực, và thời gian liệu có cho phép bạn thực hiện hoạt động tài trợ không?  Chương trình tài trợ được quản lý tốt khi lường trước được những vấn đề phức tạp gặp phải, và định lượng được các hoạt động của bạn.

 

Ngân sách tài trợ của bạn?

 

Một nhân tố để quyết định ngân sách cho tài trợ là xem xét liệu đối thủ của bạn đã sử dựng bao nhiêu phần trăm doanh số cho việc tài trợ và lợi ích mà họ có được. Theo nguồn thống kê của IEG và A&P năm 2000, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, Nike, Cocacola và Pepsi là 3 ông khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh dẫn đầu về việc sử dụng tài trợ để xây dựng thương hiệu, tương ứng với 1.30%, 0.75% và 0.50% doanh số của mình cho hoạt động tài trợ toàn cầu.

 

Ngân sách tài trợ được sử dụng vào 2 phần chính: dành cho việc mua quyền tài trợ, và phần còn lại dàn cho việc thực thi quyền đó. Một số hoạt động tài trợ còn thêm 1 khoản ngân sách để đảm bảo quyền tài trợ đó , không bao gồm việc thực hiện tài trợ. Khi  bạn phải cân nhắc khoản ngân sách dành cho tài trợ, bạn cần xác định kĩ lưỡng cả 2 phần trên. Phí thực hiện tài trợ đôi khi có thể bằng hoặc cao hơn so với mua quyền tài trợ. Để trở thành nhà tài trợ chính thức cho giải bóng đá thế giới World Cup 2002, phí mua quyền tài trợ sẽ dao động trong khoảng từ 20 đến 28 triệu USD. Adidas, nhà tài trợ chính thức, đã dành 88 triệu USD để quảng bá cho mình thông qua hoạt động tài trợ đó. Việc phân tích và đánh giá nguồn ngân sách tài trợ sẽ tuỳ theo mức độ và mối quan hệ với sự iện đó, về các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, và về tiềm năng lợi ích thu được thông qua hoạt động tài trợ.

 

Kết luận

Sử dụng một cách tốt nhất các khả năng của hoạt động tài trợ đế phát triển thương hiệu, cũng như những tiềm năng do đầu tư vào tài trợ đem lại sẽ giúp bạn khai thác và tận dụng tối đa lợi ích của nó, tuy hiên bạn cần có sự cân nhắc và chuẩn bị chiến lược kĩ lưỡng. Nó phải bao gồm một cấu trúc mạnh và một chiến lược tài trợ phù hợp giúp bạn liên kết hoạt động kinh doanh và mục tiêu thương hiệu với việc tài trợ , và đảm bảo rằng các quyết định của bạn phải dựa trên chiến lược và mục tiêu đó, đồng thời bạn cũng có thể đo lường và đánh giá hiệu quả của nó thông qua các số liệu thu thập được. Và cuối cùng, chúc bạn thành công trong việc đưa logo của mình lên những sự kiện danh giá nhất thế giới trong năm sau !!

 

Brent Pickett - (Ngô Ngọc Quang – Công ty thương hiệu LANTABRAND – tham khảo từ MarketingProfs.com)
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xây dựng thương hiệu thông qua tài trợ
0 nhận xét

Diem giong nhau cua cac thuong hieu manh - Phan I

Số lượt xem: 717
Gửi lúc 23:03' 01/08/2009

Điểm giống nhau của các thương hiệu mạnh - Phần I

Một thương hiệu mạnh có thể mang đến những lợi ích lớn cho doanh nghiệp như: tăng thêm thị phần, cho phép xác định chính sách giá cao, giảm chi phí khuyến thị, hay nói cách khác thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất. Theo Interbrand thì thương hiệu mạnh giống nhau ở 5 khía cạnh.

Trong 5 khía cạnh này sẽ gồm có 3 điểm thuộc về thành tố cơ bản là: (1) ý tưởng độc đáo, (2) tính kiên định và (3) nguyên tắc tổ chức cơ bản. Bên cạnh 3 thành tố này thì thương hiệu mạnh còn chia sẻ 2 đặc điểm chung nữa là: (4) hầu hết các thương hiệu đứng đầu đều là thương hiệu Mỹ, (5) hầu hết các thương hiệu đứng đầu đều là hàng tiêu dùng. Phần I của bài viết này xin được giới thiệu 3 điểm thuộc thành tố cơ bản:

 

Ý Tưởng đôc đáo:  đằng sau mỗi thương hiệu là một ý tưởng hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm và trung thành của người tiêu dùng bằng cách đáp ứng những nhu cầu chưa được thoả mãn của họ.

 

Tính kiên định: mục đích và những giá trị cốt lõi được giữ nguyên cho dù chiến lược và chiến thuật kinh doanh có bị sửa lại thường xuyên để tận dụng lợi thế từ các thay đổi lớn, bất ngờ của môi trường kinh doanh và thế giới.

 

Lấy ví dụ với 7 Series of  the Mini – 7 mẫu xe The Mini của  thương hiệu BMW mang ý nghĩa "động cơ xe tối ưu". Đối tượng khách hàng cho mỗi mô hình BMW đều khác nhau và công tác truyền thông của từng mô hình cũng được dự kiến với những mong đợi khác nhau, nhưng mục đích cốt lõi vẫn được giữ nguyên, đó là: mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời bằng chất lượng xe hàng đầu. "The Mini" mang lại cơ hội mở rộng việc bán sản phẩm ở một phân khúc thị trường mới và đồng thời để khách hàng bước đầu làm quen với BMW (to introduce people to the BMW experience ). Công ty đã sắp đặt trước mọi việc để đảm bảo thành công  bằng sự kết hợp giữa các giá trị với  khao khát mãnh liệt của một người trẻ tuổi tới việc trải nghiệm được hứa hẹn bằng việc sở hữu chiếc xe Mini. Hình tượng, hình thức và âm thanh của công tác truyền thông nêu lên được tính cách, vị thế của người chủ sở hữu chiếc Mini. Chiến lược này thể hiện việc nắm bắt cơ hội bằng cách liên kết với thị trường rộng hơn mà không đi ngược lại với mục đích cốt lõi và định vị của công ty mẹ.  

 

 

Nguyên tắc tổ chức cơ bản: định vị, mục đích và giá trị của thương hiệu được tận dụng như những chiếc đòn bẩy điều khiển, đi tới các quyết định. Nó có ảnh hưởng quá sâu sắc tới các tổ chức lãnh đạo đến nỗi họ phải rất tỉnh táo khi tự đặt ra câu hỏi "Làm sao để quyết định này sẽ gây ảnh hưởng tới thương hiệu?

 

Theo như Shelly Lazarus, chủ tịch của Ogilvy & Mather, cho biết: "một khi mà doanh nghiệp hiểu được toàn bộ "thương hiệu"là gì (what the brand is all about), thì điều đó sẽ giúp việc đưa ra các phương hướng cho toàn bộ công việc kinh doanh một cách dễ dàng. Bạn biết bạn nên hay không nên  làm  những sản phẩm như thế nào. Bạn biết bạn nên trả lời điện thoại ra sao. Bạn sẽ thu xếp hoạt động doanh nghiệp ra sao. Nó đưa ra cho bạn toàn bộ những nguyên tắc cơ bản cho một doanh nghiệp".

 

Vũ thị Hồng Hạnh - Công ty thương hiệu LANTA (tham khảo nguồn Interbrand)


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Điểm giống nhau của các thương hiệu mạnh - Phần I
0 nhận xét

Noi dung la Vua: Thong tin Kien truc (phan5)-Mang So do: Giai doan 3

Số lượt xem: 278
Gửi lúc 17:05' 05/03/2010

Nội dung là Vua: Thông tin Kiến trúc (phần5)-Mạng Sơ đồ: Giai đoạn 3

Sơ đồ mạng

Đam mê phim ảnh sẽ muốn chủ yếu là xem phim trực tuyến. Lợi ích của họ phải được phục vụ các thực đến từ trình đơn. Nó sẽ bao gồm các liên kết đến các thể loại khác nhau và dòng chảy từ trang chủ theo cách như vậy nên các thông tin liên lạc vẫn còn nhìn thấy được.

thiết kế website

Tất nhiên có phạm vi hơn được hiển thị ở đây nhưng ý tưởng chung này đang được chuyển tải. Nhà làm phim cũng sẽ muốn xem phim, do đó, các menu cho cả hai bên nên luôn luôn nhìn thấy được. Có một mối tương quan giữa hai trở thành khán giả mục tiêu rõ ràng. Điều này có thể xảy ra trên các trang web đó thu hút nhiều du khách cho các lý do khác nhau.

Điều quan trọng là khách truy cập trang web không dành nhiều thời gian tự hỏi nơi để tìm thông tin mà họ tìm kiếm. Ví dụ này, hai sơ đồ cho các nhà làm phim và người nhiệt tình nên được gia nhập vào một trong A4 có kích thước sơ đồ mạng. Sau đó, bước tiếp theo là bắt đầu nghĩ về những trang còn có thể được thêm vào. Đối với các trang web lưu trữ video, một diễn đàn nên để cho phép sự tương tác giữa các nhà làm phim trang web. Ngoài ra, các liên kết đến các bài viết về chủ đề của bộ phim và đánh giá thực hiện bộ phim với các liên kết thông qua các từ khóa để các trang web khác tương tự sẽ là hữu ích. Đó là một quá trình lớn và đảm bảo tính chính xác bây giờ tiết kiệm đau chỉnh sửa sau đó.

Công cụ tìm kiếm tối ưu hóa nội dung là cách tốt nhất để sử dụng bài báo bằng văn bản cho thị trường các trang web và tôi phải viết các bài viết về chủ đề này. Xa như kiến trúc thông tin là có liên quan, miễn là các quy tắc của 'Nội dung là Vua' là tuân, bất kỳ trang web có thể biến đổi thành một xe đầy thú vị cho những người đam mê của trang web.

Kết thúc!

Xem tiếp
Tác giả: LinkSkyNet
Nguồn tin: http://tuoitretrungoai.com

Bản gốc: Thiết kế website - Nội dung là Vua: Thông tin Kiến trúc (phần5)-Mạng Sơ đồ: Giai đoạn 3
0 nhận xét

Toi uu hoa Search Engine cho Website cua ban

Số lượt xem: 213
Gửi lúc 12:49' 01/03/2010

Tối ưu hóa Search Engine cho Website của bạn

Dù Website của bạn là mới hay đã 10 năm tuổi thì việc quản lý sự hiện diện của nó như thế nào với các Search Engine là một vấn đề rất quan trọng cho sự thành công của một trang web. Một Website điển hình có đến 61% lưu lượng từ các kết quả search engine và 41% lưu lượng đến từ riêng Google. Việc bảo đảm thứ bậc site của công ty cao trong trang các kết quả tìm kiếm là một nhiệm vụ tối quan trọng, đó là lý do tại sao sự tối ưu hóa search engine (SEO) hiện là một lĩnh vực tiền tỉ trong CNTT.

thiết kế website

Không ai biết chính xác sự kết hợp những cách thức nào sẽ tối đa được việc xếp thứ hạng của một Website trong trang kết quả tìm kiếm, tuy nhiên rất nhiều người đã phát triển một số phép tính xấp xỉ dựa trên history và kinh nghiệm. Chúng tôi đã hỏi ý kiến của một số chuyên gia về những mẹo nào hay những thủ thuật tối ưu hóa vấn đề tìm kiếm của một Website và dưới đây là những vấn đề được tóm tắt lại.

Biết tối ưu những từ khóa nào

Việc tối ưu hóa Search engine sẽ vô dụng nếu bạn không biết đang cố gắng tối ưu những gì. Đối với một số doanh nghiệp, việc chọn ra những từ khóa thích hợp là hoàn toàn dễ dàng: một thương gia chuyên kinh doanh các mặt hàng về kẹo sẽ chọn từ khóa là kẹo, bánh, socola hay tiếng Anh là candy, chocolate, hay các từ ngữ đại loại như vậy. Tuy nhiên với các site của các doanh nghiệp khác lại không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy, đối với những site này việc lựa chọn từ khóa đối với họ là cả một vấn đề. Thuật ngữ nào một cửa hàng trực tuyến có bán nhiều sản phẩm khác nhau cần phải nhấn mạnh? Và các Website với sự quan tâm chung chung bao phủ đến một số lượng lớn các chủ đề sẽ dùng những thuật ngữ tìm kiếm nào?

Với những người mới bắt đầu, bạn nên dựa vào những quyết định của mình về thuật ngữ nào có liên quan với doanh nghiệp để tối ưu hóa, đây là các thuật ngữ mọi người thường tìm kiếm nhất. Một cách để đánh giá tính phổ biến của thuật ngữ tìm kiếm là sử dụng một công cụ từ khóa trực tuyến được thiết kế để xem các thuật ngữ chung nào được tìm kiếm nhiều nhất. Cả Google Keyword Tool  SEO Book Keyword Suggestion Tool đều có thể giúp bạn thực hiện vấn đề này, bằng một phán đoán chính xác về lượng tìm kiếm cho bất cứ thuật ngữ nào bạn chọn, công cụ này sẽ tiến cử cho bạn các thuật ngữ có liên quan để bạn không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ.

Rốt cuộc cuối cùng thì nó cũng là cuộc chơi của các con số: Bạn cần tối ưu cho các thuật ngữ có được lưu lượng cao nhất và có liên quan nhiều nhất đối với những vấn đề trong Website của bạn cung cấp. Việc tối ưu Website của cho cho các thuật ngữ chưa ai từng đánh vào search engine sẽ không tạo được bất cứ lưu lượng gì cho site của bạn dù bạn có tận tình theo đuổi sự tối ưu hóa đó như thế nào. Chính vì vậy, trước khi bạn thực hiện bất cứ thứ gì, hãy cẩn thận chọn ra một số các thuật ngữ quan trọng cho việc tối ưu.

Tập trung vào các tag tiêu đề và URL

Các tag tiêu đề cũng cần phải bổ sung thêm vào những nỗ lực về SEO của bạn. Khi nói đến việc đánh chỉ số nội dung, search engine sẽ xử lý đến các từ trong các tag này – hay nói đúng hơn là đoạn văn bản xuất hiện trong thanh bar tiêu đề trong trình duyệt – gần như thành phần quan trọng nhất trên một trang web. Với lý do đó, bạn nên load nó với các từ khóa của mình, làm cho mọi tag tiêu đề trên site mang tính duy nhất. Một lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này đó là, bạn nên coi các tag tồn tại giống như các tiêu đề của hàng trăm quyển sách mà bạn đã xuất bản và muốn các khách hàng có thể tìm thấy nó: "Nếu bạn đặt tất cả với cùng một tiêu đề thì không ai có thể biết họ chúng có những gì khác biệt".

Nhiều năm cách đây, một số người đã nghĩ rằng cấu trúc URL là hoàn toàn không liên quan và chỉ có nội dung thực sự của trang mới thực sự là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên những cố máy tìm kiếm ngày nay chỉ quan tâm đến các từ khóa trong các URL nhiều hơn những từ khóa trong bản thân các trang.

Thực sự cũng rất đáng giá nếu bạn bỏ thời gian để làm cho các từ khóa của mình như một phần của cấu trúc URL. Một đoạn Quantum of Solace (cho ví dụ như vậy) có trong URL www.quantrimang.com/quantum-of-solace thay cho vì www.quantrimang.com/11/&id=27. Các URL rõ nghĩa này không chỉ giúp cho các search engine làm việc mà còn giúp cả cho người dùng.

Cần biết về cách các thành phần khác liên kết với bạn như thế nào

Nếu thích các các độc giả liên kết đến download.com.vn, một Website chuyên cung cấp về các phần mềm download của chúng tôi, nhưng một liên kết giống như "download.com.vn" có những ảnh hưởng rất tích cực về việc xếp thứ hạng mà site của tôi nhận được từ các search engine so với một liên kết giống như "tải phần mềm tại đây". Tại sao vậy? Điều này là vì các search engine sẽ đưa vào tài khoản cụm từ được gắn siêu liên kết để liên.

Nếu muốn tăng bậc trong xếp hạng bằng một từ khóa hay một cụm từ nào đó, bạn cần khuyến khích những người khác sử dụng các từ khóa đó trong những đoạn có chứa siêu liên kết đến site của bạn, thay cho chỉ sử dụng tên site. Để thực hiện điều này được dễ dàng, bạn có thể cung cấp một đoạn mã HTML mà bạn thích site liên kết sử dụng: Nhiều người liên kết chỉ copy một cách đơn giản và paste nó vào Website của họ thay vì phải bỏ thời gian để điều chỉnh.

Chính tả phải rõ ràng

Site của bạn (và đặc biệt là các từ khóa của bạn) cần phải rõ ràng và không mắc lỗi chính tả. Kinh nghiệm đã cho thấy, từ "Typos" đã gây ra một vấn đề lớn cho những người bán hàng của eBay, và sự thực mà mãi sau này họ mới biết là tại sao không ai trả giá về sản phẩm vòng xuyến mang tên "Tiffanny" của họ.

Để ý đến Flash

Các Website Flash trông có hình thức khá bắt mắt, tuy nhiên các cỗ máy tìm kiếm lại không quan tâm đến điều đó. Các nội dung trong site của bạn càng gần gũi với văn bản thô (dạng plain text) hơn thì các cỗ máy tìm kiếm lại thực hiện công việc của nó tốt hơn. Ngày nay tuy các Search engine đang dần tỏ ra làm việc tốt hơn với Flash nhưng nếu bạn muốn có các kết quả thấy được trong trang tìm kiếm, văn bản và HTML vẫn là cách tốt nhất.

Chống ăn cắp và nhân bản nội dung

Một trong những vấn đề SEO khó khăn nhất cần phải chữa trị là vấn đề nhân bản nội dung – xu hướng các site khác đánh cắp những bài viết của bạn sau đó xuất bản lại như của chính họ. Tất cả các cỗ máy tìm kiếm đều khó khăn trong việc nhận ra phiên bản nào là phiên bản gốc, chính vì đó bạn có thể bị đối xử bất công bằng như một trang nhân bản nếu engine thất bại trong việc nhận ra ai copy của ai. Các site nhân bản sẽ hiện lên trong các trang kết quả tìm kiếm từ khi người tìm kiếm kích vào liên kết của search engine: "repeat the search with the omitted results included," tuy nhiên lại không mấy người dùng thực hiện như vậy.

Để xử lý với các trường hợp nhân bản nội dung này, nhiều Web host đã có các cơ chế cho việc báo cáo sự lạm dụng này như một sự xâm phạm bản quyền. (Cho ví dụ, dịch vụ Google Blogger có một hệ thống thông báo như vậy). Quá trình có thể là rất phức tạp nhưng những cố gắng của bạn sẽ được đền đáp nếu chúng giúp bạn ngăn chặn những điểm bất lợi mà những kẻ chơi không đẹp làm ảnh hưởng đến bạn.

Phép thử với OnlyWire

OnlyWire cho phép bạn tự động đệ trình một trang nội dung đến hơn 20 trang bookmark có tính chất xã hội với một kích chuột. OnlyWire cũng cho phép bạn nhúng một liên kết "bookmark & share" trên các trang của mình để cho phép khách ghé thăm khác thực hiện giống như vậy. Để có được kết quả tốt nhất, những cá nhân nên bookmark các trang chủ của riêng họ và các trang nhỏ mỗi lần trong tháng". Việc đệ trình nội dung lựa chọn đến các site tin tức xã hội lớn có thể làm quá tải về lưu lượng, nhưng đây thực sự là một chiến lược rất "hit-or-miss".

Sử dụng các cụm từ liên kết giữa các trang

Nếu bạn sử dụng các cụm từ có siêu liên kết nội bộ trong trang chủ của mình, việc liên kết các nội dung bên trong là do chính bạn phải thực hiện, liên kết từ một trang này đến một trang khác bên trong Website của bạn sẽ giúp cải thiện được thứ hạng trong trang kết quả tìm kiếm.

Chất lượng là hàng đầu

Điều này rõ ràng là quá hiển nhiên cho vấn đề tối ưu, chất lượng của nội dung Website của bạn phải là thứ đầu tiên trong bất cứ chiến lược SEO nào. Các kết quả của Search-engine bị ảnh hưởng bởi một phạm vi rộng, đó là số lượng liên kết gửi đến nôi dung của bạn, dù các liên kết này đến từ các blog, các câu chuyện về tin tức hoặc các site tin tức xã hội khác. Trừ khi bạn cho phép các khách ghé thăm một lý do hấp dẫn để liên kết với trang của bạn, bằng không bạn sẽ không có được các liên kết này và sẽ không tăng được thứ hạng của mình trong trang tìm kiếm – dù từ khóa của bạn có thường xuyên xuất hiện trong trang chủ của bạn đến mấy đi nữa. Viết các blog có post các nội dung kích thích. Tạo copy thú vị cho hàng hóa thuộc hạng mục của bạn. Gồm có cả ảnh và video trên các trang. Thực hiện bất cứ thứ gì bạn có thể tự thiết lập từ hàng triệu Website khác trên Web.

Không để SEO đi theo một lối mòn cố định

Phần cuối cùng dành cho lời khuyên của Fishkin: "SEO chưa bao giờ phải tính đến kinh nghiệm hoặc khả năng sử dụng của người dùng. Những gì là tốt cho người dùng sẽ luôn là cách tốt nhất cho các engine, chính vì vậy việc xây dựng Web site tốt nhất trong khả năng của bạn – với nội dung tốt nhất, thiết kế tốt nhất và kiến trúc tốt nhất – sẽ mang đến cho bạn sự thành công trong việc xếp thứ hạng của search engine. Hãy bảo đảm rằng bất cứ thứ gì bạn xây dựng, search engine đều có thể truy cập một cách dễ dàng và khi đó thành công sẽ đến với bạn."


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tối ưu hóa Search Engine cho Website của bạn
0 nhận xét

Cac phuong phap xac dinh gia tri thuong hieu

Số lượt xem: 364
Gửi lúc 16:49' 18/01/2010

Các phương pháp xác định giá trị thương hiệu


Thương hiệu thực sự là một tài sản của doanh nghiệp, thế nhưng giá trị của tài sản vô hình này lại là một ẩn số khó tìm. Định giá thương hiệu vẫn còn là công việc của các chuyên gia, đòi hỏi sự nghiên cứu rất kỹ càng và cẩn trọng nhưng lại thường cho ra các kết quả gây nhiều tranh cãi.

Muốn biết nhưng không tính được

Xà bông Pears là thương hiệu đầu tiên trên thế giới đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ cuối thế kỷ 18, còn khái niệm quản trị thương hiệu (brand management) được công ty Procter&Gramble phát triển từ năm 1931, chứng tỏ người ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu từ rất lâu. Mọi người cũng đồng ý rằng uy tín thương hiệu chính là nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa giá trị cổ phiếu của các công ty danh tiếng trên thị trường chứng khoán so với giá trị hiện hữu trong sổ sách kế toán. Thừa nhận giá trị to lớn của thương hiệu nhưng khi thẩm định khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn dựa vào những chỉ số như: tỉ suất sinh lợi của vốn đầu tư, tài sản và của vấn chủ sở hữu. Tất cả đều không tính đến giá trị của thương hiệu, một tài sản có giá nhưng vô hình.

Không phải các chủ doanh nghiệp, giám đốc thương hiệu hoặc giám đốc tài chính thờ ơ với tài sản của mình như vậy, mà ngược lại họ rất cần biết một cách chính xác giá trị của thương hiệu dưới dạng một con số cụ thể. Nếu có cách tính chính xác giá trị của thương hiệu tại một thời điểm bất kỳ, việc chọn lựa chiến lược và kế hoạch phát triển thương hiệu của giám đốc marketing sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Ông ta cũng dễ "làm giá" hơn với HĐQT nếu chỉ rõ được những nỗ lực bản thân đã làm gia tăng giá trị cho thương hiệu chính xác là bao nhiêu tiền. Với số liệu đó, không chỉ giám đốc tài chính mà cả các nhà đầu tư chứng khoán cũng sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về phần tài sản vô hình của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp bảo vệ hoặc đầu tư, khai thác hiệu quả. Mọi người đều có nhu cầu muốn biết về trị giá của thương hiệu, nhưng giữa "có giá trị rất lớn" và "trị giá x đồng" là hai câu trả lời hoàn toàn khác biệt.

Dựa trên giá trị chuyển nhượng

Cách dễ nhất để nhìn nhận giá trị một thương hiệu là dựa trên giá chuyển nhượng. Nhiều người không đồng ý với cách đánh giá này nhưng ít nhất là đã có người chấp nhận giá trị đó và dùng tiền để chứng minh chính kiến của mình. Đó là người mua. Tuy nhiên giá trị chuyển nhượng thường bao gồm cả trị giá tài sản cố định và trị giá thương hiệu nên người ngoài cuộc không ai biết chính xác nếu tính riêng thì giá trị của thương hiệu là bao nhiêu. Khi cố gắng mua lại PeopleSoft vào năm 2004, Công ty Oracle đã sẵn sàng tăng giá tiền chuyển nhượng từ 5 tỉ USD lên 6,3 tỉ USD và cuối cùng chốt lại ở con số khổng lồ 9,4 tỉ USD (theo eweek.com). Không ai biết giá trị cụ thể về thương hiệu của PeopleSoft là bao nhiêu nhưng chắc chắn là phần tài sản cố định của PeopleSoft không thể gia tăng giá trì gần gấp đôi như vậy trong vòng 18 tháng. Tức là giá trị thương hiệu, cũng như lợi thế thương mại của PeopleSoft đã được Oracle định giá trên 4,4 tỉ USD.

Chuẩn mực kế toán ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam đã chấp thuận ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán. Điều này rất dễ làm với các thương hiệu có sự mua bán, chuyển nhượng. Thế nhưng phần nhiều các thương hiệu là do doanh nghiệp tự xây dựng thành công, không thể có giá trị chuyển nhượng để mà ghi sổ.

Dựa trên cơ sở chi phí

Phương pháp này tính giá trị thương hiệu dựa trên các chi phí thực sự mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để phát triển thương hiệu đến tình trạng hiện tại. Đây là cách tính đơn giản, dễ làm trong doanh nghiệp vì tất cả đều là số liệu nội bộ. Chỉ đơn thuần tổng hợp các khoản chi, như chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông… Một giám đốc thương hiệu tồi có thể tiêu sạch ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp nhưng không hề làm gia tăng một đồng giá trị nào cho thương hiệu. Chi phí đầu tư hoàn toàn không tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng của thương hiệu nên cách tiếp cận này không chính xác. Tuy nhiên, do sự đơn giản và chủ động trong việc tính toán, một vài doanh nghiệp nhỏ vẫn dùng cách này để tạm tính giá trị thương hiệu của mình.

Một cách khác là tính giá trị đầu tư tương đương. Đó là cách lấy chi phí thị trường hiện tại để ước tính tổng số tiền cần bỏ ra để xây dựng một thương hiệu tương đương với thương hiệu hiện tại. Số tiền này bao gồm các chi phí như xây dựng đề án, nghiên cứu thị trường, sản xuất mẫu thử, quảng cáo, khuyến mại…

Cách tính này thường được các chuyên gia tính nhẩm nhanh trị giá của một thương hiệu. Dù cách tính này cho một con số gần đúng hơn về mặt thị trường so với cách tính đầu tiên nhưng vẫn còn đó nhiều khiếm khuyết. Hai doanh nghiệp có cùng chi phí đầu tư vào một loại sản phẩm trong cùng một môi trường kinh doanh thì trị giá thương hiệu của họ vẫn khác nhau. Đó là do họ có nhân sự khác nhau, chắc chắn sẽ dẫn đến khả năng làm sinh lợi cho các khoản đầu tư tại thời điểm hiện tại và trong tương lại sẽ khác nhau.
 
Dựa trên thu nhập lợi thế

Người tiêu dùng không thể có kiến thức về mọi loại sản phẩm nên thường có xu hướng chọn các sản phẩm có thương hiệu quen thuộc hoặc nổi tiếng, dù sản phẩm này được bán đắt hơn so với sản phẩm cùng loại nhưng có thương hiệu yếu hơn hoặc không có thương hiệu. Phần chênh lệch giá này là do thương hiệu mang lại. Theo phương pháp này, giá trị của thương hiệu là phần doanh thu chênh lệch của nhãn hàng so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên việc chọn thương hiệu so sánh và tính toán giá bán chung của thị trường lại rất khó khăn. Một số công ty, đặc biệt là các công ty hàng tiêu dùng, thường kinh doanh cùng một lúc nhiều thương hiệu. Họ dễ dàng dùng lợi nhuận của thương hiệu này đề đầu tư phát triển thương hiệu khác. Đôi khí giá bán sản phẩm chỉ đơn thuần thể hiện ý chí của chủ thương hiệu muốn thống lĩnh thị trường hiều hơn là giá trị thực tế của sản phẩm. Tuy nhiên người ta vẫn dùng phương pháp này khi muốn so sánh trực tiếp hai thương hiệu với nhau để kiểm chứng các kết quả tính toán khác.

Dựa trên giá trị cổ phiếu

Đây là phương pháp khá đơn giản để ước lượng nhanh giá trị tương đối của thương hiệu trên thị trường. Đó là phần chênh lệch giữa tổng giá trị thị trường của công ty, tính trên giá cổ phiếu, trừ đi toàn bộ giá trị tương đối vì giá cổ phiếu có thể thay đổi từng ngày, nhưng giá trị thực sự của thương hiệu, phụ thuộc nhiều vào chiến lược kinh doanh và tiếp thị của công ty cũng như khả năng thực hiện các chiến lược đó, đều không thể thay đổi một sớm một chiều. Mặt khác, các tài sản cố định thể hiện trong sổ sách kế toán được tính toán dựa trên giá mua, trừ đi khấu hao hàng năm. Giá trị này có thể cao hơn so với giá trị còn lại thực tế của tài sản trên thị trường do tốc độ đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ngày nay rất cao. Ngược lại, có giá trị tài sản như đất đai, hay lợi thế thương mại đôi khi lại được định giá thấp hơn thị trường.

Dựa trên giá trị kinh tế



Khác với các phương pháp định giá theo quan điểm tài chính ở trên, đây là phương pháp định giá khá phức tạp, kết hợp cả các nguyên tắc marketing và tài chính trong các tính toán. Nhiều tổ chức kinh tế, trong đó có Interbrand sử dụng phương pháp này để định giá thương hiệu do mức độ tin cậy cao của việc phân tích toàn diện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo ông Jan Lindemann, Giám đốc định giá toàn cầu của Interbrand, phương pháp này gồm các bước như sau:

Phân khúc thị trường: Giá trị thương hiệu phụ thuộc vào từng môi trường kinh doanh cụ thể. Để đánh giá đúng giá trị thương hiệu, cần dựa trên kênh phân phối, vị trí địa lý, môi trường văn hoá… để chi thị trường thành các phân khúc độc lập. Thương hiệu sẽ được định giá trên từng phân khúc. Tổng giá tr5i của các phân khúc chính là giá trị thương hiệu.

Phân tích tài chính:
Dự báo doanh thu và lợi nhuận tạo nên bởi thương hiệu theo từng phân khúc đã xác định ở bước 1. Đây là cách tính lợi nhuận thông thường, bằng cách lấy doanh thu từ thương hiệu trừ đi chi phí hoạt động, chi phí sử dụng vốn và thuế.

Phân tích nhu cầu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu dùng và mức độ ảnh hưởng( tính bằng %) của thương hiệu đến từng nhân tố này. Lợi nhuận do uy tín thương hiệu tạo ra được tính bằng cách nhân lợi nhuận có được ở bước 2 với % mức độ ảnh hưởng.

Phân tích cạnh tranh:
Xác định khả năng cạnh tranh của thương hiệu để xác định % rủi ro của các yếu tố cạnh tranh, gây bất lợi cho thương hiệu trong tương lai. Việc tính toán rủi ro này khá phức tạp khi phải dự báo xu hướng thị trường, tốc độ tăng trưởng, sự bảo trợ của nhà nước… trong tương lai.

Xác định giá trị của thương hiệu
: Giá trị của thương hiệu là giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) của tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, sau khi đã trừ đi giá trị rủi ro dự báo ở bước 4.

Bằng phương pháp này, Interbrand đã kết hợp hàng năm với tạp chí Business Week để xây dựng danh sách 100 thương hệiu hàng đầu thế giới.

Mô hình tính toán này còn rất hữu ích trong quản trị doanh nghiệp, bao gồm từ việc dự tính hiệu quả của chiến dịch marketing, xác định và đánh giá ngân sách truyền thông, cho đến việc đánh giá cơ hội kinh doanh ở thị trường mới hoặc đánh giá hiệu quả việc quản trị thương hiệu. Tuy nhiên, do có nhiều bước tính toán, chịu ảnh hưởng của nhiều tham số nên độ chính xác của phương pháp định giá thương hiệu dựa trên giá trị kinh tế này phụ thuộc vào trình dộ của chuyên gia thực hiện. Với cùng một phương pháp định giá, mỗi chuyên gia có thể sẽ có kết quả tính toán khác nhau. Điều quan trọng là phải lý giải hợp lý được các tham số sử dụng trong tính toán.

Không theo chuẩn mực


Như một cơ thể sống, thương hiệu không tuân theo một nguyên tắc chuẩn mực nào, ví dụ như nguyên tắc kế toán. Cũng vì thế mà việc định giá thương hiệu, cho dù có kỹ lưỡng đến đâu cũng chỉ cho kết quả tương đối. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn nên tự thực hiện việc này hay thuê các công ty tư vấn. Nếu bạn cần lượng giá thương hiệu để đánh giá kết quả kinh doanh của năm vừa qua, hoặc đóng góp của chiến dịch tung hàng mới vừa thực hiện vào kết quả chung của công ty, bạn có đủ khả năng tự làm điều đó. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần định giá để thực hiện IPO, lên sản chứng khoán lần đầu, hãy để các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực định giá thực hiện chuyên môn của mình. Điều quan trọng không phải là thương hiệu của bạn được định giá bao nhiêu, mà là nó được quản trị như thế nào.

Một cuộc đình công của người lao động hay một lời thất hứa của đại lý phân phối với khách hàng, dù nằm ngoài tầm kiểm soát của giám đốc thương hiệu nhưng đều có ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu, chứng tỏ việc quản trị thương hiệu hiện nay không còn là chuyện riêng của giám đốc thương hiệu và phòng marketing nữa. Xây dựng và bảo vệ uy tín thương hiệu là công việc chung của toàn doanh nghiệp, trong đó giám đốc thương hiệu là đầu tàu lãnh đạo.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Các phương pháp xác định giá trị thương hiệu
0 nhận xét

Bon giao tiep truc tuyen tao dung su chu y cho san pham, dich vu

Số lượt xem: 106
Gửi lúc 14:36' 09/02/2011

Bốn giao tiếp trực tuyến tạo dựng sự chú ý cho sản phẩm, dịch vụ

Bốn giao tiếp trực tuyến tạo dựng sự chú ý cho sản phẩm, dịch vụ Ngày nay, một công ty vừa và nhỏ khó có thể hy vọng cạnh tranh sòng phẳng với những đại gia lớn nếu không tận dụng lợi thế của các công cụ giao tiếp trực tuyến. Điều quan trọng chính là điểm khởi đầu cho một hướng đi thích hợp nhất.

Khi cố gắng hết sức để đẩy mạnh doanh số bán hàng, Mark Bitterman, chủ một cửa hàng thực phẩm,  biết rằng các kỹ thuật quảng cáo truyền thống như truyền thanh và direct mail là hoàn toàn chưa đủ.

Trong khi tìm kiếm các khách hàng triển vọng mới, thay vì chỉ tập trung cải thiện nội dung trang web để đẩy mạnh sự chú ý của mọi người, Bitterman đã mạo hiểm lập ra một blog giải trí, chứa đựng nhiều thông tin và hết sức lôi cuốn với tên gọi "Salt News".

Bitterman biết rằng mọi người, bao gồm cả các phóng viên, sẽ ghé thăm cả trang web và blog, đồng thời rất nhiều người trong số đó sẽ bị cuốn hút bởi những nét độc đáo trong blog do Bitterman lập ra.

Có rất nhiều cách thức khác nhau để gây sự chú ý cho một hoạt động kinh doanh và gia tăng doanh số bán hàng. Bạn không thể mong đợi một khả năng cạnh tranh tuyệt vời cho hoạt động kinh doanh nhỏ của mình ngày nay nếu không lựa chọn những công cụ giao tiếp trực tuyến đầy hiệu quả. Luôn có những cách thức thông minh để hoạt động kinh doanh của bạn gây được sự chú ý trên Internet.

1. Xây dựng một trang web đơn giản, hiệu quả

Trang web của bạn có miêu tả sản phẩm, dịch vụ thật sụ hấp dẫn, súc tích và lôi cuốn thị giác? Nó có trả lời đầy đủ các nhu cầu của khách hàng trong chưa đầy 10 giây?

Theo Larry Bailin, CEO của hãng tiếp thị internet SingleThrow và tác giả cuốn sách Mommy, Where Do Customers Come From: "Một khi họ click chuột vào trang web của bạn, bạn có từ 5 đến 8 giây để thuyết phục họ rằng bạn có thể giúp đỡ họ tốt nhất".

Trang web chủ của bạn nên bao những yếu tố cơ bản. Bailin nói: "Mọi người đang tìm kiếm chính xác những gì họ gõ vào với lời kêu gọi hành động. Việc đưa những nhu cầu của mọi người lên trang chủ là rất thiết yếu. Hãy đi thẳng vào luận điểm và tống khứ tất cả những gì không cần thiết ở đó".

Trang web của bạn cần có tốc độ truy cập cao và hướng thẳng đến mục tiêu. Đồng thời, mục "Liên hệ chúng tôi" nên thực sự nổi bật.

Tương tự, bạn cần đảm bảo trang web của bạn ở vị trí cao trong các kết quả công cụ tìm kiếm trực tuyến. Bằng việc chuyển các từ khoá hay thuật ngữ vào các mã khoá nhất định, trang web của bạn sẽ có vị trí cao trên Google hay các công cụ tìm kiếm trực tuyến khác.

Ngày nay, bất cứ nhà thiết kế web có năng lực nào cũng có thể giải quyết tốt vấn đề công cụ tìm kiếm như một phần trong dịch vụ thiết kế web. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần biết rõ cách thức hiệu quả nhất để miêu tả sản phẩm và dịch vụ của bạn tới các khách hàng tiềm năng và sau đó chuyển nó vào các chào hàng có chất lượng.

Bailin nói: "Đừng nghĩ quá nhiều về những gì quá viển vông. Bạn cần nghĩ đến mối liên kết bạn sẽ tạo ra và cách thức bạn sẽ giúp đỡ các khách hàng. Hãy đảm bảo nó rõ ràng với mọi người và bạn sẽ giành phần thắng trong mọi lúc".

2. Trở thành một blogger

Theo William Beutler, nhà phân tích kinh doanh trực tuyến cho hãng tiếp thị New Media Strategies, các công ty ngày nay có thể xem blog như một công cụ mới để tiếp cận các đối tượng khách hàng khác nhau bằng việc viết các bài viết theo phương thức trò chuyện thân mật và thể hiện tình cảm con người trong khía cạnh kinh doanh.

"Hãy khiến mọi người cảm thấy thích thú với hoạt động kinh doanh của bạn bằng những bài blog thân mật và giàu tình cảm. Hãy đưa mọi người vào một thế giới mà họ chưa từng biết đến", Beutler nói.

Beutler tin rằng rất nhiều công ty có thể có được nhiều lợi ích thông qua blog. Ông nhận định rằng: "Vẫn còn có nhiều khách hàng chưa được khai phá trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bạn luôn có cơ hội biến mình thành một chuyên gia thực thụ trong ngành bằng việc là người đầu tiên viết cái gì đó lôi cuốn liên quan tới ngành nghề của bạn".

3. Thử podcast

Podcast là một công cụ đơn giản nhưng được áp dụng hết sức nghiêm túc tại nhiều công ty trong danh sách Fortune 500. Tất cả những gì bạn cần đó là bắt đầu với chiếc microphone, một máy ghi âm kỹ thuật số và phần mềm biên tập.

Podcast là việc người sử dụng ghi lại các chương trình radio hoặc tự tạo file âm thanh, sau đó đăng lên Internet để mọi người nghe trực tiếp qua web hoặc tải về thiết bị số cá nhân. Podcast bắt đầu phổ biến sau khi Apple tuyên bố hỗ trợ công nghệ này trong kho nhạc trực tuyến iTunes và máy nghe nhạc iPod.

Theo John Jantsch, chuyên gia đào tạo tiếp thị và tác giả cuốn sách Duct Tape Marketing: The World's Most Practical Small Business Marketing Guide, podcast giờ đây được xem như một công cụ đặc biệt trong nhiều ngành công nghiệp cho phép bạn có thể nổi bật một cách nhanh chóng nhất.

Jantsch cho biết: "Podcast có thể tạo ra rất nhiều tình cảm khác nhau cho công ty của bạn. Một giọng nói, thay vì những từ ngữ đơn giản trên một tờ giấy, sẽ có tác dụng đáng kể trong việc truyển tải cảm xúc và sự thân mật. Đây là một công cụ giao tiếp tuyệt vời".

Jantsch khuyên các podcaster đang nỗ lực thu hút sự chú ý cho công ty của mình rằng: Hãy mời các đối tác kinh doanh quan trọng nhất là khách mời trên podcast và nhờ đó bạn sẽ lôi kéo sự chú ý từ những chuyên gia hàng đầu, các nhà phân tích và thậm chí nhiều khách hàng tiềm năng.

4. Hãy mỉm cười, bạn đang ở trên YouTube!

YouTube không chỉ là nơi chia sẻ các đoạn video clip vui nhộn, những trò hề lạ thường,… Với một đường link của YouTube trên trang web của bạn và ngược lại, bạn đang có một công cụ tiếp thị mới. Nhưng bạn đừng có dại dột đăng tải hàng núi các thông tin về công ty bạn.

Theo Michael Miller, tác giả cuốn sách YouTube 4 U, thì những gì bạn đăng trên Youtube phải khiến mọi người ở đây thấy được sự thú vị hay hữu dụng. Do vậy họ mới xem thông tin của bạn.

Trong cuốn sách của mình, Miller trích dẫn ví dụ một công ty kinh doanh đồ gốm sứ đã đăng lên Youtube một đoạn video clip đầy vui nhộn về quá trình tạo ra các bình gốm sứ.

Miller kết luận rằng: "Đó là những gì dẫn họ tới cánh cửa rộng mở đến đông đảo mọi người và sau đó đương nhiên bạn sẽ dẫn dắt họ tới trang web của bạn từ đây".
Sưu tầm

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Bốn giao tiếp trực tuyến tạo dựng sự chú ý cho sản phẩm, dịch vụ
0 nhận xét