Pages

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Marketing truc tuyen: cang suy thoai, cang phat trien

Số lượt xem: 138
Gửi lúc 09:16' 19/01/2011

Marketing trực tuyến: càng suy thoái, càng phát triển

Kinh tế càng suy giảm, người ta càng cần đến internet để tìm kiếm việc làm, cơ hội làm ăn hoặc chỉ để chia sẻ vui buồn với nhau...Đây chính là nguyên nhân khiến tiếp thị trực tuyến ngày càng phát triển, đặc biệt là khi tình trạng thất nghiệp gia tăng trong thời gian gần đây.

Tại hội thảo "Điển cứu mới của Harvard về chiến lược tiếp thị trong kỷ nguyên số - Bài học cho các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam", diễn ra hôm nay (15/3), tại TP.HCM, do Báo VietNamNet phối hợp cùng Công ty VietNam Report tổ chức, GS. John Quelch cho biết, để đạt lượng khách hàng ở con số 150 triệu, điện thoại cần đến 89 năm, truyền hình cần đến 38 năm, điện thoại di động cần đến 14 năm... thì internet, cụ thể là mạng xã hội Facebook chỉ cần có 5 năm.



Miếng bánh lớn, người "ăn" ít Điều đó cho thấy, tác dụng của công cụ tiếp thị trực tuyến đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều chưa nhận ra hoặc chưa muốn đầu tư cho mảng tiếp thị trực tuyến vì lý do nào đó.

Theo GS. John Quelch, trong 10 công ty chi nhiều kinh phí nhất cho quảng cáo trực tuyến, đứng đầu là Time Warner (một tập đoàn truyền thông hàng đầu của Mỹ) cũng chỉ chiếm 7% tổng kinh phí tiếp thị của đơn vị này.

Trong khi đó, thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông của người tiêu dùng và khoản chi cho quảng cáo được thống kê tại Mỹ vào năm 2008 có tỷ lệ khá vênh nhau, đặc biệt trong lĩnh vực internet và phát thanh. Theo đó, internet chiếm 28% lượng người truy cập, nhưng khoản chi cho tiếp thị của các doanh nghiệp chỉ chiếm 12%, phát thanh cũng tương tự với 21% và 6%.

Lĩnh vực truyền hình với lượng người xem chiếm 37%, nhưng khoản chi cho tiếp thị của các doanh nghiệp lại chiếm tới 42%. Tương tự, báo in có lượng người đọc chiếm một tỷ lệ khiêm tốn - 8%, nhưng lại có được 15% trong tổng kinh phí tiếp thị của doanh nghiệp.

Những khoản chi cho quảng cáo trên Internet trong năm 2009 chiếm 12,9% trong tổng khoản chi cho quảng cáo trên toàn cầu. Tỷ lệ này tăng đáng kể so với những năm trước đó, tuy nhiên, theo GS. John Quelch, các công ty vẫn chưa thực sự nhận ra tầm ảnh hưởng của internet đối với thương hiệu của mình.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất được GS. John Quelch lý giải là doanh nghiệp mạnh tay chi cho tiếp thị truyền thống nhằm mua quyền lực hơn là quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, với quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là những mạng xã hội, doanh nghiệp khó kiểm soát được hiệu quả...

Tuy nhiên, xu hướng lướt web để tìm kiến thông tin, giải trí, chia sẻ... ngày càng lan nhanh. Với web 2.0, mọi người có thể trải nghiệm cảm xúc của mình thay vì chỉ đơn thuần thu nhận thông tin như những kênh thông tin truyền thống. Người tiêu dùng có thể tương tác với đơn vị tiếp thị để hai bên hiểu nhau hơn.

Có thể nói, tiếp thị trực tuyến gần như không tốn phí, nhưng phản ứng nhanh nhạy hơn, sự tương tác hiệu quả hơn, dẫn đến sự thành công nhanh hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhận thức ra điều này.

Kinh tế suy thoái, internet càng phát triển


GS. John Quelch khuyến nghị, doanh nghiệp cần xác định ngay mục tiêu cho tiếp thị trực tuyến, bởi kinh tế càng suy thoái, lĩnh vực này càng phát triển. Khi tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhiều khách hàng thích ở nhà hơn, dẫn đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội gia tăng.

Bên cạnh đó, những người bị khủng hoảng niềm tin thường nghe theo những lời khuyên truyền miệng trên các mạng xã hội.GS. John Quelch cho rằng, 90% dân Mỹ tin tưởng vào những thông tin truyền miệng trên các mạng xã hội như Facebook, Myspace..., kế đến là những website - chiếm 70%, trong khi đó quảng cáo trên truyền hình chỉ chiếm 45%.

"Thông tin từ những mạng xã hội không bị kiểm duyệt và được trải nghiệm từ thực tế, do đó mức độ tin cậy nhiều hơn so với những mẩu quảng cáo trên truyền hình, vốn đã được cắt tỉa gọn gàng, sạch sẽ.", GS. John Quelch nói.Thực tế đó được GS. John Quelch chứng minh từ thành công của những thương hiệu nổi tiếng thế giới như Dove.

Thương hiệu này đã rất thành công khi đánh mạnh vào những mạng xã hội và tạo được hiệu ứng từ người tiêu dùng. Theo GS. John Quelch, nếu biết khai thác mạng xã hội, các công ty hoàn toàn có thể tạo ra những cú đột phá ngoạn mục cho thương hiệu của mình, bởi sự lan truyền của những mạng này vô cùng lớn. Đồng thời, thời lượng dừng ở những mạng xã hội lâu hơn so với những trang thông tin truyền thống, bởi họ vào đó để chia sẻ.

Điều này khiến các phương tiện truyền thông truyền thống đau đầu và có xu hương làm chậm lại sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số. Thực tế, thời gian qua, nhiều tờ báo in trên toàn thế giới đã tự đóng cửa vì bị truyền thông kỹ thuật số "cướp" mất quảng cáo. Không ít tờ báo in ngay tại Mỹ buộc phải giảm kỳ phát hành, chỉ xuất bản vào cuối tuần vì thu không bù chi.

"Báo in, bỏ thì thương, vương thì tội. Những tờ báo còn sống được ở Mỹ chủ yếu là tuần báo, tạp chí hoặc bán nguyệt san, bởi bộ máy của những tờ báo này nhẹ hơn báo ngày. Tuy nhiên, tương lai của những tờ báo này cũng không mấy sáng sủa bởi thông tin thường chậm hơn internet và đã nhạt đi nhiều.",

GS. John Quelch cho biết. Điều này khiến rất nhiều tờ báo in cho ra đời báo online nhằm thu hút bạn đọc. Tuy nhiên, những tờ báo này thường phải gánh một bộ máy khá cồng kềnh, do đó hiệu quả cuối cùng vẫn không cao. Có thể nói, trong thời đại web 2.0, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được bước đi của mình trong việc xây dựng thương hiệu.

Trong đó, trường hợp Pepsi tại Trung Quốc là một điển hình. Công ty này nhanh chóng đăng tải những video của khách hàng, cho phép bình bầu trực tuyến và những khách hàng chiến thắng sẽ được gặp người nổi tiếng.

Kết quả là có 27.000 ý kiến bình luận.Đáng nói nhất là số người Trung Quốc nghĩ rằng, Olympics được tài trợ chính thức bởi Pepsi nhiều hơn số người cho rằng đó là Coke. Điều này, chỉ mạng xã hội mới có thể làm được, tuy nhiên số doanh nghiệp thực hiện thành công việc đó lại không nhiều.

Theo Marketingchienluoc



Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Marketing trực tuyến: càng suy thoái, càng phát triển

0 nhận xét

Đăng nhận xét