Pages

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Co phieu 'lang song' sau mua ban sap nhap

Số lượt xem: 335
Gửi lúc 09:32' 15/05/2010

Cổ phiếu 'lặng sóng' sau mua bán sáp nhập

Vụ chào mua cổ phiếu giữa hai doanh nghiệp thủy sản - HVG (Công ty cổ phần Hùng Vương) và AGF (Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - Agifish) vừa qua thu hút sự chú ý nhà đầu tư. Bởi đây là thương vụ chào mua công khai đầu tiên ở Việt Nam, giữa hai đối tác nặng ký.

Thông thường, cổ phiếu của đơn vị bị chào mua sẽ có khoảng thời gian tăng giá. Nhà đầu tư kỳ vọng doanh nghiệp chào mua sẽ tiếp sức về vốn, công nghệ, nhân sự, tiềm lực kinh doanh, để vực dậy công ty bị thôn tính, cho nên lực cầu vào thị trường sẽ gia tăng. Không ít người mong đợi thông tin mua bán này sẽ là bàn đạp đẩy giá AGF lên 4-5 "chấm". Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra, ngược lại giá cổ phiếu Agifish còn thấp hơn so với thời điểm công bố thông tin trên thị trường.

Ngày 20/1, Hội đồng quản trị AGF thông qua việc HVG chào mua thêm 3,75 triệu tương đương 29,16% tổng số cổ phiếu AGF đang lưu hành, giúp HVG nâng tỷ lệ sở hữu lên 51,08%. Từ giá đóng cửa 35.000 đồng của ngày 20/1, mã AGF dù có lúc bật tăng nhưng không đáng kể, cộng với số phiên giảm chiếm quá nửa nên chốt ngày 2/3 chỉ còn 34.100 đồng, thấp hơn mức giá 36.000 đồng mà HVG định chào mua. Bản thân HVG cũng giảm gần 10% sau 25 phiên giao dịch.

Xu hướng mua bán sáp nhập dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Ảnh minh họa: B..H

Theo ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM: "Liệu những thay đổi của AFG sau khi có sự can thiệp của HVG trong quản trị, điều hành có mang lại những hiệu quả như giới đầu tư kỳ vọng, phải chờ thời gian xác nhận". Hơn nữa, giá chào mua của HVG chỉ cao hơn giá thị trường 2.000 đồng, sẽ khó kích thích những cổ đông lớn nhả hàng ra. Microsoft khi mua Yahoo phải trả giá cao hơn thị trường 85%.

Việc thôn tính nắm quyền kiểm soát nhằm tận dụng lợi thế của nhau để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Ngoài hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản gặp khó khăn (một số doanh nghiệp còn thua lỗ), khiến nhà đầu tư ngần ngại bỏ tiền mua, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Mở TP HCM còn cho rằng: "Cả hai phía phải chứng minh được việc kết hợp này đưa đến kết quả cụ thể gì, có triển vọng hay không". Theo ông, hoạt động tái cấu trúc không phải dễ dàng đạt như mong muốn, mà trường hợp của KDC mua TRI là một ví dụ. Mới đây, TRI bị HOSE đưa vào diện kiểm soát do không khắc phục được tình trạng thua lỗ.

Cặp đôi xi măng Hà Tiên 1 (HT1) - Hà Tiên 2 (HT2) cuối năm ngoái cũng gây xôn xao thị trường bởi kế hoạch hợp nhất thành một doanh nghiệp duy nhất mang tên Công ty cổ phần xi măng Vicem Hà Tiên. Dù hàng loạt cái lợi được liệt kê như: tận dụng lợi thế về thị phần, quản lý, tiết giảm chi phí bán hàng... nhưng trầy trật mãi, phương án này mới được cổ đông hai công ty thông qua.

"Bài toán cộng" này, theo ông Thuận phải lớn hơn 2, mới kích thích nhà đầu tư mua vào. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi HT2 sang HT1 là 1:1, thị trường, công suất hoạt động có giới hạn, lại thêm chi phí đầu vào tăng (xăng dầu, điện nước) nhưng giá bán không đổi là những lực cản hạn chế sức cầu đối với nhóm cổ phiếu xi măng. Cặp đôi này từ đầu năm đến nay cứ loay hoay quanh 15.000 đồng (HT1) và 14.000 đồng (HT2).

Như vậy, hiệu ứng một doanh nghiệp lớn hơn thâu tóm như trường hợp của HVG - AGF hoặc động thái sáp nhập giữa hai đơn vị (HT1 - HT2) đã không thể hiện rõ lên giá cổ phiếu, trước mớ "bòng bong" vây quanh đã hạn chế sức cầu.

Thị trường chứng khoán còn gần đây đồn thổi thông tin VNM thu gom cổ phiếu ngành sữa ở phía Bắc - HNM, khiến 2 cổ phiếu này cũng nhiều phen dậy sóng.

Theo các chuyên gia, xu hướng mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, nhất là những doanh nghiệp cùng ngành, cùng đơn vị đầu tư. Ngoài nguyên nhân do sự cạnh tranh, M&A còn giúp hai phía tiết giảm chi phí về vốn, nhân sự, tận dụng triệt để các lợi thế riêng biệt của từng công ty về thị phần, quản lý.

Bạch Hường


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Cổ phiếu 'lặng sóng' sau mua bán sáp nhập

0 nhận xét

Đăng nhận xét