Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Hay bien thuong hieu cua ban thanh nang Mona Lisa

Số lượt xem: 241
Gửi lúc 12:49' 28/09/2009

Hãy biến thương hiệu của bạn thành nàng Mona Lisa

Có bao giờ bạn phạm phải sai lầm khiến thương hiệu của bạn bị vấp ngã thậm chí bị mất hút và không còn tồn tại nữa hay không? Vậy bạn có biết ứng dụng tâm lý học như thế nào để tạo ra những ánh hào quang sáng loá cho thương hiệu của bạn hay không? Và liệu bạn có thể chơi bài Scrooge khi trong túi chỉ còn một ít tiền nhưng vẫn thắng lớn hay không?



Nếu tất cả những điều kể trên là có thực, vậy những người đó đã làm như thế nào? Bạn cứ thử đọc tiếp và tự tìm kiếm con đường có thể giúp bạn hoá thân thành Leonardo Da Vinci - một họa sĩ thiên tài cho chính thương hiệu của mình!

 

Mỗi ngày có hơn 3000 thông điệp vang lên ở khắp mọi nơi!

 

Tôi có một người bạn. Hãy gọi anh ta là Eugene. Một phần vì đó là tên thật của anh ta. Đồng thời Eugene cũng tự nhận anh ta là một tay quản lý cự phách. Anh ta giúp các Tổng Giám Đốc cũng như những nhân viên điều hành (vốn thảy đều đang nung nấu một ý tưởng kinh doanh nào đó) thấy làm thế nào họ có thể dùng những bước đơn giản để làm nên một bài thuyết trình hiệu quả, đầy sức thuyết phục.

 

Tuy vậy Eugene cũng đang đối mặt với một vấn đề mà tất cả chúng ta đều gặp phải. Thương hiệu của anh ta (và cả thương hiệu của công ty anh ta) chỉ là một trong hàng ngàn những thông điệp mới gây rối chúng ta mỗi ngày qua hàng loạt phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau. Gắn chặt tên anh ta vào trong tâm trí khách hàng cũng tương tự như việc bạn ngồi chơi trên chiếc ghế bập bênh. Bạn cảm nhận được sự chuyển động, nhưng bạn chẳng di chuyển đi đâu cả. Eugene giới thiệu thương hiệu của mình đến rất nhiều nơi, nhưng cả quá trình đó thật buồn tẻ, chán ngắt.

 

Anh ta cần nhanh chóng chiếm ngay một vị trí quan trọng trong tâm trí khách hàng bởi anh ta không phải là kẻ có túi tiền vô đáy của Daddy Warbuck. Tất cả những gì anh ta phải làm là thu hút sự chú ý.

 

13 chiếc hộp. Nó có cuốn hút bạn không?

 

Có phải bạn đang rất tò mò muốn biết tầm quan trọng của 13 chiếc hộp là gì hay không? Vâng, đó là thương hiệu mới của công ty Eugene đấy. Bạn có thấy nó thu hút sự chú ý của bạn ngay lập tức không? Rõ ràng trong đầu của bạn sẽ tràn ngập thắc mắc về tầm quan trọng của một loạt từ lạ lùng này. Và chúng sẽ không ngớt đi cho đến khi bạn có được câu trả lời thoả mãn!

 

Trong trường hợp này câu trả lời rất đơn giản. Eugene có một hệ thống 13 chiếc hộp trong quá trình huấn luyện giúp dẫn dắt bạn biết cách đi từ các bài thuyết trình đơn giản ban đầu đến cao trào đỉnh điểm. 13 chiếc hộp tạo thành một kết cấu và một lộ trình mà bạn phải đi theo để đạt được kết quả đề ra.

 

Anh ta có thể lấy tên là Trung tâm huấn luyện XYZ hay thậm chí là tên của mình (như văn phòng kế toán hay văn phòng luật thường sử dụng) để đặt cho thương hiệu công ty. Song vì sao chúng có thể kích thích được tâm trí khách hàng của bạn nhỉ?

 

Còn đây lại là một ví dụ khác với cái tên nghe khá ngộ nghĩnh KeyGhost (con ma bàn phím).

 

Thực chất KeyGhost được xem là một ví dụ rất điển hình về cách đặt tên thương hiệu ẩn dụ nhắm vào yếu tố tâm lý rất sống động. KeyGhost là một dụng cụ đơn giản nhưng rất hiệu quả để giám sát mỗi nút bấm trên bàn phím của bạn. Sản phầm này hoạt động giống như một tên gián điệp nhằm vượt qua những quá trình kiểm soát nào còn lơi lỏng. Một cái tên như Keyghost ngay lập tức sẽ làm xáo động tâm trí của khách hàng buộc họ phải tìm cách chấm dứt những gì nó đang thực hiện. Do đó, nó đã lèo lái sự chú ý của người tiêu dùng vào sản phẩm có cái tên nghe khác thường.

 

Đó mới chính là điều bạn cần. Một khi bạn có được một cái tên thương hiệu nổi bật, bạn bắt đầu sở hữu và nắm giữ một phần nhỏ trong tâm trí khách hàng.

 

Hãy luôn bắt đầu từ một phát nổ lớn

 

Cò súng của bạn ở đây chính là sự tò mò! Tò mò cũng giống như một báo hiệu đỏ trong mỗi dây thần kinh. Bộ não trở nên tò mò nhất khi những điều lạ lùng hay bất thường.

 

Nếu như thương hiệu của bạn không tạo ra một nhân tố tò mò nào nghĩa là bạn đang lãng phí tiền bạc chỉ để cố gắng chắn ngang giữa một mớ thông tin hổn loạn. Bạn càng sớm gắn kết yếu tố tâm lý vào trong thương hiệu của mình bao nhiêu, bạn sẽ càng có được sự chú ý mà bạn mong ước bấy nhiêu.

 

Nhưng nếu như bạn lại đang lỡ mắc kẹt với một cái tên quá tẻ nhạt?

 

Vâng, điều này có thể xảy ra. Bạn chỉ là người thừa hưởng cái tên thương hiệu và bạn không thể làm gì nhiều mà không bị những cổ đông moi móc nhược điểm của bạn. Vâng, nếu quả là vậy, cũng xin bạn đừng cáu kỉnh. Đầu tiên bạn phải nhận ra rằng quá trình xây dựng thương hiệu đâu chỉ giới hạn trong khuôn khổ tên công ty của bạn. Một  qui trình/sản phẩm mà công ty bạn có hay đang theo đuổi cũng có thể trở nên to lớn và quan trọng hơn cả bản thân công ty.

 

Tìm kiếm quyền lực cho các quy trình của bạn

 

Với Eugene, phương pháp của anh ta rất dễ hiểu và dễ áp dụng. Trong trường hợp 13 chiếc hộp, nó đề ra một hoạt cảnh rất đơn giản để bạn nhận thấy làm thế nào 13 chiếc hộp có thể giúp bạn thoát ra khỏi hoàn cảnh của mình và tự tin hơn với kỹ năng thuyết trình. Như vậy rõ ràng, chính phương pháp mới thật sự tạo nên một định nghĩa rõ ràng về công ty.

 

Với KeyGhost, nó chắc chắn có thể miêu tả rất cụ thể và sinh động làm thế nào phần cứng của họ được ví hoạt động như một con ma nhưng lại có thể nối kết nó ngược về  với bàn phím và máy tính của bạn.

 

Bạn cũng có thể đặt cho văn phòng kế toán cái tên như "Boring, Dead and Co." và ca tụng quy trình đoạt giải thưởng của bạn là "Goodbye Extra Tax" hay "Corporate Loopholes".

 

Bạn có nghĩ khách hàng của bạn sẽ chăm chú vào bạn hơn không? Tôi cá là họ sẽ bị thu hút ngay lập tức đấy. Vậy hãy bắt tay vào làm đi, hãy bước ra ngoài và nỗ lực suy xét để tìm ngay một cách đặt tên nào đó thật phù hợp đi.

 

Những cái tên vô nghĩa cũng tốt đấy!

 

One Red Dog, The Loaded Hog và những tên khác tương tự như vậy chẳng hề tuân thủ bất kỳ quy tắc cơ bản nào của quy trình hay phép logic. Song chúng vẫn đánh bóng rất tốt thương hiệu của công ty đấy chứ. Không phải cái tên mà chính là câu chuyện đi cùng với nó đã tạo nên cảm xúc khác biệt bất diệt bao quanh thương hiệu.

 

Thậm chí nếu bạn chọn một cái tên chẳng chứa đựng ý nghĩa gì nhiều song bạn có thể thổi phồng lên một câu chuyện nào đó phù hợp với nó, bạn sẽ trở thành người chiến thắng. Những nơi nào bạn thường lui tới? "One Red Dog" hay "Joe's Café". Với một cái tên sinh động như vậy, bạn phải nắm lấy cơ hội để thêu dệt một câu chuyện nào đó, dù nó chỉ là một câu chuyện mà bạn tự nghĩ ra.

 

Shazaam! Đó là thương hiệu từ một vở kịch đấy!

 

Đừng chỉ bắt chước Mona Lisa. Hãy thêm một chút của Shakespeare vào đó nữa. Kéo giãn mọi giới hạn trong cái tên thương hiệu của bạn và biến nó thành một công cụ hành động đi. Ví dụ như 13 chiếc hộp có thể là 13 chiếc khác nhau đặt trên bàn của Tổng Giám Đốc Điều Hành. Bạn có thể hình dung ra được đâu là nhân tố khơi gợi trí tò mò chứ? Nếu như những chiếc hộp có hình dạng và màu sắc khác nhau thì sao? Bạn có thể để ý đến tên website không? Mẫu thiết kế chiếc áo T-shirt? Quảng cáo trên truyền hình? Liệu bạn có thể nhìn thấy được một thương hiệu gợi hình có thể mở rộng đến đâu hay không?

 

Cứ tiến lên, hãy cố gắng tạo dựng tên thương hiệu của mình giống như tên nàng Mona Lisa. Bạn sẽ làm cho Leonardo phải thật sự tự hào về bạn đấy!

 

Sean D'Souza (Lan Anh - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch từ marketingprofs.com)


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Hãy biến thương hiệu của bạn thành nàng Mona Lisa

0 nhận xét

Đăng nhận xét