Pages

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Hoat dong cua co may tim kiem - Search Engine

Số lượt xem: 0
Gửi lúc 16:12' 14/01/2010

Hoạt động của cỗ máy tìm kiếm - Search Engine

 search engineThuật ngữ "Cỗ máy tìm kiếm - Search Engine" được dùng chung để chỉ 2 hệ thống tìm kiếm: Một do các chương trình máy tính tự động tạo ra (Crawler-Based Search Engines) và dạng thư mục internet do con người quản lý (Human-Powered Directories).

Hai hệ thống tìm kiếm này tìm và lập danh mục website theo 2 cách khác nhau.


 

Crawler-Based Search Engines - Hệ thống tìm kiếm trên nền tự động

Những cỗ máy tìm kiếm tự động, như Google, tạo ra những danh sách của họ tự động. Chúng sử dụng các chương trình máy tính, được gọi là "robots", "spiders", hay crawlers để lần tìm thông tin trên mạng. khi có ai đó tìm kiếm một thông tin, các Search Engine lập tức hiển thị các thông tin lưu trữ tương ứng. Nếu bạn thay đổi những trang web của các bạn, những cỗ máy tìm kiếm tự động dần dần tìm thấy những sự thay đổi này, và điều đó có thể ảnh hưởng đến bạn được liệt kê như thế nào. Những tiêu đề trang, nội dung văn bản và các phần tử khác đều giữ một vai trò nhất định.

Human-Powered Directories - Các thư mục do con người quản lý và cập nhật

Các thư mục Internet - ví dụ như Dự án thư mục mở - Open Directory Project (Dmoz.org) hòan tòan phụ thuộc vào sự quản lý của con người. Bạn đăng ký website của bạn vào thư mục với một vài dòng mô tả ngắn gọn hoặc các biên tập viên của thư mục viết giúp phần mô tả cho bạn - chúng phù hợp với nội dung và chủ đề của từng danh mục.

Việc thay đổi những trang web của các bạn không có hiệu lực trên danh mục của các bạn. Những thứ hữu ích để cải thiện vị trí xếp hạng với một cỗ máy tìm kiếm không có gì để làm với việc cải thiện một vị trí trong một thư mục. Ngoại lệ duy nhất là một site tốt, với nội dung tốt, có lẽ thích hợp hơn để được xem xét so với một website nghèo nàn.

"Hybrid Search Engines" - Các hệ thống tìm kiếm tổng hợp

Ngày trước, mỗi cỗ máy tìm kiếm sử dụng giải thuật riêng để tạo sự khác biệt. Đã là hệ thống tìm kiếm tự động thì không kèm theo một thư mục internet và ngược lại. Nhưng hiện nay, hầu hết hệ thống tìm kiếm đều là sự tổng hợp của hệ thống tìm kiếm tự động và một thư mục do con người quản lý. Ví dụ, Yahoo có Yahoo Directory, Google có Google directory (dựa trên thư mục Dmoz), MSN và các hệ thống tìm kiếm khác cũng vậy.

Các thành phần của một cỗ máy tìm kiếm tự động

Những cỗ máy tìm kiếm tự động có ba phần tử chính. Đầu tiên là spider, cũng được gọi là crawlers. Spider đến thăm một trang web, đọc nó, và sau đó đi theo sau những mối liên kết tớ những trang khác bên trong website. Có nghĩa là, khi có ai đó tìm kiếm đến một trang, các spiders sẽ ghi nhớ điều đó. Nó sẽ quay lại trang đó và theo chu kỳ 1-2 tháng. Như vậy, nếu trang web được tìm thấy càng nhiều, thì các spiders càng năng quay trở lại hơn và như thế, kết quả tìm kiếm của bạn cũng được cải thiện theo.

Mọi thứ spider tìm thấy đi vào trong phần thứ hai của cỗ máy tìm kiếm, Chỉ mục (the index). Chỉ mục, đôi khi gọi là tài liệu, là một kho lưu trữ khổng lồ chứa đựng một sự sao chép của mọi trang web mà spider tìm thấy. Nếu một trang web thay đổi, thì danh sách này được cập nhật với thông tin mới.

Đôi khi, cần phải có thời gian để các spiders lập chỉ mục cho một trang mới hay một trang được thay đổi nội dung. Như vậy, sẽ có trường hợp: một trang đã được các spiders tìm đến, nhưng lại chưa được lập chỉ mục. Và trong khỏang thời gian này, trang web sẽ hòan tòan không tồn tại trên Search engine.

Phần mềm tìm kiếm chính là phần tử thứ ba của một cỗ máy tìm kiếm. Đây là một chương trình máy tính có chức năng sàng lọc thông tin từ hàng triệu trang tương tự nhau để sắp xếp vị trí từng trang sao cho phù hợp nhất. Đây chính là nơi mà các công ty SEO khai thác để đưa một website nào đó lên vị trí Top khi được tìm kiếm với một hay nhiều từ khóa chỉ định.

Major Search Engines: Các cỗ máy tìm kiếm chính - Giống nhau nhưng cũng khác nhau

Tất cả các cỗ máy tìm kiếm tự động có những phần cơ bản được mô tả ở trên, nhưng có những sự khác nhau trong những phần này trong việc nó được điều chỉnh tác động như thế nào. Đó là lý do tại sao cùng một từ khóa, khi tìm kiếm trên những cỗ máy tìm kiếm khác nhau thường cho ra những kết quả khác nhau. Một ví dụ cụ thể: Nếu bạn đánh một từ khóa, thì Google, Yahoo, MSN, AOL, Ask hay Exactseek đều cho ra các kết quả khác nhau, dù có nhiều website hơi giống nhau.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Hoạt động của cỗ máy tìm kiếm - Search Engine
0 nhận xét

Lam the nao de tang doanh thu cua Google AdSense (Phan 3) - su dung chinh xac tu khoa

Số lượt xem: 363
Gửi lúc 14:53' 03/03/2010

Làm thế nào để tăng doanh thu của Google AdSense (Phần 3) - sử dụng chính xác từ khoá

Một khi bạn đã quyết định chọn các từ khoá tốt nhất để nhắm mục tiêu, cách dễ dàng để trực tiếp thực hiện nó với một số lợi ích SEO là sử dụng những từ khóa trong thẻ Tiêu đề bài viết của bạn. Ví dụ, nói rằng bạn đã quyết định mục tiêu "Làm thế nào để viết một cuốn tiểu thuyết bị đình hoãn." Bạn có thể ghi các tag tiêu đề như thế này: "Làm thế nào để viết một cuốn tiểu thuyết bị đình hoãn - mẹo hiếm và kỹ thuật"

Đặt từ khoá quan trọng nhất đầu tiên, và làm cho thẻ tiêu đề của bạn như mô tả càng tốt. Đối với tôi, cách hiệu quả nhất để nhắm mục tiêu từ khóa được sắp xếp chúng từ từ hầu hết các khó khăn / phím rộng hơn cho trang chủ của bạn tất cả các con đường xuống để tìm kiếm những người thân với ước tính thấp (các từ khóa ít nhất là cạnh tranh) như là những người bạn sẽ được nhắm mục tiêu cho hàng ngày hoặc hàng tuần viết blog của bạn.

Ví dụ, nói tôi chạy một trang web PHP phát triển tập trung vào các tuỳ biến của các mẫu và bố cục. Sau đó, tôi sẽ sử dụng lưu lượng truy cập cao hơn (rộng hơn) từ khóa là từ khóa chính được nhắm mục tiêu trên trang chủ của blog, trong khi tôi sử dụng các từ khóa với các tìm kiếm ít hơn là mục tiêu cho bài viết blog.

Dưới đây là một màn hình mẫu bắn mà thể hiện một cái nhìn sơ bộ cấu trúc blog. Nó bao gồm các trang trước và thẻ đăng Tiêu đề blog:

thiết kế website

Các từ khóa được nhắm mục tiêu theo từ khóa đậm nghiên cứu bằng cách sử dụng quá trình trên. Việc hỗ trợ từ nghiêng đang có để làm thẻ Tiêu đề mô tả và có ý nghĩa hơn.

Ghi nhớ rằng kể từ trang chính / trang phía trước có hầu hết các liên kết trong nước đến từ các miền khác (hầu hết thời gian), các rộng hơn / khó khăn hơn từ khoá sẽ được nhắm mục tiêu vào trang này. Ngoài ra, bài viết blog nên hỗ trợ các chủ đề chính của trang web.

Tại sao kỹ thuật này quan trọng? Ngay khi bạn có nhiều bài đăng trên blog, Google thu thập và lập chỉ mục các URL. Theo sự liên quan của các từ khoá trong thẻ tiêu đề và nội dung của bạn, các công cụ tìm kiếm sẽ trở lại bài viết sâu blog của bạn trong kết quả của mình, góp phần tăng lưu lượng truy cập trang web, do đó có thể tăng thu nhập AdSense của bạn.

Còn nữa....

Xem tiếp
Tác giả: LinkSkyNet
Nguồn tin: http://tuoitretrungoai.com

Bản gốc: Thiết kế website - Làm thế nào để tăng doanh thu của Google AdSense (Phần 3) - sử dụng chính xác từ khoá
0 nhận xét

Chon 1 nhan vien day kinh nghiem co can khong?

Số lượt xem: 597
Gửi lúc 15:15' 26/02/2010

Chọn 1 nhân viên đầy kinh nghiệm có cần không?

Kinh tế suy thoái, thị trường lao động ngày càng căng thẳng, nhiều công ty có xu hướng tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công việc một cách nhanh chóng. Nhưng có một vài lời khuyên đi ngược lại quan điểm này.

Theo nghiên cứu mới nhất của Wharton, những nhân viên có nhiều kinh nghiệm thường cho thấy họ đang phủ nhận những trải nghiệm trước của mình.

 thiết kế website

Ngày nay, các công ty có thể "hào phóng" hơn trong việc đầu tư đào tạo những tân binh chỉ với một chút kinh nghiệm để kiểm soát việc họ phù hợp với chiến lược kinh doanh  và văn hóa công ty mới như thế nào. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đào tạo này có thể cho hiệu quả hơn là chú trọng tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm, những người đến từ nhiều môi trường làm việc khác nhau.

"Bộ phận nhân sự muốn tuyển dụng những người đã làm việc ở lĩnh vực có liên quan để tìm kiếm các kỹ năng cần thiết. Đó là cách khôn ngoan, nhưng chúng ta hãy hỏi xem, liệu đây có phải là tất cả những gì họ mang lại hay không. Họ mang đến những kinh nghiệm khác…tích cực hay tiêu cực? Giáo sư chuyên nghiên cứu về quản lý, Nancy Rothbard ở Wharton, đồng tác giả của một bài báo có tựa đề: Unpacking Prior Experience: How Career History Affects Job Performance. (ông viết cùng với Gina Dokko, trường New York University's Stern School of Business và Steffanie L. Wilk trường Ohio State University's Fisher College of Business).

Dựa vào thuyết tâm lý học, những tác giả này đã khảo sát hồ sơ tuyển dụng ở hai công ty bảo hiểm và ngân hàng. Họ không chỉ đánh giá mức độ ảnh hưởng của những kết quả mà các nhân viên giàu kỹ năng, kinh nghiệm mang lại mà còn ở cả những câu trả lời liên quan đến hiểu biết và nhận thức đã được tích lũy (của nhân viên mới) trong suốt thời gian làm việc trước đó.

Khi nhiều kinh nghiệm hơn có nghĩa là ít thành công hơn

Trong những cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý khi bắt đầu cuộc nghiên cứu của mình, Rothbard và các đồng nghiệp của cô đã nhận ra nhiều vấn đề phức tạp trong các công ty. "Chúng tôi cố gắng tuyển dụng từ các đối thủ cạnh tranh của mình và trả tiền lương theo kinh nghiệm họ có. Tuy nhiên những người này lại thành công rất ít". Một trưởng phòng nhân sự bày tỏ với nhóm nghiên cứu. Còn trưởng phòng ở công ty khác cho biết: "Họ thực sự không có hiệu quả bởi chính kinh nghiệm của họ."

Rothbard cho biết, các nhà điều hành ở công ty bảo hiểm đã tuyển dụng những nhân viên có trình độ và được đào tạo từ các công ty bảo hiểm khác. Trong khi, công ty muốn nhấn mạnh đến dịch vụ khác hàng thì những người mới lại chú trọng đến việc giảm giá thành xuống. Theo Rothbard thì những nhân viên này không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và hơn hết đã xuất hiện một sự xung đột, khác biệt trong văn hóa kinh doanh và chiến lược của công ty.

"Các nhà quản lý cố gắng ép họ phải làm theo hướng này, hướng kia trong khi đó lại không hướng dẫn cách làm như thế nào thì rõ ràng anh ta cũng không thể biết." Rothbard giải thích. "Anh ta có những kỹ năng để làm việc và linh hoạt trong công việc của mình nhưng …rốt cuộc thì anh ta không thể phù hợp với chiến lược, quy tắc của công ty mới. Vô hình chung, những kinh nghiệm lại trở thành cái bẫy để bẫy anh ta."

Rothbard miêu tả việc tuyển dụng như là tập hợp các quy tắc và kinh nghiệm để định hình sự phản ứng của nhân viên với công việc của họ, hoặc đó là những kỹ năng, hiểu viết có liên quan đến lĩnh vực, nghề nghiệp mà họ mang đến trong công việc.

Theo bài báo, "Thói quen, công việc hằng ngày góp phần cho những thành công ở một công ty này có thể không phù hợp với công ty khác. Vấn đề ở đây là mối quan hệ giữa kinh nghiệm có liên quan và kết quả công việc không khả quan."

Rothbard và các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta biết được một khái niệm khá thú vị rằng các quy tắc và nhân viên trong văn hóa của một công ty không dễ dàng thay đổi khi họ vượt qua ranh giới công ty. "Các loại thay đổi này thực sự không được thảo luận khi họ nói về sự di chuyển trong thị trường lao động. Chúng ta cho rằng mọi người có thể ăn khớp được với nhau và sẽ làm việc tương tự nhau trong các môi trường khác nhau."

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát quá trình làm việc của hơn 7.200 nhân viên và ứng viên để tìm ra mối quan hệ giữa kinh nghiệm trước và hiệu quả làm việc của họ. Kết quả cho thấy, đã có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa kinh nghiệm trước, hiểu biết và những kỹ năng trong công việc. Tuy nhiên, lúc này, các mẫu kết quả cho thấy kinh nghiệm trước không phải luôn luôn là dấu hiệu để khẳng định hiệu quả làm việc cao.

Yếu tố cần xem xét: sự phù hợp về văn hóa

Cũng trong cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu đã thể kiểm tra quá trình tuyển dụng để đặt ra các câu hỏi liên quan giữa sự phù hợp về văn hóa công ty và hiệu quả làm việc của nhân viên. Họ đã đo mức độ phù hợp của từng nhân viên với môi trường làm việc mới. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có khả năng thích ứng cao với môi trường mới không thể hiện mối quan hệ tiêu cực giữa kinh nghiệm trước và hiệu quả công việc.

Đối với những nhân viên cảm thấy họ phù hợp với văn hóa công ty thì những ảnh hưởng tiêu cực của kinh nghiệm trước không thể hiện rõ ràng. Đối với những nhân viên, những người nói rằng họ không phù hợp với văn hóa công ty thì đó chính là dấu hiệu biểu lộ ảnh hưởng tiêu cực của kinh nghiệm trước.

"Nếu doanh nghiệp bạn thay đổi, bạn cần cân nhắc để cố gắng đào tạo lại cho mọi người, không chỉ ở các kỹ năng mà còn ở chính giá trị của họ." Rothbard gợi ý.

Theo ông, các công ty rất muốn có những chương trình đào tạo của các cố vấn để giúp những nhân viên mới từ nhiều công ty khác có thể hiểu hơn môi trường làm việc mới. "Tôi biết, dường như thật kỳ quặc nếu bạn tuyển dụng ai đó có nhiều kinh nghiệm để sau này nói rằng "Đây là người cố vấn của bạn". Nhưng có thể họ cần một người cố vấn về giá trị của công ty chứ không phải là những kỹ năng cần thiết cho công việc." Rothbard nhấn mạnh.

Rothbard cho biết khi các công ty tuyển dụng nhân viên giàu kinh nghiệm thì họ có có xu hướng tin tưởng vào kinh nghiệm đó và cách này để thay thế cho việc đào tạo. "Có thể họ phải trả lương cao cho những người này và đầu tư ít hơn trong việc đào tạo nhưng chúng tôi cho rằng đó là một sai lầm. Bạn cần nghĩ cẩn thận về việc đào tạo và sự hòa nhập để giảm đi những ảnh hưởng tiêu cực khi họ không biết cần phải làm thế nào với công việc mới"

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một dữ liệu phân tích để thấy rõ hơn vai trò của sự chuyển đổi các kỹ năng cũng như văn hóa công ty. Nghiên cứu cho thấy lợi thế của của kỹ năng, hiểu biết trước đó của nhân viên mới sẽ giảm đi theo thời gian."

"Qua thời gian, khi các cá nhân được hoà nhập trong môi trường mới, những kinh nghiệm trong công việc trước sẽ không thể hiện được nhiều khi họ chứng minh khả năng trong công việc mới. Điều này cho thấy, giá trị mà nhân viên mới mang đến có thể về cơ bản là không nhiều"

Những kết quả nghiên cứu của nhóm Rothbard sẽ giúp các công ty phát triển chiến lược tuyển dụng và đào tạo để phù hợp với văn hóa của mình. "Nếu bạn có một chiến lược văn hóa công ty đủ mạnh và rõ ràng, bạn hãy nghĩ cẩn thận về việc bạn muốn tuyển dụng người nhiều kinh nghiệm hay bạn muốn tuyển dụng người ít kinh nghiệm rồi đầu tư nhiều hơn để đào tạo họ theo mô hình của bạn". Nếu lợi thế cạnh tranh của bạn là văn hóa công ty thì bạn cần cẩn thận khi lựa chọn người đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành và xem kinh nghiệm trước đó sẽ mang đến điều tích cực hay tiêu cực cho công ty như thế nào?" Rothbard đưa ra lời khuyên.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Chọn 1 nhân viên đầy kinh nghiệm có cần không?
0 nhận xét

thu tieu khien moi cua hacker!

Số lượt xem: 249
Gửi lúc 14:58' 28/01/2010

thú tiêu khiển mới của hacker!


Những ngày cuối năm 2002, hàng loạt website nổi tiếng lần lượt bị "luộc" domain name (tên miền). Tất cả các truy cập vào những website này đều bị chuyển về site của một nhân vật có biệt danh là beyeu. May mắn thay, vụ beyeu này cũng nhanh chóng kết thúc khi Enom - nhà cung cấp domain name nổi tiếng thế giới - sửa chữa lỗi bảo mật. Tuy nhiên, kể từ "sự kiện" beyeu, trong giới hacker, nhất là những hacker mới lớn, đã hình thành nên một trào lưu mới: săn domain name.

Những kẻ săn domain name

Trong hơn một năm vừa qua, các chuyên gia bảo mật trên thế giới đã phát minh khá nhiều kỹ thuật tấn công mới, chủ yếu nhắm vào các ứng dụng web như SQL Injection, Cross Site Scripting, Session Hijacking (+)... Số người nắm vững những kỹ thuật này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tuy nhiên số người biết cách sử dụng chúng đủ để phá hoại thì hằng hà sa số.

Đa số các registrar (nơi cho phép đăng ký và quản lý domain name) như Enom, Godaddy, Stargateinc... đều chạy hệ điều hành Windows, ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho các ứng dụng web là ASP với cơ sở dữ liệu là Microsoft SQL server. Đây được xem là môi trường rất lý tưởng để nuôi... bug (từ dùng để chỉ lỗ hổng bảo mật). Thế là các registrar lại trở thành bãi chiến trường của các hacker và cũng là nơi để mưu cầu... sự nổi tiếng.

Lần lượt từ Stargateinc đến Enom, chuyển qua Godaddy, rồi đến registerfly.com, register.com, và gần đây nhất là OnlineNic.com đều trở thành nạn nhân của giới hacker VN. Đó là chưa kể hàng trăm registrar nhỏ khác được các hacker tấn công lẻ tẻ cho vui cũng như làm nơi để họ thực hành các kỹ thuật mới.

Cộng đồng Internet VN rơi vào tình trạng vô cùng hỗn loạn bởi vì domain name của các website cứ đội nón ra đi, đến nỗi unknown, biệt danh một webmaster khá nổi tiếng, đã đưa ra lời khuyên: "Nếu bạn đăng ký domain name cho website của mình, hãy giấu nó đi, đừng cho đám săn domain biết, bởi vì nếu chúng biết có nghĩa là bạn hãy vắt óc mà nghĩ ra một domain name đẹp khác và quên domain name cũ đi".

Nổi đình nổi đám trong các nhóm chuyên săn domain name có nhóm hacker tự xưng là Black Hat Ass. (BHA). Đứng đầu nhóm này là một hacker còn khá trẻ tuổi, biệt danh Huyremy, sinh viên một trường đại học ở Hà Nội. Huyremy nổi danh trong giới hacker khi tấn công vào Enom và cướp lấy domain name của website ZideanArt.com, một website về đồ họa rất nổi tiếng và hoàn toàn miễn phí của giới designer VN. Lý do khá đơn giản: giới designer dám chê nhóm hacker của Huyremy (!?). Tiếp sau đó, lần lượt Diendantinhoc.com, Amthuc.com đều trở thành nạn nhân của Huyremy.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - thú tiêu khiển mới của hacker!
0 nhận xét

Truy cap Apple Mac OS X tu xa qua Windows

Số lượt xem: 335
Gửi lúc 14:38' 13/04/2010

Truy cập Apple Mac OS X từ xa qua Windows

Tiện ích Remote Desktop trong Windows XP và Windows 2003 cho phép bạn thấy màn hình hiển thị của máy điều khiển xa và có thể điều khiển nó bằng chuột và bàn phím ở máy tính bạn đang ngồi, như thể bạn đang ngồi trực tiếp trước máy tính đó.

Giả sử chúng tôi có 3 Apple Mac OS X Server trên phòng máy chủ và muốn điều khiển xa nó trên một notebook Windows XP. Apple có cung cấp một tiện ích Apple Remote Desktop (ARD) đi kèm, tuy nhiên không thấy bất cứ thứ gì cho phép sử dụng Windows để truy cập từ xa Apple thông qua ARD.

Các chuyên gia phát của Redstone Software Inc, đã đưa ra một sản phẩm giúp chúng ta có thể kết nối từ xa giữa hai nền tảng này với nhau, đó chính là OSXvnc.

OSXvnc for Mac OS X

Có thể cài đặt VNC server trên máy chủ Mac OS X Server, sau đó sử dụng bất cứ bộ VNC viewer trên máy tính Windows nào, chẳng hạn như TightVNC, RealVNC hoặc UltraVNC. Nó là các chương trình mã nguồn mở, nên đó là lý do tại sao có nhiều phiên bản VNC đến vậy. Tuy nhiên không quan tâm đến điều đó, bất cứ phiên bản nào cũng đều rất tốt.

Chúng tôi đã kết nối thành công đến một máy chủ Mac OS X của mình mặc dù đã nhận được thông báo lỗi "unknown message type 255″, tuy nhiên có một số vấn đề kết nối đến hai máy chủ Mac OS X còn lại.

unknown message type 255

Cả hai đều được thiết lập hoàn toàn giống nhau và điều này làm chúng tôi không hề có ý tưởng tại sao nó lại không làm việc với hai máy chủ này.

Khi kết nối bằng RealVNC, một thông báo lỗi "No matching security types. Do you wish to attempt to reconnect to Server2?" đã xuất hiện.

Sau khi thử sử dụng TightVNC để kết nối và lại xuất hiện thông báo lỗi "Incompatible Version".

Chắc hẳn có một vấn đề gì đó không đúng với máy chủ vì cả hai lần thử chúng đều không làm việc. Chưa thể hiểu tại sao nó làm việc chỉ với một Mac OS X Server, còn hai máy còn lại thì không.

Xem xét kỹ chúng tôi đã thấy VNC sử dụng cổng 5900 để kết nối và cũng thấy rằng OSXvnc trên các máy chủ đã tự động thay đổi cổng kết nối thành 5901 tên các thiết lập.

Kiểm tra VNC viewer và không tìm ra nơi nào mà ở đó có thể định nghĩa cổng kết nối. Điều đó có nghĩa rằng phải kết nối đến cổng mặc định 5900! Và VNC server đang được thử nghiệm là 5901! Rõ ràng như vậy hiện tượng không kết nối sẽ xảy ra.

Giải pháp đơn giản cho "No matching security types" và "Incompatible Version" là định nghĩa cổng tại VNC Viewer của bạn.

Hãy xem xét kỹ lưỡng và bảo đảm rằng sử dụng dấu "::" phía sau địa chỉ IP vì dấu ":" sẽ không làm việc.

Lúc này bạn sẽ có khả năng truy cập từ xa tới các máy tính Apple từ Windows.

Chắc chắn bạn sẽ muốn hỏi tại sao VNC server lại thay đổi cổng của nó thành 5901 và không sử dụng cổng 5900 mặc định?

Điều này là vì bạn phải kích hoạt Apple Remote Desktop (ARD), mà ALSO sử dụng cổng 5900. Apple Remote Desktop cũng dựa trên VNC nhưng chúng đã thay đổi nhiều và đó là lý do tại sao bạn không thể sử dụng VNC viewer.

Hy vọng bài hướng dẫn này sẽ cung cấp giải pháp cho các vấn đề "No matching security types" và "Incompatible Version" khi kết nối từ Windows đến Mac OS X thông qua VNC.

Theo QuanTriMang (Theo Raymond)


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Truy cập Apple Mac OS X từ xa qua Windows
0 nhận xét

Qua kho de bao ve Thuong hieu tren mang Internet ?

Số lượt xem: 1283
Gửi lúc 11:06' 27/07/2009

Quá khó để bảo vệ Thương hiệu trên mạng Internet ?

Liên tục trong những ngày qua, hiện tượng một loạt tên miền của các báo và ngân hàng bị đầu cơ như một hồi chuông báo động đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như với các tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu mình trên Internet. Những tưởng sẽ có những động thái tích cực từ phía các doanh nghiệp để sở hữu ngay tên miền cấp cao .VN; nhưng rồi sự thờ ơ của các DN cộng hưởng với sự thức thời của của những kẻ đầu cơ lại khiến câu chuyện về những tên miền "trôi nổi" tiếp tục được nhắc tới.


Cách đây chưa đầy 5 năm, Cà phê Trung Nguyên được biết đến như một công ty đi đầu về chiến lược tạo dựng thương hiệu và những phương thức bảo vệ, khuếch trương thương hiệu của mình. Trung Nguyên chú trọng phát triển thương hiệu riêng cả ở thị trường trong nước và quốc tế, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng Internet. Tuy vậy, bài học về tên miền trungnguyen.com vẫn được nhắc đến nhiều như một ví dụ điển hình về sự thờ ơ của các doanh nghiệp Việt Nam với việc đăng ký tên miền Internet. Năm 2001, khi tên miền trungnguyen.com bị một cá nhân nhanh chân đăng ký; Công ty TNHH Trung Nguyên đã không thể giải quyết được tranh chấp để lấy lại tên miền mang thương hiệu của mình, và mãi 2 năm sau, Trung Nguyên mới chính thức đăng ký cho mình tên miền cấp 3: trungnguyen.com.vn. Ngày 15/8/2006, ngay trong ngày đầu tiên Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức xét duyệt và cấp phát tự do tên miền cấp 2 . VN, tên miền trungnguyen.vn được công bố đã có chủ thể đăng ký. Điều đáng nói là tên miền này được đăng ký bởi Công ty cổ phần Kiến Cường , một đơn vị đã nhanh chân đăng ký để sở hữu hàng loạt các tên miền mang thương hiệu nổi tiếng khác. Người ta tự hỏi liệu sẽ cần bao nhiêu lần "ngã giá" để Trung Nguyên tìm lại được hình ảnh và thương hiệu của chính mình trên mạng Internet; và chuyện gì sẽ xảy ra nếu ngay ngày hôm sau, công ty Kiến Cường dùng tên miền trungnguyen.vn làm địa chỉ Internet dẫn đến trang web có quảng bá thông tin về một sản phẩm cà phê thứ cấp khác mà không phải là Cà phê Trung Nguyên ?!?

Bài toán về giá trị thương hiệu

Trungnguyen.vn chỉ là một trong số rất nhiều những tên miền tiếp tục bị đầu cơ sau ngày 14/8. Lilama.vn; petrolimex.vn; vinaconex.vn; dongtam.vn là những tên miền được chú ý nhiều khi mà chúng chính là những địa chỉ định danh và thể hiện thương hiệu trên Internet của các tập đòan và công ty lớn. Làm một phép tính nhỏ; nếu giả sử tổng giá trị tài sản của Tổng công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) khoảng 1 triệu USD, tức là ở mức khiêm tốn hơn rất nhiều so với thực tế, thì chi phí chưa đầy 100 USD để công ty này đăng ký tên miền vinaconex.vn chỉ chiếm tỷ lệ 0.01%. Tuy vậy, qua 2 giai đoạn xét duyệt ưu tiên, vinaconex.vn vẫn bỏ ngỏ, và hệ quả tất yếu là chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ sau thời điểm VNNIC cấp phát tên miền tự do theo nguyên tắc "đăng ký trước, cấp trước", tên miền vinaconex.vn đã bị đăng ký bởi một công ty TNHH "nhanh chân".

Ông Lee Johnson, chủ tịch tập đoàn CNTT Hi-Tek, Inc. (www.VN), Hoa Kỳ phát biểu.
"Cuộc chiếm hữu đất đai lớn nhất trong lịch sử đang diễn ra hàng ngày. Nhưng đây không phải là đất đai thật mà là đất của một nền kinh tế mới - tên miền
(Internet Domain Name) hay địa chỉ web site- đã trở thành hàng hóa có giá trị mới trên
thế giới". Việc các công ty tại Việt Nam chủ quan không đăng ký tên miền và bảo vệ thương hiệu của mình trên mạng Internet là một điều đặc biệt nguy hại, gây ảnh hưởng lớn đến danh tiếng cũng như hoạt động chung của công ty. Đó là chưa kể đến nguy cơ họ phải bỏ ra một khỏan tiền không nhỏ để tìm lại quyền sở hữu đối với những tên miền giá trị của chính mình."

Theo ông Lee, mức chi phí tối thiểu để một công ty có thể nhờ đến sự can thiệp của tổ chức giải quyết tranh chấp quốc tế WIPO (World Intellectual Property Organization) là 2.500 USD. Với mức chi phí cơ bản này, DN sẽ còn phải tốn mất rất nhiều thời gian, công sức cũng như những khoản chi khác để theo đuổi quá trình khiếu nại; mà khả năng để lấy lại tên miền mang thương hiệu của mình cũng không hề chắc chắn. Mặc dù vậy, ngay cả những điều này cũng là vô nghĩa khi nguyên tắc cấp phát của VNNIC ở giai đoạn tiếp theo đã rất rõ ràng: "ai đăng ký trước – cấp phát trước".
Chỉ cần chậm chân 1 giây thì các doanh nghiệp đã để tên miền mang thương hiệu mình rơi vào tay chủ thể khác, mà có thể đó lại là chính đối thủ cạnh tranh của mình. Không có cơ sở để khiếu nại, các doanh nghiệp, công ty hay tập đòan lớn chỉ còn cách thỏa hiệp, thống nhất một mức giá nhất định với kẻ đầu cơ để mua lại tên miền.

Chuyện còn phải nói mãi

Khi các doanh nghiệp phải đi mua lại tên miền, vô hình chung họ trở thành những khách hàng béo bở của những kẻ đầu cơ. Hiểu được tâm lý của người đại diện các công ty, và nắm trong tay giá trị thương hiệu của công ty đó, kẻ đầu cơ có thể phát ra những mức giá "không tưởng". Tuy vậy, áp lực về uy tín, về thương hiệu tác động lên các công ty là rất lớn. Tới lúc này, họ mới nhận ra sự cần thiết phải bảo vệ thương hiệu của mình quan trọng đến mức nào; chi phí hàng trăm, hàng nghìn hay thậm chí hàng vạn USD sẽ không còn là vấn đề; các tổng công ty hay tập đoàn lớn sẽ chỉ quan tâm đến việc để làm sao lấy lại tên miền định danh thương hiệu của mình, tránh việc bị các đối thủ khác sử dụng các tên miền này để truyền bá những thông tin bất lợi cho tổ chức trên mạng Internet. Vô tình họ đã đáp ứng tốt mục đích trục lợi cho những kẻ đầu cơ, và chi phí mà các công ty này phải bỏ ra là cái giá quá đắt phải trả cho sự thờ ơ và chậm chân mà đáng ra họ có thể khắc phục ngay từ đầu.

Trên thế giới, nhiều tên miền có trị giá hàng triệu USD như Business.com được định giá 7,5 triệu USD, beer.com - 7 triệu USD, Korea.com - 5 triệu USD; công ty máy tính Compag phải mua lại tên miền Atlavista.com với giá 3.35 triệu USD. Chắc rằng, khó có một công ty nào ở Việt Nam có thể chi ra những khoản tiền khổng lồ như vậy để mua lại một tên miền mang thương hiệu của mình trên Internet. Song dường như sự thiếu "mặn mà" về vấn đề bảo vệ thương hiệu, cùng với nhận thức chưa đầy đủ về xu thế hội nhập toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn tiếp tục tạo nên những câu chuyện "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại chính là những hồi chuông báo động, cảnh tỉnh cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào về giá trị của uy tín và thời cơ.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Quá khó để bảo vệ Thương hiệu trên mạng Internet ?
0 nhận xét

Tam nhin va Su mang cua thuong hieu

Số lượt xem: 2237
Gửi lúc 23:04' 11/08/2009

Tầm nhìn và Sứ mạng của thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của một thương hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới.

Sứ mạng của một thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó.



Tầm nhìn thương hiệu

 

Tầm nhìn thương hiệu gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của một thương hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới. Tầm nhìn là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra của một thương hiệu trong tương lai. Khi đề cập đến một ý định, một mục đích mang tính chiến lược, chúng ta thường hay hình tượng hóa nó bằng một hình ảnh của tương lai. Tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo, một điều lý tưởng. Nó mang tính lựa chọn một trong những giá trị tuyệt vời nhất của một thương hiệu. Tầm nhìn còn có tính chất của một sự độc đáo, nó ám chỉ đển việc tạo ra một điều gì đó đặc biệt.

 

Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động đường dài cho một thương hiệu. Vai trò của tầm nhìn giống như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được đâu là việc cần làm và đâu là việc không cần làm của một thương hiệu.

 

Tầm nhìn thương hiệu của Tập đoàn khách sạn Sofitel ngắn gọn nhưng đã thể hiện được khát vọng trở thành một tiêu chuẩn của sự tuyệt hảo:  "Được công nhận là thước đo của sự tuyệt hảo trong ngành khách sạn rất cao cấp trên thế giới"

 

Tầm nhìn thương hiệu của IBM thể hiện vị thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghệ cao: "Tại IBM, chúng tôi phấn đấu để luôn giữ vị trí một công ty dẫn đầu về sáng tạo và phát triển trong ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm hệ thống máy tính, phần mềm, hệ thống mạng, thiết bị lưu trữ, và vi điện tử. Chúng tôi truyển tải công nghệ cao sang giá trị thiết thực cho khách hàng thông qua các giải pháp và dịch vụ chuyên nghiệp trên toàn thế giới". Đây là tầm nhìn được vị chủ tịch mới của IBM, Low Gerster lập ra vào đầu thập niên 90 khi IBM gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. " Điều đầu tiên tôi cần làm ngay lập tức là xây dựng một tầm nhìn mới cho IBM"

 

Tầm nhìn thương hiệu là trọng tâm của một chiến lược thương hiệu:

 

 

Khi đã có một tầm nhìn cho tương lai của một thương hiệu, trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải truyền tải tầm nhìn này đến mọi thành viên của tổ chức, biến nó thành một tầm nhìn chung được chia sẻ bởi tất cả mọi người. Tầm nhìn thương hiệu phải đạt được các tiêu chuẩn

 

-          Thống nhất một mục tiêu xuyên suốt của công ty ở mọi cấp

-          Tạo sự nhất quán trong việc lãnh đạo

-          Động viên tinh thần nhân viên và quản lý

-          Định hướng sử dụng nguồn tài nguyên

Tạo tiền đề cho việc xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu trong cùng một định hướng.

Sứ mạng thương hiệu

 

Sứ mạng của một thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó.

 

Việc xác định một bản tuyên bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của một thương hiệu. Trước hết, nó tạo cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dấn đến các đối tượng liên quan (khách hàng, cổ đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình.

 

Một bản tuyên bố sứ mạng tốt phải được xây dựng trên cơ sở định hướng khách hàng, cho thấy ý nghĩ, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của công ty đối với khách hàng. Sứ mạng công ty cần dựa trên nền tảng là khung hình 3 chiều của Dereck F.Abell về trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Đó là:

 

 

9 nhân tố cấu thành chủ yếu của một bản tuyên bố về sứ mạng

 

Khách hàng: Ai là người tiêu thụ sản phẩm của công ty?

 

Johnson & Johnson "Chúng tôi tin rằng trách nhiệm hàng đầu của mình là đối với các bác sĩ, y tá, bệnh nhân, các bà mẹ và tất cả những người khác, họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi"

 

Sản phẩm hay dịch vụ: dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?

 

Sứ mạng của  Standard Oil Company "Standard Oil tiến hành sản xuất và kinh doanh dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao cho xã hội từ các nguyên vật liệu này, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ liên hệ đáng tin cậy với mức giá hợp lý cho người tiêu thụ"

 

Thị trường:Công ty cạnh tranh ở đâu?

 

Sứ mạng của Corning Glass Works "Chúng tôi cống hiến cho sự thành công hòan toàn của công ty Corning Glass Works như là một công ty cạnh tranh toàn cầu"

 

Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của công ty hay không ?

 

Sứ mạng của Control Data "Control Data kinh doanh công nghệ điện tóan và vi điện tử ứng dụng trong 2 lĩnh vực tổng quát. Phần cứng liên hệ đến điện tóan, các dịch vụ hỗ trợ trong ngành điện tóan bao gồm việc xử lý bằng máy vi tính, thông tin, giáo dục và tài chính"

 

Quan tâm đến sự sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: Công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không?

 

Sứ mạng của Nhà xuất bản Mc Grawhill "Phục vụ nhu cầu toàn cầu đối với sự hiểu biết ở mức lợi nhuận hợp lý bằng cách thu thập, đánh giá, sản xuất và phân phối các thông tin có giá trị để làm lợi cho độc giả, nhân viên, tác giả, nhà đầu tư và xã hội"

 

Triết lý: Đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các triết lý của công ty ?

 

Sứ mạng Mary Kay Comestics "Tất cả triết lý của Mary Kay dựa trên qui luật vàng: Tinh thần chia sẻ và quan tâm, nơi đó con người sẵn sàng biếu tặng thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của họ"

 

Tự đánh giá: năng lực đặc biệt hoặc ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty là gì?

 

Sứ mạng của Crown Zellerbach "Crown Zellerbach vượt đối thủ cạnh tranh bằng cách giải phóng những khả năng hữu ích và sáng tạo cùng với năng lực tiềm tàng của mỗi nhân viên"

 

Hình ảnh cộng đồng: Hình ảnh cộng đồng có phải là mối quan tâm chủ yếu của công ty hay không?

 

Sứ mạng của Công ty hóa chất Dow Chemical "Chia sẻ trách nhiệm đối với thế giới trong việc bảo vệ môi trường"

 

Quan tâm đến nhân viên: Thái độ của công ty đối với nhân viên như thế nào?

 

Sứ mạng của Tập đoàn The Wachovia Corporation "Tuyển mộ, phát triển, kích thích, khen thưởng và duy trì những nhân viên có khả năng đặc biệt, cung cấp cho họ những điều kiện làm việc thuận lợi, sự lãnh đạo tốt, trả lương dựa vào thành tích và công việc, chương trình phúc lợi có khả năng thu hút cao, cơ hội thăng tiến và mức độ cao của sự bảo đảm công ăn việc làm"

 

Quá trình thành lập bản tuyên bố về sứ mạng:

 

Ngọc QuangCông ty Thương Hiệu LANTABRAND – sưu tập và lược dịch


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tầm nhìn và Sứ mạng của thương hiệu
0 nhận xét

Cong nghe PLC buoc sang giai doan moi

Số lượt xem: 284
Gửi lúc 09:15' 22/04/2010

Công nghệ PLC bước sang giai đoạn mới

Hôm nay, Liên minh dây điện HomePlug (HomePlug Powerline Alliance) vừa cho biết tổ chức chuẩn hoá IEEE đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch tài trợ cho Dự thảo chuẩn P1901. Đây là chuẩn truyền tải băng rộng trên đường dây điện, và dự kiến bản chính thức sẽ hoàn tất và được thông qua vào tháng 9/2010.

Công nghệ băng rộng trên dây điện (BPL) đang từng bước lớn mạnh. Nhờ các tiến triển của nhóm làm việc IEEE P1901 nên giới công nghiệp đã để ý và bỏ phiếu với tỉ lệ 81% đồng ý. Đây là trường hợp duy nhất một chuẩn phức tạp như 1901 được thông qua ngay trong lần bỏ phiếu đầu tiên.

P1901 dựa trên HomePlug AV, do đó cũng tương thích với hàng triệu thiết bị đang sử dụng công nghệ này. Bản dự thảo 3.0 của P1901 hoàn thiện đến mức IEEE đã tiến hành bán mô tả kĩ thuật cho các nhà phát triển. Từ bây giờ, các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ và các công ty Smart Grid đã có thể đẩy nhanh việc phát triển và hoàn toàn yên tâm về một chuẩn truyền thông trên dây điện thống nhất trên toàn thế giới.


Xem tiếp
Nguồn tin: thông tin công nghệ

Bản gốc: Thiết kế website - Công nghệ PLC bước sang giai đoạn mới
0 nhận xét

Xay dung thuong hieu: Lam the nao de viec sap nhap va mua lai (M&A) thanh cong?

Số lượt xem: 404
Gửi lúc 09:02' 29/09/2009

Xây dựng thương hiệu: Làm thế nào để việc sáp nhập và mua lại (M&A) thành công?

Việc các thương hiệu lớn xuất hiện nhiều trên các mặt báo về sự thành công của các phi vụ sáp nhập trị giá hàng tỉ USD là minh chứng rõ ràng cho sự trở lại thành công của hình thức M&A (Merge &  Acquisition) này. Và cho dù những hợp đồng sáp nhập thành công hay thất bại thì những hợp đống có giá trị "siêu" lợi nhuận đã mang đến một số sự việc ngoài mong đợi.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí quản lý mà còn cả trong việc tăng trưởng thu nhập của các công ty sáp nhập.

 

Đơn cử như trường hợp của công ty Procter & Gamble. Nhờ vào việc mua lại Gillette mà P&G hy vọng sẽ tăng 1% thu nhập toàn công ty. Theo lý luận của các công ty sáp nhập gần đây, bao gồm cả Ngân hàng Mỹ, MBNA, Pernod Ricard và Allied Domecq, họ đã dựa vào khả năng kết hợp của các công ty để phát triển và nhắm vào đối tượng là khách hàng và thị trường mới.

 

Tuy nhiên, theo một quy luật chung thì các công ty chuẩn bị sáp nhập hầu như đã không tiên liệu được những kết quả "dài hơi". Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 70% các công ty đã sáp nhập không đạt được những mục tiêu tăng trưởng tài chính mà họ đã đề ra trước đó. Những vấn đề này còn phức tạp hơn nữa khi các công ty vẫn còn quá nhiều những nhãn hiệu phải quản lý và vẫn phải phục vụ những đối tượng khách hàng khác nhau.

 

Hầu hết các công ty đều không lường trước được những khó khăn và phức tạp của hợp đồng M&A khi cùng quản lý quá nhiều nhãn hàng một lúc. Thông thường thì các công ty vô tình bỏ quên các khách hàng thân quen trong khi lại quá quan tâm đến việc cắt giảm chi phí và kết hợp hoạt động theo guồng máy đã định sẵn. Republic Industries là một ví dụ cụ thể. Công ty này rất nổi tiếng trong việc cho thuê xe hơi vận chuyển và với những hoạt động hướng về đối tượng khách hàng khác của Alamo và National sau khi bị mua lại đã gây ra không ít sự nhầm lẫn cho các nhóm khách hàng, dẫn đến sự không "hoà hợp" của các nhãn riêng và Republic phá sản như một tất yếu.

 

Nếu một công ty mới kết hợp hy vọng đạt được những mục tiêu tăng trưởng, thì các chuyên viên thương hiệu cần phải tạo ra một sự kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng là đối tượng chính và sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Nếu việc sáp nhập không giúp cho doanh nghiệp mới nắm bắt thêm các khách hàng mới, có thêm nhiều cổ phần hoặc tạo ra những giá trị cao hơn thì tốt nhất là không nên tiếp tục thực hiện hợp đồng M&A.

 

M&A được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

 

Nghĩ đến khách hàng đầu tiên

 

Một hợp đồng M&A thành công là khi các hợp đồng này khởi động bằng việc nhắm vào từng đối tượng khách hàng thích hợp của từng loại nhãn hiệu và của cả nhóm sản phẩm chung. Nhóm khách hàng đối tượng cần phải đủ rộng để đảm bảo thời gian và  sự chú ý cần thiết cho việc xây dựng một nhãn hiêu thật sự và đủ khác để "thu nhỏ" nhóm các đối tượng. Sáp nhập là cơ hội duy nhất để nghĩ đến các khách hàng một cách đầy đủ hơn, chu đáo hơn. Kết hợp dữ liệu của khách hàng và thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường mới trong suốt quá trình hợp nhất sẽ đẩy mạnh vịêc thu mua các sản phẩm và tăng vị thế cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường. Các thoả thuận này càng toàn diện thì các chuyên viên thương hiệu càng có thể lựa chọn kết cấu và phương thức quản lý các nhãn hiệu sáp nhập một cách tốt hơn.

 

Hãy kiểm soát chính thương hiệu của mình trước khi chúng có thể "điều khiển" bạn

 

Bằng việc xác lập vị trí của mỗi thương hiệu trong danh mục đầu tư của toàn công ty đã có thể giúp cho công việc kinh doanh ngày càng phát triển thuận lợi. Các quyết định đầu tư thường yêu cầu sự vững chắc và bao gồm các yếu tố: các bản phân tích chi tiết khách hàng "mục tiêu", tình hình phát triển của nhãn hiệu, các cơ hội và hiệu quả "dài hơi" của các nhãn hiệu trong kết quả kinh doanh. Có nhiều lựa chọn có sẵn giúp cho việc sáp nhập đạt kết quả tối ưu. Hoặc, nhờ có sự hỗ trợ tốt hơn của các nhãn hiệu mạnh thì các nhãn hiệu yếu hơn có thể phát triển các sản phẩm "cơ bản" và dịch vụ liên quan. Sự hỗ trợ qua lại có thể giúp phát triển nhãn hiệu nhờ vào sự tin tưởng và giúp đỡ bán các sản phẩm "chéo".

 

Biết cách tổ chức, tạo dựng thành công:

 

Mua lại thương hiệu là cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh đa thương hiệu. CMO ( giám đốc marketing) cần hợp sức với CEO (giám đốc điều hành) và các chuyên gia thương hiệu khác để quản lý và giúp đỡ, phát triển xây dựng cấu trúc thương hiệu công ty trong dài hạn. Giám đốc thương hiệu cần thể hiện vai trò của mình trong việc phát triển ý tưởng ra thực tế và có hiệu quả cao. Người đề xướng cũng cần biết cách quản lý, có năng lực và biết cách tổ chức để thành công. Cuối cùng, thước đo một dự án thành công là cách họ chứng tỏ nhãn hiệu họ đang quản lý đạt được hiệu quả tốt trong kinh doanh.

 

Thông qua tất cả các chiến dịch quảng cáo từ các hợp đồng M&A, "lịch sử" đã chứng minh rằng các thành công thường của các hợp đồng này thường có chiều hướng xuống theo thời gian và thấp hơn so với mức họ đã dự tính trước đó. Người kinh doanh cần luôn thường xuyên theo dõi để xác định tiết kiệm chi phí thông qua việc hợp nhất các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, con người và bộ máy làm việc, và sự phát triển lâu dài của một hợp đồng "hậu" M&A  là minh chứng rõ rành cho sự thành công của loại hình "hợp đồng "này. Để đạt những thành công nhất định, các công ty cần thấu hiểu hơn nữa, và sữ dụng một cách hiệu quả cấu trúc thương hiệu để thuyết phục khách hàng quyết định lựa chọn thương hiệu của mình.

 

Ken Fenyo (Thùy Vân - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch từ marketingprofs.com)
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xây dựng thương hiệu: Làm thế nào để việc sáp nhập và mua lại (M&A) thành công?
0 nhận xét

“Thuong mai sieu nho” se thanh cong lon

Số lượt xem: 529
Gửi lúc 00:05' 31/07/2009

"Thương mại siêu nhỏ" sẽ thành công lớn

Kinh doanh trên Internet nhận thấy những sản phẩm giá thật thấp đang mang lại doanh số và tăng trưởng của họ. Âm nhạc là một trong những lĩnh vực "béo bở" nhất. Mua bài hát, nhạc chuông trên mạng với giá trị 1USD hoặc truy nhập vào máy tính của văn phòng từ bất kỳ nơi nào với giá không đến 10 USD/tháng, chỉ là một số ví dụ về những gì được gọi là thương mại siêu nhỏ. Việc mua bán các sản phẩm và dịch vụ có giá đơn vị rất nhỏ hoặc thu phí định kỳ thấp đang ngày càng phổ biến.


 Theo Công ty Gartner, đến năm 2010 doanh số của những hàng hóa giá dưới 5 USD sẽ đạt 30 tỷ USD. Instat/MDR ước tính trò chơi trên điện thoại di động sẽ bán được 3 tỷ đơn vị sản phẩm vào năm 2006. ARC Advisory Group cho biết nhạc chuông đã doanh số 3,5 tỷ đơn vị năm 2003. Fonester Research dự đoán rằng kinh doanh âm nhạc trên mạng sẽ thu được 3,2 tỷ USD vào năm 2008.

Việc số hóa của hàng loạt các sản phẩm nội dung (như âm nhạc) cho phép các công ty bán sản phẩm của mình dễ dàng hơn. Họ có thể chia nhỏ nội dung hay tiện ích của một sản phẩm để bán cho khách hàng mọi thứ họ muốn mua một cách riêng lẻ, và khách hàng chỉ phải trả tiền cho phần mà họ muốn. Theo cách đó, việc bán hàng sẽ linh hoạt hơn và số tiền khách hàng phải trả cũng thấp hơn khi họ chỉ cần một phần nhỏ sản phẩm.

Trong khi đó, việc cạnh tranh mạnh mẽ, sự ra đời liên tục của các công nghệ mới và các rào cản thị trường giảm dần đang ngày càng thu ngắn vòng đời sản phẩm và đòi hỏi các Công ty phải đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với các cách tiếp thị và hình thức sản phẩm phù hợp, các mức giá đa dạng hơn. Vì vậy, khách hàng hiện nay đóng vai trò chủ động hơn trong việc xác lập nguồn cung.

Theo quan điểm của các doanh nghiệp, mặc dù Intemet tạo ra các thị trường minh bạch hơn (tạo điều kiện so sánh giá cả, hàng hóa nhanh hơn, dễ dàng hơn), nó cũng giúp các Công ty tiếp cận và tìm hiểu khách hàng rõ hơn và cho họ cơ hội cá nhân hóa các sản phẩm nhanh hơn và rẻ hơn.

Tác động

Chắc chắn rằng, thương mại siêu nhỏ đang mở ra nhiều cơ hội hơn cho bán hàng qua mạng. Chẳng hạn thương mại siêu nhỏ đã tác động đáng kể tới ngành phần mềm. Doanh số sản phẩm phần mềm ASP (cho thuê), cho phép khách hàng sử dụng các giải pháp phần mềm với mức phí giảm dần hàng tháng mà không phải trả hết tiền trước cho bản quyền hay phí thực hiện. Điều này đem lại một thay đổi căn bản trong việc thiết kế và bán các giải pháp phần mềm. Chẳng hạn, các sản phẩm truy nhập từ xa của các Công ty Mỹ như Gotomypc của Citrix, Mywebexpc của Webex, hay của Châu Âu như Conectem của NTR, cho phép người dùng truy nhập vào tất cả các tệp dữ liệu trong máy tính ở Công ty từ bất kỳ máy tính nào chỉ với giá dưới 10 USD mỗi tháng.

Bên cạnh những nhân tố trên còn có những cách thanh toán siêu nhỏ mới và hệ thống giao hàng thông qua điện thoại di động hay các hệ thống thanh toán hợp lệ đang được ứng dụng ở một số website như Paypal của Ebay. Cách thức này thuận tiện hơn việc thanh toán theo giao dịch và không phải chịu chiết khấu cho mỗi lần thanh toán, điều mà hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng vẫn có. Với hệ thống mới, khách hàng có thể thanh toán cho những lần mua hàng giá trị nhỏ và lặp lại nhiều lán, với chi phí giao dịch rất thấp. Theo Công ty Nielsen, lứa tuổi thanh thiếu niên là những khách hàng hứa hẹn nhất với loại hình thương mại này vì họ là chiếm đa số đối tượng sử dụng game và âm nhạc. Tuy nhiên, việc chưa có thẻ tín dụng cũng là một trở ngại với họ khi thanh toán trên mạng.

Apple, với sản phẩm itunes, đã vượt qua trở ngại này bằng cách cho phép bố mẹ mở một tài khoản thanh toán phụ cho con cái.

Chìa khóa để thành công

Mặc dù vậy, rất khó tìm ra một giải pháp tổng hợp hoàn chỉnh cho tất cả các lĩnh vực và ngành nghề. Nếu muốn thương mại siêu nhỏ thành công, các công ty phải cá nhân hóa hết mức có thể nhu cầu dự kiến của khách hàng, tạo sự tương tác miễn phí giữa người dùng với sản phẩm ít nhất là trong một thời gian nhất định, và sau đó là quảng cáo rùm beng theo cách truyền miệng.

Các công ty chấp nhận cải cách về thiết kế và tiếp thị cho sản phẩm và giá cả của họ, kết hợp với các giải pháp thanh toán nhỏ, đưa văn hóa công ty hướng đến tinh thần sáng tạo, thiết lập quy trình quản lý dự án và tung ra sản phẩm mới nhanh, sẽ là những người được chuẩn bị tốt nhất để vượt qua thử thách trong thời kỳ thương mại siêu nhỏ.

Phân chia nhiều hơn

Thương mại siêu nhỏ liên quan đến khả năng chia tách trong chuyển giao hàng hóa. Chẳng hạn, nếu bạn mua bài hát và có thể chỉ nghe một lần, thì tại sao lại không mua và thanh toán theo số giây mà bạn đã nghe bài hát đó. Trong tương lai, khách hàng sẽ chỉ thanh toán theo cơ sở tần suất sử dụng phần mềm để làm những việc cụ thể, chẳng hạn như tìm kiếm đơn hàng, tạo bản sao lưu cho các tệp tin hoặc truy nhập và dữ liệu cá nhân của ai đó. Việc thanh toán này sẽ phụ thuộc vào sự hoàn thành của công việc yêu cầu.

Việc sắp đặt sản phẩm và dịch vụ thương mại siêu nhỏ sẽ được thống nhất trong các cam kết với nhà cung cấp như các cổng thông tin và những trang web chuyên biệt.

Ảnh hướng của thương mại siêu nhỏ

Trái ngược với nhiều quan điểm trước đây, các chuyên gia kinh tế hiện nay cho rằng chúng ta đang hướng về một thế giới mà trong đó các hoạt động kinh doanh trở nên rất khó so sánh với nhau bởi cách định giá chi tiết, phức tạp dựa trên hình thức sử dụng.

Việc số hóa nội dung và các thành phần của nó sẽ cho phépchúng ta thiết kế được nhiều sản phẩm mới xuất phát từ nội dung truyền thống. Các bài hát, trận đấu thể thao, nhạc chuông hay tin tức sẽ được tạo thành sản phẩm trọn gói, với vòng đời sản phẩm rất ngắn và mang khuynh hướng rõ ràng là thúc đẩy mua sắm.

Giá rẻ là một nhân tố hấp dẫn của loại sản phẩm này. Tuy nhiên, mức giá này phải luôn gắn liền với thời điểm mua hàng nhất định.

Các Công ty có thể thiết kế những sản phẩm mới dạng này nhưng họ phải kết hợp được sự sáng tạo trong sản phẩm với cơ hội mua sắm trong nhận thức của khách hàng. Có thể tạo ra động lực mua hàng bằng các hoạt động marketing thông qua các kênh truy nhập của khách hàng (như truyền hình, radio, Intemet) và tạo ra một cộng đồng cùng mối quan tâm chung, nơi mà khách hàng biết họ sẽ tìm thấy nội dung mà mình quan tâm với mức giá hợp lý.

Một việc cũng rất quan trọng với khách hàng là khâu cuối cùng, khâu thanh toán cần phải được nhanh chóng, không đòi hỏi quá nhiều giao dịch và phải an toàn.

Về mặt này, thanh toán siêu nhỏ qua điện thoại di động có lẽ là một lựa chọn đơn giản và hợp lý khi mua những sản phẩm thương mại siêu nhỏ.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - "Thương mại siêu nhỏ" sẽ thành công lớn
0 nhận xét

Tim nhan vien thich hop

Số lượt xem: 653
Gửi lúc 20:37' 27/07/2009

Tìm nhân viên thích hợp

Sự thành công của công ty đòi hỏi nhiều yếu tố tạo thành, trong đó yếu tố nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thế nhưng các ông chủ doanh nghiệp đừng nên tuyển nhân viên đặc biệt là vào những vị trí quan trọng dựa theo đánh giá của cá nhân mình qua những hồ sơ, câu trả lời phỏng vấn của người xin việc.

Đó là ý kiến của Hahn - Gám đốc điều hành Công ty Xecutive Group có trụ sở tại HongKong, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý. Ông này cho rằng: "Các ông chủ doanh nghiệp thường thuê nhân viên dựa vào ấn tượng đầu tiên. Điều gì sẽ xảy ra nếu nụ cười của nhân viênc đó được thay thế bằng cái nhìn cau có chỉ sau một vài tháng. Hoặc tồi tệ hơn, phong cách quản lý dễ chịu ban đầu chuyển sang thái độ hiếu chiến?". Do vậy, Hahn đã tư vấn cho các khách hàng của mình sử dụng một công cụ gọi là "thước đo tư duy", sử dụng các bài kiểm tra đánh giá về thần kinh của con người.

Thước đo này sẽ kiểm tra đối tượng trên 3 khía cạnh: các quan hệ với con người, phong cách ý tưởng, cảm nhận và cảm xúc. Tất cả những yếu tố này để tìm ra điểm phù hợp giữa những điều kiện mà ứng cử viên có và những nhu cầu mà công ty đang cần. Hahn nhận xét: "Phải thừa nhận rằng phương pháp này không đem lại hiệu quả 100%, nhưng tốt hơn rất nhiều so với cách tuyển nhân viên truyền thống trước đây như phỏng vấn và kiểm tra hồ sơ bởi các ứng viên đã quá quen thuộc với tiến trình phỏng vấn và đồng thời đã được đào tạo về kỹ năng đưa ra các câu trả lời chính xác".

Hahn cho biết, đây là một phương pháp khoa học và tiếp cận một cách hệ thống để hiểu được các giá trị thực chất, động cơ thực sự và nhận thức về vai trò của mình, và của ứng viên xin việc. Hơn nữa, Xecutive sử dụng phương pháp này chỉ là một trong tiến trình tuyển nhân viên như là bước sàng lọc qua câu trả lời của 50 ứng viên xuống còn 4 người. Đây chỉ là một công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp, chất lượng, hiệu quả của việc sử dụng như thế nào là phụ thuộc vào người sử dụng phương pháp này.

Đối với những khách hàng muốn thay đổi hay nâng cấp bộ phận quản lý của mình mà không muốn loan báo rộng rãi thì bảo mật thông tin là một yếu tố chính yếu. Để tìm được các ứng viên thích h ợp cho những công ty bảo mật thông tin, theo ông Hahn: "Bạn phải xác định được đâu là thị trường tìm kiếm, trong lĩnh vực nào, sau đó áp dụng phương pháp tiếp cận có hệ thống để lật từng hòn đá lên".

Hiện tại, Xecutive đang tập trung vào tư vấn cho các khách hàng giải trình và minh bạch công việc làm ăn. Hahn tự hào cho biết: "Xecutive đã có một chỗ đứng đáng nể trên thị trường trong lĩnh vực tìm kiếm giám đốc tốt nhất cho các công ty".


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tìm nhân viên thích hợp
0 nhận xét

Cac tieu chi khi chon ten mien

Số lượt xem: 2101
Gửi lúc 12:51' 27/07/2009

Các tiêu chí khi chọn tên miền

Các tiểu chí khi đặt tên miền
Mặc dù không có quy tắc nào dưới đây là tuyệt đối, nhưng nó sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc chọn lựa tên miền cho bạn :

Tiêu chí 1: Càng ngắn càng tốt

Mặc dù một tên miền ngắn thì rất khó đăng ký hiện nay ( tất cả tên miền .com,.net,.org có ít hơn 4 ký tự đều đã được đăng ký hết ), nhưng trừ khi bạn muốn tên miền là tên đầy đủ của công ty bạn, bạn nên chọn tên miền ngắn nhất có thể được ( msn.com, hpc.com, ...). Tên miền ngắn thì dễ nhớ, dễ gõ địa chỉ, và dễ dàng khi cần thiết kế nhãn hiệu, logo...

Tiêu chí 2:  Dễ nhớ

Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên nhu Art.com, Business.com... Bạn cũng có thể nhớ những tên đặc biệt như Yahoo.com, Amazon.com hay Google.com. Những tên miền có một ý nghĩa đặt biệt, và khi phát âm giàu âm điệu, dễ nghe, dễ đọc thì sẽ dễ nhớ hơn. Hãy đọc to và nhiều lần tên miền mà bạn muốn đăng ký. Nếu chúng khó phát âm, khó nhớ, dễ gây nhầm lẩn, hãy chọn tên miền khác. Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ ( Alibaba.com, Umbala.com,...).Trong thế giới của internet, tất cả mục đích của một tên miền, đó là luôn ở trong trí nhớ của khách hàng.

Tiêu chí 3:  Không gây nhầm lẫn

Một tên miền tốt phải không tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có. Nếu tên miền sẵn có là một thương hiệu đã được đăng ký, bạn có thể gặp rắc rối khi sử dụng tên miền tương tự. Một khía cạnh cần phải lưu ý là tên miền của bạn cần phải dễ đọc khi bạn phải đọc tên miền cho ai đó qua điện thoại. Đừng dùng các dấu gạch ngang ( - ) trong tên miền của bạn ( trừ khi bắt buộc ), bởi vì rất dễ nhầm lẫn khi đọc và và gõ các tên miền loại này.

Tiêu chí 4:  Khó viết sai

Nếu mọi người có thể viết sai cái gì đó, họ sẽ viết sai! Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối, bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng. Một số kẻ sẽ lợi dụng sự nhầm lẫn của người truy cập khi gõ sai một địa chỉ của để chỉ đến một website khác.

Tiêu chí 5: Tên miền phải liên quan đến tên hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bạn

Điều này có vẻ rõ ràng và hiển nhiên, nhưng lại không dễ thực hiện. Nếu như bạn không thể tìm chính xác tên miền cho doanh nghiệp của bạn, đừng bỏ cuộc. Hãy thử tìm một tên nói lên chức năng, công việc chính hay mô tả tính độc đáo của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn có tên là A và hoạt động chính của bạn là hotel, thì tên thích hợp sẽ là www.Ahotel.com. Bạn cũng có thể xem xét khả năng dùng các tên miền có phần đuôi là .BIZ, .INFO nếu không tìm được tên có phần đuôi .COM,.NET,.ORG.

Tiêu chí 6: Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

Với rất nhiều phần đuôi của tên miền hiện nay, nguời sử dụng interrnet phần lớn vẫn quen thuộc với những tên miền .com, .net, .org. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là toàn cầu, tên miền .COM, .NET sẽ có lợi cho bạn. Nếu bạn muốn nhấn mạnh doanh nghiệp bạn ở một quốc gia, bạn sẽ xem xét để có một tên miền quốc gia ( .VN, .UK, .DE,...) và đó là sự chọn lựa đúng đắn của bạn.
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Các tiêu chí khi chọn tên miền
0 nhận xét

Xa hoi chuyen minh truoc xu huong web thoi gian thuc

Số lượt xem: 283
Gửi lúc 12:53' 01/03/2010

Xã hội chuyển mình trước xu hướng web thời gian thực

Tưởng tượng các trang web sẽ hoạt động như một chat room, trong đó mọi thông tin hiển thị theo thời gian thực (real-time) cho tất cả những người tham gia cùng đọc mà không cần bấm F5 để tải lại (refresh) dữ liệu.

Các phương pháp truyền tin đang liên tục tiến hóa qua các thế hệ. Cách đây 500 năm, một thông tin có thể phải mất vài chục năm mới lan ra toàn cầu. Và cũng chỉ hai thập kỷ trước, con người chủ yếu tiếp nhận tin tức qua TV, đài và báo in.

Web ra đời, báo giấy đứng trước những thách thức của truyền thông Internet với lợi thế cập nhật tin tức theo từng phút. Nhưng với sự xuất hiện của Twitter và mô hình tiểu blog, còn gọi là nhật ký nhanh (micro-blogging), thời lượng "phút" dường như vẫn chưa đủ. Nếu mất 15 phút để hoàn tất một bài báo, bạn đã đánh mất cơ hội trở thành người đầu tiên cung cấp thông tin. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, thông tin đã được đưa lên Twitter cho hàng nghìn người thảo luận.

Twitter cũng là một dạng blog, vậy tại sao nó lại tạo nên một mốc quan trọng trong phương thức truyền tin của con người? Thông thường, người đọc phải chủ động mở một tờ báo điện tử hoặc trang blog để xem thông tin trên đó. Nếu không truy cập thường xuyên, họ có thể bỏ lỡ nhiều bài viết cũ do chúng bị đẩy sang trang sau.

Còn với Twitter, ngay khi được bấm nút gửi đi, thông tin đó lập tức hiện lên trên ứng dụng của hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người, đăng ký nhận cập nhật (có thể hình dung như một dạng Send Group - gửi tin nhắn cho cả nhóm - trên Yahoo Messenger nhưng ở mức độ tiên tiến hơn).

Hãng truyền thông CNN (Mỹ) hiện sở hữu một trong những tài khoản nhiều người theo dõi nhất trên Twitter nhằm cung cấp thông tin tức thời cho độc giả. Tiểu blog ra đời không phải để thay thế cho bất cứ loại hình truyền thông nào như TV, báo in, báo điện tử hay blog. Mục đích của nó đơn giản là "khoe" ngay cho mọi người biết chuyện gì "đang diễn ra tại chính thời điểm này" trong 140 ký tự. Còn để biết chi tiết hơn, người ta sẽ vẫn phải vào blog hay báo điện tử để đọc các bài viết tổng hợp và mang tính chuyên môn.

Kiểu truyền tin của Twitter được coi là một mô hình web thời gian thực. Điểm yếu của phương pháp này là thông tin ít được chọn lọc và kém chính xác hơn, như các thống kê về dịch cúm lợn được lan truyền ồ ạt trên Twitter mà không có nguồn kiểm chứng tin cậy. Hơn nữa, con người chỉ có thể đọc nghe một lượng nhất định trong một thời điểm nên sẽ không tránh khỏi tình trạng quá tải thông tin.

Dù còn hạn chế, giới chuyên môn nhận định trào lưu web thời gian thực sắp diễn ra khi mà ngày một nhiều công cụ hỗ trợ xu hướng này, cộng với quan niệm tin tức càng nhanh sẽ càng được đánh giá cao trong xã hội.

Tham gia trào lưu đó không chỉ có các mạng xã hội như Twitter, Facebook hay FriendFeed. Tuần này, Google cũng giới thiệu một số tính năng mới giúp công cụ tra cứu của họ tiến gần hơn đến khả năng tìm kiếm thời gian thực. Không chỉ hiển thị kết quả chung chung như trước, người dùng có thêm các tiêu chí để sàng lọc thông tin.

thiết kế website
Người dùng có thể chỉ lấy thông tin trong khoảng thời gian cụ thể. Ảnh chụp màn hình.

Chẳng hạn sau khi nhập từ khóa "Barca đoạt chức vô địch", người sử dụng bấm vào "Show Options" để chỉ lấy kết quả là từ các diễn đàn (forum), các bài bình luận (review), bài viết mới xuất hiện trong vòng 24 tiếng hoặc trong một tuần qua... Đây là một bước tiến đáng khích lệ của Google vì họ đang bị chê là chậm chạp trong việc thu thập nguồn tin so với tốc độ cập nhật chóng mặt của Twitter.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xã hội chuyển mình trước xu hướng web thời gian thực
0 nhận xét

30% nguoi dung Internet o VN click vao banner quang cao

Số lượt xem: 268
Gửi lúc 10:36' 25/01/2011

30% người dùng Internet ở VN click vào banner quảng cáo

Kết quả này dựa trên khảo sát ý kiến 1.200 người tuổi trên 15 do Yahoo cùng Công ty nghiên cứu truyền thông TNS công bố hôm 2/4, với bình luận đây là tỷ lệ người xem quảng cáo online cao nhất Đông Nam Á.


Tỷ lệ các loại quảng cáo trên Internet được người dùng click vào xem. Nguồn: TNS.


Theo đó, thời gian trung bình sử dụng Internet hàng ngày của người VN đã tăng gần gấp đôi so với năm 2006, từ 22 phút lên 43 phút. Người xem quảng cáo trên tivi cũng đã giảm 21% so hai năm trước.


VN hiện có khoảng 20 triệu người dùng Internet và được dự đoán sẽ lên đến 28 triệu trong năm 2010. Truy cập Internet tại nhà đã vượt trội hơn ở các điểm dịch vụ, chiếm đến 66% số người khảo sát. Tuy nhiên, giới tuổi teen và người có mức sống thấp vẫn truy cập mạng ngoài nhà khá nhiều (53%).


Những hoạt động tìm kiếm thông tin trên web rất phổ biến trong năm qua: 82% số người được khảo sát về xu hướng sử dụng Internet thường dùng các công cụ tìm kiếm và gần 90% trong số họ đọc tin tức trên mạng. Ứng dụng chat hiện phổ biến hơn email: 73% dùng chat trong khi email chiếm 58%.


Người dùng Internet thuộc giới trẻ (từ 15-30 tuổi) chiếm số lượng khá cao, gần 80 %. Trong đó, nam giới và người độc thân vẫn nhỉnh hơn với tỷ lệ lần lượt là 56%, 63%.


Tuy nhiên, thị trường quảng cáo trực tuyến vẫn bị nhiều doanh nghiệp bỏ ngỏ. Phân tích của bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng giám đốc TNS, các phương thức truyền thông khác vẫn còn chiếm thế độc tôn trong thị trường quảng cáo như: truyền hình, báo giấy...


Bản kết quả khảo sát thói quen sử dụng Internet của người dùng VN. Nguồn: TNS.

Theo kết quả khảo sát của Yahoo và Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến của VN năm 2008 đạt mức 2,81 triệu USD
và có thể đạt tới 7,8 triệu USD năm 2010. Trong khi đó, chi phí người dùng đã bỏ ra cho Internet mỗi năm qua khoảng 410 triệu USD. Điều này cho thấy tỷ lệ khai thác quảng cáo trực tuyến của các doanh nghiệp vẫn còn khá nhỏ. Chi phí người tiêu dùng bỏ ra hàng tháng phần lớn vào tay các nhà cung cấp đường truyền.


"Thiếu quá nhiều thông tin cho các đơn vị cần quảng cáo trực tuyến", ông Vũ Minh Trí, Giám đốc Yahoo VN phân tích. Theo ông Trí, khá nhiều thông số được đưa ra khiến doanh nghiệp hoang mang khi lựa chọn Internet để đầu tư quảng cáo. Ngoài ra, nguyên nhân khác cũng làm hạn chế cho thị trường quảng cáo online trong nước là đặc tính phân mảnh khá cao của môi trường Internet.


Nếu như dịch vụ truyền hình VN hiện có không quá 100 kênh thì ở Internet sẽ không thể nào biết được chính xác những nơi người dùng sẽ đi qua và dừng chân. Tuy nhiên, chắc chắn rằng họ sẽ luôn bắt đầu từ một số điểm quen thuộc (trang web, dịch vụ online thường sử dụng).


"Doanh nghiệp cần tập trung vào điểm bắt đầu của người sử dụng Internet để nâng cao hiệu quả trong quảng cáo trực tuyến", bà Trần Thị Thanh Mai tại TNS khẳng định. Qua đó, các trang web tạo nhiều thông tin và tiện ích sẽ dễ thu hút nhiều người quay trở lại hơn. Ngoài ra, với điều kiện hạ tầng viễn thông hiện tại của VN, doanh nghiệp cũng không nên sử dụng các tín năng ngốn nhiều đường truyền vì sẽ dễ làm người dùng chán nản do chờ đợi.


vnexpress

Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - 30% người dùng Internet ở VN click vào banner quảng cáo
0 nhận xét