Pages

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Danh lua nguoi tieu dung bang quang cao

Số lượt xem: 169
Gửi lúc 21:20' 16/02/2011

Đánh lừa người tiêu dùng bằng quảng cáo

Trong quảng cáo bạn cần tránh sử dụng những mánh khóe câu khách như các ví dụ phân tích dưới đây:

Đôi khi chúng ta bắt gặp một quảng cáo trên tivi hay trong hộp thư điện tử với nội dung thật khó tin như "Bạn muốn nhân đôi thu nhập của mình ư? – Hãy nắm lấy cơ hội kinh doanh có một không hai với xác suất rủi ro bằng không!" hay "Còn chờ gì nữa mà không đến với chúng tôi, hàng triệu khách hàng đã thử và nhận ngay kết quả tuyệt vời chỉ trong nháy mắt!". Những quảng cáo kiểu như vậy đã mắc một sai lầm cơ bản, đó là sử dụng lối nói phóng đại và đánh lừa người đọc.


Mục đích của việc viết thông điệp quảng cáo là truyền đạt, giới thiệu những tiện ích, công dụng của sản phẩm hay dịch vụ tới khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Mục đích cuối cùng là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, từ đó gia tăng lợi nhuận trong ngắn hạn. Nhưng nếu thông điệp bạn đưa ra sai lệch sự thật thì nó sẽ gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp trong dài hạn. Nếu những gì mà bạn cố gắng vẽ lên chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, thì khách hàng sẽ coi đó như là sự thêu dệt và là một mánh khóe câu khách không đáng tin.

Các mánh khóe câu khách như việc quảng cáo thật hấp dẫn nhưng trên thực tế khách hàng không hề được hưởng các ưu đãi ấy bị coi là phạm pháp. Các chủ doanh nghiệp rất hay phạm một sai lầm là tô vẽ, quảng cáo bắt mắt về sản phẩm của mình nhằm tạo ra hiệu quả tức thời là thúc đẩy doanh số bán hàng. Nhưng hậu quả trong dài hạn lại hoàn toàn trái ngược, đó là khi khách hàng thất vọng về chất lượng thực sự của sản phẩm. Dần dần tiếng xấu đồn xa, doanh nghiệp của họ còn có thể bị kiện ra tòa hoặc là phải nộp phạt. Dưới đây là một số ví dụ về kiểu quảng cáo phóng đại như vậy và vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn:


5 hình thức nên tránh nhất


Hãy xem xét các cụm từ hay cách diễn đạt dưới đây, nếu bạn thường xuyên dùng chúng trong các thông điệp quảng cáo thì hãy cẩn thận, vì đó đều là những lỗi cơ bản:


1. "Miễn phí": Cụm từ "miễn phí" hay bị lạm dụng trong các mẫu quảng cáo nhiều nhất, bên cạnh đó còn có các cách diễn đạt tương tự như "không tốn tiền", "không mất phí đầu tư", "không ràng buộc về tài chính", "được miễn các chi phí cần thiết"… Các cụm từ như vậy là những cái bẫy mà người ta dễ bị mắc lừa nhất vì nó tạo ra sức hút rất mạnh đối với bất kỳ ai đọc được.


2. "Bảo đảm": Yếu tố đặc biệt quan trọng trong quảng cáo là đánh vào tâm lý muốn được an toàn và đáng tin cậy của khách hàng. Vì thế không khó hiểu khi nhiều doanh nghiệp sử dụng cụm từ "bảo đảm" một cách rất tùy tiện, chẳng hạn như "bảo đảm hài lòng", "bảo đảm hoàn lại tiền", "chất lượng bảo đảm" và rất nhiều biến thể khác như "cam kết trả lại tiền" hay "cam đoan về hiệu quả sản phẩm"…

3. "Giá thấp nhất": Khách hàng quan tâm nhiều nhất tới giá cả. Thực tế, giá cả là một trong những yếu tố đơn giản nhất để các doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ của mình so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng việc định giá cần phải rõ ràng và áp dụng cho một số lượng hàng hóa cụ thể, có như vậy khách hàng mới cảm thấy đáng tin. Thực tế cho thấy việc định giá thường không chính xác và nhiều người hay lạm dụng các chiêu thức giá cả để câu khách.


4.
"Không có rủi ro": Đây lại là một ví dụ khác cho thấy việc một cụm từ khi bị lạm dụng nhiều quá sẽ trở nên vô tác dụng. Trong xã hội hiện nay, nhiều người tin rằng việc mình làm bao giờ cũng đem lại lợi ích nhất định cho cá nhân khác, thậm chí họ còn cho rằng mình bị lợi dụng. Chính vì thế, họ khó mà tin được một sự đầu tư hay mua bán nào đó lại không ẩn chứa rủi ro trong đó.


5. "Lên tới" hay "ít nhất": Bản thân hai cụm từ này nếu đứng một mình thì chẳng có gì đáng bàn. Nhưng nếu chúng đi kèm với một lời chào hàng thì chúng ta phải coi chừng. Chẳng hạn, "giảm giá lên tới 75%" có nghĩa là chỉ có một vài mặt hàng được giảm 75%, còn đại đa số thì chỉ được giảm rất ít thậm chí chẳng được giảm tí nào. Khách hàng khi nhìn thấy giảm 75% thì lập tức nhào vô, nhưng sẽ nhanh chóng thất vọng khi phát hiện ra rằng đó chỉ là mánh khóe của quảng cáo, và những mặt hàng được giảm nhiều như vậy đều cũ kỹ và chẳng ra gì. Một ví dụ khác đó là quảng cáo "giao hàng chậm nhất trong vòng 24 giờ". Khi mua hàng mà lại được giao tận nơi nhanh chóng như vậy, ai cũng cảm thấy hài lòng nhưng thực ra, thời hạn giao hàng này chỉ áp dụng đối với một số hàng hóa đặc biệt mà thôi. Điều này sẽ gây ra tâm lý thất vọng và chẳng mấy ai còn muốn mua hàng ở đó lần thứ hai nữa.


Người ta hơn nhau ở cách diễn đạt


Trước khi đưa những cụm từ hay cách diễn đạt trên vào mẫu quảng cáo của mình, bạn cần phải cân nhắc giữa thiệt và hại. Bạn càng phải thận trọng hơn khi dùng những từ "bảo đảm" hay "lên tới" vì bạn phải tự chịu trách nhiệm với những gì mình đưa ra công chúng.


Hãy nhớ rằng, sử dụng những cách diễn đạt trên có thể khiến người ta cảm thấy không đáng tin, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Bạn vẫn có thể dùng những từ như "miễn phí" hay "giá thấp nhất", miễn là bạn đảm bảo sự trung thực trong những lời nói đó. Thực tế, ngày nay chính những quảng cáo thể thiện tính chân thật mới thu hút sự chú ý của khách hàng. Hình ảnh chân thực của sản phẩm sẽ lưu giữ được lâu hơn trong tâm trí khách hàng, từ đó họ sẽ trung thành với các sản phẩm này, đồng nghĩa với việc lợi nhuận của bạn sẽ tăng lên.


Hãy diễn đạt một cách thật rõ ràng để tránh gây hiểu lầm đối vối khách hàng. Chẳng hạn, thay vì nói rằng "Chúng tôi đưa ra mức giá thấp nhất", hãy diễn đạt một cách thuyết phục hơn "Hãy nhanh chân đến với cửa hàng chúng tôi trước ngày 30 tháng 9 để được hưởng mức giá thấp nhất trong năm". Trong ví dụ này, cách diễn đạt thứ hai không chỉ rõ ràng hơn mà còn tỏ ra hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy hành động mua hàng vì nó tạo ra tình huống cấp bách về thời gian.


Nếu muốn, bạn có thể sử dụng lối nói tinh vi hơn để tránh bị coi là lừa đảo. Thay vì chỉ nói "giao hàng chậm nhất trong vòng 24 giờ", hãy nói thêm "không áp dụng đối với những nơi cách cửa hàng quá 10km". Cách nói như vậy sẽ giúp chủ doanh nghiệp tránh bị ràng buộc pháp lý nếu khách hàng của anh ta không nhận được hàng trong vòng 24 giờ.


Dù bạn quảng cáo hay đưa ra lời mời chào hấp dẫn như thế nào thì hãy cố gắng diễn đạt sao cho thật rõ ràng và đảm bảo bạn thực hiện đúng như những gì mình quảng cáo. Trong một xã hội mà người tiêu dùng có thể dễ dàng đâm đơn kiện như hiện nay thì việc bạn biết cách tự bảo vệ cho doanh nghiệp của mình trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Đánh lừa người tiêu dùng bằng quảng cáo

0 nhận xét

Đăng nhận xét