Pages

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Bi quyet de marketing truc tuyen thanh cong

Số lượt xem: 45
Gửi lúc 15:24' 18/04/2011

Bí quyết để marketing trực tuyến thành công

1. Không sợ hãi
Bây giờ không phải là lúc để thu mình lại trong cái vỏ sò và hi vọng cho sự suy thoái sẽ qua đi. Nếu bạn lo sợ nền kinh tế thay đổi sẽ chống lại chúng ta, thì khi đó hệ quả tất yếu là sẽ có những kết quả nghèo nàn, những quyết định xấu và nhiều hơn thế nữa, mất việc.
Mặt khác, nếu bạn đương đầu với sự thay đổi, xây dựng kế hoạch để vượt qua nó, và truyền bầu nhiệt huyết ấy sang những đồng đội giúp cả nhóm mạnh mẽ hơn, từ đó cùng nhau đón nhận những thách thức.
Gợi ý: Xây dựng một kế hoạch tiên phong để giải quyết từng vấn đề để chống lại sự tuyệt vọng. Để từ đó ngăn không cho sự sợ hãi lan truyền vào trong.

2. Giáo dục luôn luôn là chìa khoá
Hãy hỏi bất kì người nào đã từng trải qua giai đoạn đấu tranh với những dịch bệnh trên thế giới – AIDS, nghèo đói … thì họ sẽ trả lời bạn rằng chìa khoá để giải quyết vấn đề là giáo dục. Giáo dục về tình dục an toàn, giáo dục về dinh dưỡng… giáo dục luôn luôn là bước đi đầu tiên và cũng là bước đi quan trọng nhất.
Ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng hướng đến truyền thông trực tuyến, tri thức của các cổ đông, đồng sự và những người có địa vị cao về không gian trực tuyến là cần thiết để cho phép các giải pháp trong những năm kế tiếp.
Gợi ý: Bạn hãy tự đăng ký hoặc đăng kí cho một cổ đông chính tham gia vào buổi hội thảo hoặc chương trình chứng chỉ, hoặc mua một cuốn sách nổi tiếng về truyền thông trực tuyến, và phải thực sự nghiêm túc khi bắt đầu tiến trình nâng cao tri thức.

3. Ngân sách dành cho khách hàng

Một trong những cơ hội hấp dẫn nhất trong suốt thời gian nền kinh tế đang suy thoái là những vấn đề về chi phí, thói quen, và những tiến trình lập dự thảo ngân sách. Và bây giờ bạn có nhiều thời gian để quan sát xem những nơi nào mà khách hàng của bạn tiêu tốn thời gian và tiền bạc, và sau đó làm việc để sắp xếp ngân sách theo hướng đó. Họ thường đọc báo, đọc tạp chí hay họ thường nghe radio?
Hãy lọc ra và bắt đầu chi phí cho những nơi đó. Vấn đề là sự hiện diện của bạn có đủ để tiếp cận khách hàng ở những nơi đó?
Gợi ý: Hãy làm một số nghiên cứu nhanh trên Forrester, Pew Internet Research Project, hoặc bất kì một công ty nghiên cứu nào khác để học hỏi hành vi của con người trên chủ đề này, sau đó tiến hành cuộc nghiên cứu để dự thảo ngân sách và những nơi sẽ tiêu tốn nhằm mang lại hiệu quả trong năm 2009.

4. Dừng twitter, hãy bắt đầu làm việc
Twitter có vài ứng dụng hữu ích, nhưng 90% thông tin trên site có rất ít sự quan trọng với bất kì ai trong chúng ta. Trừ phi bạn có kế hoạch đúc tiền, nếu không thì hãy dừng việc lãng phí thời gian và bắt đầu làm gì đó có ích. Bởi vì bạn có 2000 người theo sau những không có nghĩa là mọi người đều thực sự quan tâm đến việc bạn đang làm gì vào 7h sáng thứ bảy!
Gợi ý: Dừng nó trong 30 ngày và quan sát, nếu được thì dẹp bỏ hẳn.

5. Hãy tham gia sâu vào mạng xã hội
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn chỉ đơn thuần là quan sát và tham gia chút ít vào thế giới của mạng xã hội. Trong thời điểm cuối năm ngoái, tôi đã có viết về chủ đề này nên ở đây tôi không có thời gian nhắc lại. Năm nay, nhu cầu cần phải nhảy vào tham gia càng được nhấn mạnh hơn.
Những nhóm lợi ích đang được hình thành, những người lãnh đạo của thương hiệu mới đang được thiết lập mặc dù chỉ là trong những cộng đồng xã hội mới. Nếu bạn ở ngoài đó thì làm sao biết được những lỗi của mình, và từ từ bạn sẽ trở nên cô độc và đứng bên ngoài cuộc chơi.
Bạn sẽ sử dụng Facebook, LinkedIn và những truyền thông xã hội tiềm năng khác như thế nào để thiết lập uy tín thương hiệu và địa vị trong thị trường mới?
Gợi ý: Hãy xây dựng thành một nhóm trong LinkedIn và Facebook và bắt đầu việc mời tham gia. Và nếu bạn không có tiểu sử, hãy bắt đầu thiết lập nó và chứng tỏ sự tồn tại của mình như một phần của cộng đồng.

6. Phân tích thực tế
Chúng ta có tất cả các công cụ phân tích web để đo lường những điều gì đang xảy ra trên website của chúng ta. Và mặc dù nhiều người trong chúng ta cần mua một hệ thống phần mềm tốt hơn để phân tích chính xác hơn, thì tất cả chúng ta đều cản phải nâng cao nhận thức việc cái gì, làm thế nào, tại sao chúng ta lại đo lường và chúng ta cần phải đo lường cái gì. Vì thế, không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để cải tiến việc làm thế nào chúng ta đo lường mực độ thành công của trực tuyến như việc nó liên quan đến các công ty bán hàng, tiết kiệm chi phí, và ROI. Và điều lớn nhất đó là tiết kiệm được những chi phí không đáng có.
Rút ngắn, tái kiểm định và đọc những hành động thực tiễn tốt nhất để xây dựng một kế hoạch thực hiện chính, điều này sẽ giúp bạn xác định rõ nhữn giá trị trọng yếu đối với công việc kinh doanh của bạn và loại trừ đi những thứ ít hoặc không có giá trị.
Gợi ý: Hãy ngẫm nghĩ về trọng tâm của công ty cũng như những chỉ tiêu của các phòng ban trong năm sau đó hãy tự đặt câu hỏi: "Làm thế nào để bạn có thể sử dụng những công cụ trên website để thực hiện những mục tiêu của tổ chức?"

7. Email có mục đích
Hãy dừng việc gửi các bản tin và bắt đầu phục vụ khách hàng. Rất nhiều người trong chúng ta gửi đi những bản tin hàng tháng với sự dữ dội y như một cuộc thi Olympic.
Chúng ta hãy thử ngưng việc gửi đi những email vào 10 giờ thứ ba của tuần thứ hai của mỗi tháng, và không làm gì cả. Liệu khách hàng của chúng ta có thực sự chờ đợi những bản tin đó trong hộp mail của họ không? Liệu bộ phận chăm sóc khách hàng có tràn ngập các cuộc gọi vào lức 10giờ 1phút khi các email không đến? Dĩ nhiên là không. Vậy thì tại sao lại ưu tiên thực hiện việc đó? Thay vì bám dai dẳng thói quen gửi bản tin đó, tại sao không dùng thời gian đó để thực hiện những chiến dịch email có chọn lọc với những thông tin có liên quan để mang đến sự thú vị nhất cho cơ sở khách hàng của bạn? Ngày nay bản tin điện tử đã trở thành một công cụ hết sức quan trọng trong những kế sách kinh doanh của bạn. Vì thế hãy dừng việc tiêu tốn thời gian cho những bản tin điện tử kém tính tương tác và hãy bắt đầu dành cho nó sự quan tâm thích đáng cũng như phân khúc chúng cho từng loại khách hàng.
Gợi ý: Trong bản tin điện tử kế tiếp, hãy hỏi khách hàng của bạn rằng họ có thực sự thích thú với chúng không, họ thích nghe nhiều về điều gì, và bao nhiều lần… sau đó hãy phân khúc người nhận, đồng thời xây dựng những chiến dịch dựa trên thông tin này.

8. Những từ khoá để nhận ra chi phí

Trong thời gian gần đây tôi nghe người ta nhắc nhiều đến Hitwise, một công ty hoạt động theo khuynh hướng trực tuyến, bao gồm cả việc tìm kiếm (giống như Nielsen thực hiện đối với TV), kể cả việc họ dự báo được sự đi xuống của nền kinh tế: từ đó họ chú trọng đến những cụm từ tìm kiếm liên qua đến giá rẻ đã bắt đầu vào hồi tháng 8. Với người Mỹ việc tìm kiếm để tiết kiệm là trên hết, vì thế trên site của bạn hãy chèn thêm những cụm từ giá thấp để thu hút sự tìm kiếm như: "giảm giá nhất", "chiết khấu cao" hoặc "mức giá hiện hành thấp nhất". Hãy đưa chúng vào trong cả những mẫu quảng cáo của bạn và các cỗ máy tìm kiếm sẽ phát huy hiệu quả bằng cách copy từ site của bạn, và những người mua sắm sẽ dễ dàng đến với bạn.
Gợi ý: Hãy chọn ra top 15 cụm từ khoá, xây dựng một chiến dịch nhỏ trong 30 ngày và bạn trả tiền cho các chương trình tìm kiếm xung quanh các cụm từ mô tả giá thấp. Vào ngày cuối cùng trong giai đoạn 30 ngày đó, hãy đánh giá lại và so sánh việc bạn làm so với trước kia khi không dùng đến những cụm từ giá rẻ.

9. Nội dung do người dùng phát sinh như là một chiến lược
Với những người thất nghiệp và đang tìm kiếm những cách để thu hút, đó chính là thời gian tốt để khuyến khích tham gia? Bạn có lẽ sẽ bị ngạc nhiên khi tìm thấy rất nhiều những khách hàng của bạn đang ngày càng hạnh phúc và lưu giữ trong họ những trải nghiệm về một sản phẩm, dịch vụ, hoặc giải pháp khi bạn đề nghị. Vì thế tại sao lại không khuyến khích họ chia sẻ? Amazon, TripAdvisor, Yelp, và rất nhiều site khác đã trở thành những người dẫn đầu đồng thời thiết lập được rất nhiều thương hiệu đơn giản bởi đi theo hướng xác định nội dụng phát sinh từ người dùng là một chiến lược. Ngay bây giờ, điều đó sẽ tiếp tục được bạn vận dụng.
Gợi ý: Hãy đưa ra một sản phẩm, dịch vụ, hoặc một vùng yêu thích trên site của bạn và với sự giúp đỡ trong 30 ngày thử nghiệm từ một trong những nhà cung cấp phần mềm đánh giá chỉ số/lượt xem, hãy bắt đầu những nội dung từ khách hàng của bạn. Không cần bất kì một kĩ thuật hỗ trợ nào hay sự bổ sung nhân sự, bạn sẽ mở rộng sự hiện diện trực tuyến của bạn.

10. Vay mượn và chia sẻ
Chia sẻ những nội dung bạn đang có và đi vay mượn những cái khác. Điều này nghe chung chung thì có vẻ đơn giản, nhưng bởi vì tâm lý có từ những thập niên trước, chỉ có một người chiến thắng tất cả, vì thế rất hiếm mô hình tư duy theo mô hình này để cạnh tranh. Đây là một triết lý rất khó để hầu hết các marketer đi theo.
Tất cả chúng ta đều có một vài nội dung đáng giá để được trích lọc ra, vì thế chúng ta nên chia sẻ chúng với mọi người, những người sẵn lòng post chúng lên site của họ. Với cùng phong cách đó, chúng ta nên mượn những nội dung từ những người khác hỗ trợ thông tin cho chúng ta, điều này sẽ làm gia tăng kho kinh nghiệm của web-site chúng ta trong mắt khách hàng.
Tuy nhiên đối với những thông tin là công việc kinh doanh của người khác-các nhà xuất bản- thì không thể rút trịch lại tất cả mọi thứ tại mọi thời điểm và chia sẻ nó. Nếu New York Times sẵn lòng tập hợp và chia sẽ những nội dung từ những nhà xuất bản khác, thì sau đó nó cũng sẽ là nơi để chúng ta làm những việc tương tự.
Gợi ý: Tìm trong nhóm dẫn đầu hai hoặc ba nhà xuất bản/blogger/phóng viên những người làm trong ngành công nghiệp của bạn và đưa nó vào trong một RSS feed. Chèn nó vào những khu vực mới trên website của bạn. Điều này có lẽ không mang lại nhiều kết quả, nhưng nó giúp bạn hình thành thói quen và từ từ bắt đầu hiểu được giá trị của việc chia sẻ nội dung
Xem tiếp
Tác giả: linhdq
Nguồn tin: http://dichvuso.vn

Bản gốc: Thiết kế website - Bí quyết để marketing trực tuyến thành công
0 nhận xét

Tuyet chieu "bat" khach hang tu tay doi thu

Số lượt xem: 453
Gửi lúc 11:01' 27/07/2009

Tuyệt chiêu "bắt" khách hàng từ tay đối thủ

"Bắt" khách hàng của đối thủ để cạnh tranh lại chính họ? Đương nhiên rồi, có vấn đề gì đâu, nhiều doanh nghiệp vẫn mơ ước như vậy đấy thôi. Guy Kawasaki, tác giả cuốn sách "Làm thế nào để đối thủ của bạn điên đầu?" đã đưa ra một ví dụ về động thái "ảo" của một công ty kinh doanh bánh pizza tại bang Colorado (Mỹ).

  Khi quyết định chiếm lĩnh thị trường mới tại các bang khác, công ty này đã thông báo rằng những khách hàng nào cắt hai mẩu quảng cáo của các công ty kinh doanh pizza khác từ cuốn niên giám điện thoại, sẽ được tặng một suất pizza miễn phí. Chỉ trong vòng mấy ngày, phần lớn các cuốn niên giám điện thoại đã mất đi vô số trang quảng cáo. Còn những người hâm mộ món pizza miễn phí thì có dịp làm quen với "kẻ lạ mặt" đến từ  Colorado. Như vậy, một mũi tên mà trúng hai đích, công ty này không chỉ "triệt tiêu" được quảng cáo của đối thủ mà còn tìm được lượng khách hàng tiềm năng.

 Còn có một chiêu "nẫng" khách hàng mà nhiều doanh nghiệp vẫn thường áp dụng:  chuyển đến văn phòng cũ của đối thủ. Một phòng khám răng nọ đã quyết định thuê lại văn phòng cũ của đối thủ mạnh hơn vừa chuyển đi nơi khác. Đương nhiên là số điện thoại cũ của công ty đối thủ này vẫn còn lưu giữ trên các trang vàng hoặc trung tâm dịch vụ tra cứu điện thoại. "Lính mới" chẳng cần thiết phải thay đổi biển quảng cáo dịch vụ trước tòa nhà. Và thế là, nhiều khách hàng của "chủ cũ" khi đến chữa răng vẫn không để ý thấy sự khác biệt giữa chủ cũ và chủ mới.

"Không có khách hàng trung thành tuyệt đối, cũng như chẳng có động cơ nào vĩnh cửu, chẳng có tình yêu nào là mãi mãi – một chuyên gia tư vấn đã nói như thế - Và bởi vậy, bất cứ khách hàng nào của đối thủ cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của tôi"

Có ba cách "bắt" khách hàng của đối thủ. Cách thứ nhất - cách xấc xược nhất:  thu lượm chiến lợi phẩm ngay trên trận địa đối thủ. Cách thứ hai – tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và ve vãn, kéo họ vào cuộc "ngoại tình". Phương pháp cuối cùng – thô thiển nhất: "bắt" nhân viên của đối thủ để từ đó "câu" luôn khách hàng mà người nhân viên này kéo về.

"Bắt" khách hàng của đối thủ ngay tại trận 

Nói chung ai cũng biết rằng khách hàng là tài sản quý giá của bất cứ công ty nào mà không phụ thuộc vào việc công ty sẽ bán cho anh ta máy bay hay thức ăn cho chó. Nhưng không phải lúc nào nguồn khách hàng này cũng dồi dào. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách chinh phục khách hàng mới, đặc biệt là nguồn khách hàng từ tay đối thủ. Họ tung ra những chiêu hấp dẫn nhất: giá rẻ, dịch vụ tốt, địa điểm thuận tiện, quà tặng,… Điều này được nhiều doanh nghiệp áp dụng để thu hút khách hàng mới, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thanh danh và uy tín của công ty.

Ví dụ, một ngày đẹp trời, tại các chi nhánh của ngân hàng nọ bỗng xuất hiện nhiều "kẻ lạ mặt" tay cầm tờ rơi, miệng tươi cười chào hỏi khách hàng. Té ra đây là nhhững "chiến binh" của ngân hàng khác đang muốn "bắt tù binh" ngay trên trận địa của "quân thù".

Các chuyên gia cho rằng, trò này tương đối  phổ biến và thường được các nhà kinh doanh bán lẻ áp dụng. Ví dụ, cạnh khu siêu thị nọ, khách hàng có thể nhìn thấy cả một bảng quảng cáo to đùng của đối thủ siêu thị này. Chủ nhân của bảng quảng cáo đang muốn "đánh" vào tiềm thức của khách hàng đối thủ bằng những hình ảnh ấn tượng với mục tiêu làm sao để lôi kéo khách hàng đến với siêu thị của mình, càng nhiều càng tốt.

Ở Mỹ. Xung quanh các casino luôn đầy rẫy các bảng quảng cáo nhấp nháy nhiều màu sắc của các casino khác. Đơn giản là bởi khi thua cuộc và thất thểu bước ra khỏi của sòng bạc "đen đủi" này, các con bạc có thể nhìn thấy tên tuổi của sòng bạc khác ngay trước mắt. "Thử chơi bên kia xem, biết đâu vận mình ở đó lại đỏ cũng nên". Vậy là mục tiêu đã hoàn thành, mong muốn của kẻ đi "chinh phục" đã trở thành hiện thực.

Ve vãn và rủ rê khách hàng vào cuộc "ngoại tình"

Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đối thủ là một chiêu khá phổ biến: qua điện thoại, qua bưu điện hoặc qua buổi gặp gỡ nào đó. Một công ty bảo hiểm nọ đã mất khách hàng khi đối thủ của họ ra chiêu tấn công. Đó là khi đối thủ này biết được thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hiện hành giữa khách hàng với công ty bảo hiểm nọ sắp hết hạn, và thế là một chiến dịch "tấn công" được chuẩn bị lỹ lưỡng. Những món quà nho nhỏ nhân ngày lễ, những bữa ăn trưa có chủ ý theo kiểu "mưa dầm thấm đá" đã có tác dụng. 

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp cũng bày lắm mưu nhiều kế. Viettel với chiến dịch khuyến mãi rầm rộ đã kiếm được vô số khách hàng vốn có ý định "chung thân" với Vinaphone hay Mobiphone. Đã có thời, Viettel xuất hiện liên tục trên mặt báo với số lượng khách hàng tăng đến chóng mặt. Tuy nhiên, song song với nguồn tăng trưởng doanh thu và khách hàng là những lời than vãn của thượng đế: sóng yếu, dịch vụ chưa tương xứng.

Tuyệt chiêu "bắt" khách hàng từ tay đối thủ

Cũng có trường hợp khá thú vị khi một hãng quảng cáo Thụy Sĩ đã "săn" thành công khách hàng lớn – đại gia McDonald's – bằng sự sáng tạo của mình. Các chuyên gia quảng cáo của hãng đã có được số điện thoại và số fax của một vị lãnh đạo McDonald's. Họ quyết định dựng một tấm bảng quảng cáo ngày trên lộ trình từ nhà đến công ty của "đối tượng" với nội dung "Vì sao bạn lại cần hợp tác với chúng tôi?" Đến cơ quan, vị top manager này nhìn thấy câu trả lời cho câu hỏi nọ ngay trên máy fax của mình, mà mỗi một câu trả lời lại kèm theo những lý lẽ hết sức thuyết phục. McDonald's đã trở thành khách hàng của hãng quảng cáo nọ bằng cách như vậy.

"Bắt" khách hàng thông qua việc "săn" nhân viên công ty đối thủ

Đây là vấn đề bị lên án mạnh mẽ nhất song lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất và nó làm ta nhớ đến câu chuyện "gián điệp" trong lĩnh vực sản xuất. Một ngày kia, trong đội ngũ nhân viên của công ty nọ có một nàng "gián điệp" xinh đẹp của đối thủ được cài vào. Sau hai tháng, cô gái đã nắm hết thông tin về các nhân viên kinh doanh của hãng: lương bổng thế nào, ai chịu trách nhiệm về mảng khách hàng nào, và điều cơ bản là – ai trong số họ là kẻ bất mãn và đang muốn chuyển đổi công việc.

Cô gái không khó khăn lắm để tìm ra "đối tượng săn lùng" chính của mình: anh chàng nhân viên 32 tuổi với thâm niên 8 năm làm việc và một cơ sở dữ liệu khách hàng "hoành tráng" chính là kẻ đang muốn giũ áo ra đi. Thế là màn tấn công dội bom được cô gái tung ra: những cuộc hẹn hò trò chuyện, sự thông cảm vì nhân viên tài năng như anh ta không nhận được sự đối đãi tử tế của công ty, những bữa ăn trưa nhẹ nhàng rủ rỉ. "À, em biết, bên công ty X đang cần một người đúng như anh. Lương cao, đảm bảo cực kỳ hấp dẫn cho anh, chế độ thưởng cũng hấp dẫn không kém, ngoài ra còn có nhiều cái hay lắm đấy mà chỗ người quen, em mới nói cho anh biết. Anh cứ thử gặp họ nhé. Ông sếp bên đó là bạn của anh trai em. Em sắp lịch cho anh nhớ, cũng giống như bữa ăn trưa của anh em mình thôi, nhẹ nhàng thôi, anh cứ thử gặp họ rồi khắc biết". Thế là xong. Tuần sau, anh chàng nọ đã có mặt ở công ty mới với chức vụ và mức lương hấp dẫn hơn. Chỉ có một điều có thể anh ta không biết: cái giá của anh ta có thể còn cao hơn nhiều nếu như tính đến chuyện 70% doanh thu của công ty cũ đến từ phần lớn các khách hàng mà anh ta quản lý. Công ty mới không những có thêm một nhân viên kinh nghiệm mà còn "nẫng tay trên" một nguồn khách hàng mà họ nằm mơ cũng chưa chắc đã kiếm ra bằng cách nhanh nhất.

Tháng 10 năm ngoái, Citibank đã đâm đơn kiện các cựu nhân viên của mình tại chi nhánh Singapore. Các nhân viên này chịu trách nhiệm chăm sóc các khách hàng VIP giàu có (private banking), và khi chuyển sang đầu quân cho UBS, họ đã mang theo các thượng đế giàu có của mình. Không hiểu là UBS có phải là kẻ đầu têu trò này hay không nhưng Citibank vẫn quyết định đâm đơn ra tòa để kiện 3 cựu nhân viên của mình. Họ khẳng định rằng, với việc ra đi của ba nhân viên này, họ đã mất 20 khách hàng VIP với mức thiệt hại tính ra tiền là 50 triệu đô la Singapore (32 triệu đô la Mỹ). Theo ý kiến các chuyên gia thì việc Citibank kiện nhân viên ra tòa cũng nhằm mục đích hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra khi nhân viên chạy sang làm việc cho đối thủ đồng thời răn đe các nhân viên có "âm mưu" hợp tác với đối thủ (nên nhớ là mức thưởng mà UBS đề nghị cho những kẻ "đào ngũ" từ Citibank cao hơn 60% so với mức của Citibank đài thọ).

Tất cả những điều này chúng tỏ rằng việc các doanh nghiệp áp dụng chế độ giảm giá, săn lùng khách hàng, thực hiện cuộc chiến quảng cáo hay cuộc chiến tranh giành nguồn nhân lực sẽ có thể tỏ ra hiệu lực, tuy nhiên, những cách thức đó có thể thất bại nếu như đối thủ có thương hiệu mạnh trên thương trường. Vì vậy, bài học thương hiệu vẫn là luôn luôn mới. 

 


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Tuyệt chiêu "bắt" khách hàng từ tay đối thủ
0 nhận xét

Nhung nguoi tao de che va phat minh trong TMDT

Số lượt xem: 427
Gửi lúc 12:15' 30/07/2009

Những người tạo đế chế và phát minh trong TMĐT

Triển vọng sáng sủa đang trở lại với thương mại điện tử (TMĐT). Một triển vọng mà có lẽ không ai dám nghĩ tới vào thời điểm năm 2000, khi nhiều người đã mất niềm tin vào Internet và nền kinh tế số. Tại một số nước phát triển, TMĐT đã trở thành một nhân tố quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế. Thử làm một phép so sánh, trên thị trường chứng khoán Mỹ chỉ số công nghiệp Dow Johns cho các công ty Internet đã tăng 119% trong năm ngoái trong khi chỉ số Standard & Poor's của 500 công ty hàng đầu chỉ tăng 18%.

Những ai đứng đằng sau sự chuyển biến đáng mừng đó? Tạp chí Business Week của Mỹ đã lựa chọn một số nhân vật tiêu biểu nhất. Họ có thể là những nhà quản trị, nhà nghiên cứu hay triển khai công nghệ nhưng có chung đặc điểm là với tầm nhìn, ý tưởng của mình đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của TMĐT trong thời gian qua.

Steve Jobs, Apple

Steve Jobs

Giám đốc điều hành Apple Steve P. Jobs nổi tiếng về "cách nghĩ khác", nhất là từ sau khi Apple thành công trong hoạt động kinh doanh giải trí qua mạng. Trước khi Apple tung ra iTunes Music Store hồi tháng tư năm ngoái, sự tranh cãi giữa các hãng băng đĩa và các cửa hàng trên mạng về khả năng hợp tác kinh doanh âm nhạc đã khiến người tiêu dùng chẳng còn lựa chọn nào tốt hơn là sử dụng các dịch vụ chia sẻ tệp tin miễn phí như Kazaa.

Giờ đây, Apple đã tháo gỡ được bế tắc này và mở ra khả năng bán hàng qua web cho ngành công nghiệp giải trí. Jobs đã thỏa thuận được với 5 hãng âm nhạc lớn với các điều kiện đơn giản, hấp dẫn. Tất cả các bài hát sẽ được tải về với giá 99 cent, và thậm chí người dùng có quyền ghi bài hát ra đĩa CD, tải về các máy nghe nhạc di động, hoặc chia sẻ với bạn bè. Chỉ sau 4 tháng, Apple đã bán được hơn 10 triệu bài hát, trong khi các đối thủ lớn như Amazon.com, Microsoft lập tức đưa ra các dịch vụ mô phỏng theo.

Jobs khẳng định: "Chúng tôi đã tìm ra cách giải quyết rắc rối lâu nay trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc qua mạng. Từ nay, khách hàng có một dịch vụ hợp pháp để tìm kiếm các tệp tin âm nhạc chất lượng cao, thay vì chỉ là tìm kiếm bất hợp pháp như trước kia".

Không chỉ dừng lại ở đó, đầu năm 2004, Apple dự định đưa hệ thống iTunes Music Store tích hợp vào các máy tính dùng hệ điều hành Windows của Microsoft, vốn chiếm 95% thị phần hệ điều hành. Bí quyết của Jobs là tránh để Apple đi vào vết xe đổ - thực hiện quá nhiều cải tiến trong khi doanh số giảm.

Sanjay Sarma, Trung tâm nhận dạng tự động của MIT

Sanjay Sarma

Thông thường, khi ai đó nói về robot, bạn sẽ nghĩ ngay đến R2-D2. Nhưng Sanjay Sarma, 35 tuổi, một chuyên gia về người máy và là giám đốc nghiên cứu của Trung tâm nhận dạng tự động (Auto-ID Center) thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT), đã đưa khoa học cảm biến tới với mức siêu nhỏ. Phát minh này của ông là "cú hích" lớn cho sự phát triển của TMĐT Sanjay Sarma đã tạo ra một công nghệ mới để theo dõi, kiểm soát lộ trình của mọi hàng hóa từ nhà máy đến kho hàng, rồi đến khi nằm trên giá hàng giá hàng siêu thị. Hệ thống mới này có tên gọi RFID (công nghệ nhận dạng theo tần số radio), được thiết kế dựa trên các con chíp có thể đọc từ xa thông qua kết nối Internet không dây.

Thông qua việc gắn một chíp loại nhỏ trong mỗi sản phẩm hoặc côngtenơ chở hàng, RFID có thể giúp khách hàng mua lẻ và nhà cung cấp theo dõi được sản phẩm, côngtenơ chở hàng cho dù chúng ở bất cứ nơi nào qua một thiết bị đọc các tín hiệu. RFID giúp các nhà sản xuất và phân phối kiểm soát số lượng hàng bày bán, tình trạng thất thoát cũng như chi phí lưu kho. Với sự trợ giúp của hàng loạt công ty và 5 trường đại học lớn, Sarma đã tạo nên một mạng lưới bao quát toàn bộ từ các lô hàng trong kho đến từng sản phẩm, qua RFID.

Hệ thống này đang dần trở thành chuẩn công nghệ cho toàn bộ ngành bán lẻ. Chỉ một vài năm nữa, hệ thống mã vạch hiện nay sẽ bị thay thế bằng RFID. Theo các chuyên gia của MIT, con chíp định vị theo tần số radio sẽ có mặt ở khắp mọi nơi và những ứng dụng của nó là rất thiết thực và khả thi. Sarma tin rằng, một ngày nào đó "bất cứ thứ gì bạn đụng vào và tính toán đều được theo dõi bởi RFID".

Mark Benioff, công ty Salesforce.com

Mark Benioff

Trước đây, Mark Benioff và công ty nhỏ bé của mình chỉ là đối tượng để cười giễu của những người thích đùa trong giới công nghệ. Tuy nhiên, giờ đây Mark Benioff đã khiến cho những "ông lớn" phải nhìn lại chính mình. Chính Benioff chứ không ai khác đã chứng minh rằng việc bán phần mềm qua web như một dịch vụ bình thường là giải pháp rất khả thi so với việc đặt hàng trọn gói phần mềm với chi phí tốn kém và thời gian cài đặt kéo dài. Ông đã khiến các công ty phần mềm nhận ra rằng họ có thể kiếm tiền bằng việc bán phần mềm như một dịch vụ. Kết quả kinh doanh của Salesforce.com là một bằng chứng rõ ràng.

Salesforce.com (San Francisco, Mỹ), công ty cung cấp dịch vụ quản lý bán hàng và các dịch vụ khách hàng, đã đạt doanh số 21,6 triệu USD trong quý 2/2003, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận của các quý cũng tăng đều đặn. Đây là nhà cung cấp "dịch vụ phần mềm" đầu tiên có lợi nhuận.

Các công ty phần mềm lớn đã buộc phải hành động để không bị mất thị phần vào tay Salesforce.com. Giới thạo tin cho biết Siebel, công ty trước đây đã quay lưng lại với Benioff, đang chuẩn bị tung ra chào bán "dịch vụ phần mềm" tương tự để đối phó lại với Salesforce.com.

Meg Whitman, Giám đốc điều hành eBay

Meg Whitman

Bà Margaret C. Whitman, 47 tuổi, chính là người đã đưa eBay từ một trang web tầm thường kiểu "chợ trời" trở thành một tên tuổi lớn bậc nhất trong thế giới TMĐT.

Ebay được khởi nguồn từ một ý tưởng lớn, về một trong số ít những năng lực lớn nhất của Internet, đó là mua bán mà không cần kho hàng, không cần dự trữ. Thay vào đó, một "chợ" trên mạng sẽ được hình thành để mọi người đều có thể bày bán hoặc tìm mua những gì họ muốn. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, Whitman còn biến Ebay trở thành một nền kinh tế ảo, tự điều chỉnh, trên phạm vi toàn cầu. Năm nay, eBay dự kiến đạt tổng doanh thu 20 tỷ USD từ việc bán đủ loại hàng hóa tại khắp các nước Mỹ, Đức, Hàn Quốc hay Brazil 

Mặc dù chưa có được sự bảo đảm chắc chắn như Procter & Gamble (PG), Walt Disney (DIS), hay Hasbro (HAS), nhưng kể từ khi đến với eBay năm 1998, bà giám đốc khiêm tốn này đã xây dựng eBay thành một kiểu cộng đồng độc đáo với 30 triệu thành viên quân sự.

Những thành viên của eBay không chỉ tham gia mà còn hỗ trợ đắc lực để cải tiến trang web này. Hiện nay, họ đang giúp bà Whitman loại bỏ tối đa những vướng mắc, hạn chế trong mọi khâu giao dịch. Chẳng hạn, năm ngoái, sau khi tham khảo ý kiến của những người sử dụng, eBay đã mua hệ thống thanh toán của công ty PayPal. Với công cụ này, khách hàng của eBay có thêm một lựa chonm mới, đơn giản, thuận tiện, an toàn cho quá trình thanh toán.

Bà Whitman chỉ nói đơn giản về bí quyết của mình "Chúng tôi luôn cố gắng để mọi giao dịch được thực hiện rõ ràng, minh bạch, ít các quy định rườm rà, đồng thời, cũng hạn chế tối đa mọi sự gian lận". Trước sự phát triển không ngừng của Internet, quy tắc đơn giản trên chính là điều các công ty phải luôn luôn nhơ.

Jeff Bezos, Amazon.com

Jeff Bezos

Với công ty Amazon.com Inc, ngày 21/6/2003, ngày đầu tiên cuốn Harry Potter và Lệnh của Phượng hoàng được đưa ra bán là một cơ hội và cũng là thử thách lớn nhất của năm. Tuy nhiên, Amazon đã vượt qua được thử thách này với thành công lớn khi tiêu thụ 1,4 triệu cuốn sách qua mạng chỉ trong một ngày. Sự hâm mộ cuồng nhiệt với cậu bé Potter đã giúp doanh số của Amazon trong quý 2 tăng 37%, đạt 1,1 tỷ USD, mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ cuối năm 2000.

Điều kỳ diệu đằng sau sự hồi phục của Amazon chính là do sự táo bạo đến liều lĩnh của người sáng lập và giám đốc điều hành Jeffrey P. Bezos. Ông đã quyết định giảm giá không thương tiếc các loại sách báo cùng nhiều sản phẩm khác, đồng thời miễn phí vận chuyển đối với đơn đặt hàng trên 25 USD. Lợi ích của việc làm này là doanh số của Amazon năm qua tăng chóng mặt và đây cũng là năm đầu tiên Amazon đã có lợi nhuận. Theo công bố mới nhất vào cuối tháng 1/2004, doanh số của công ty năm 2003 là 5,264 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2002, trong khi lợi nhuận dòng đạt 35,5 triệu USD. Vượt qua tất cả những hoài nghi, Bezos đã chứng minh được sức mạnh quản lý của mình.

Không dừng lại ở việc chỉ bán hàng hóa của Amazon, Bezos gần đây đã thiết lập mô hình giúp các nhà bán lẻ trên mạng khác cùng cung cấp hàng hóa cho 33 triệu khách hàng của Amazon. Trên thực tế, khoảng 19% hàng hóa được bán trên Amazon là của các nhà bán lẻ khác. Bezos cho biết: "Chúng tôi hiểu rằng khách hàng phải được tận dụng hết những ưu thế của TMĐT qua công nghệ theo tiêu chuẩn thế giới".

Terry Semel, Yahoo!

Terry Semel

Khi cựu giám đốc điều hành Warner Bros. (AOL) Terry S. Semel đến Thung lũng Silicon năm 2001 để bàn về việc nhận công việc quan trọng hàng đầu tại công ty Yahoo!, ông hoàn toàn chỉ là người xa lạ với nơi này. Thậm chí ông còn bị lạc đường về sau buổi gặp với giám đốc Yahoo Edward Kozel và phải nhờ một người bạn đến chỉ đường.

Nhưng hiện nay, Semel đã gần như là người định hướng cho cả thế giới dot-com. Trước hết, những kỹ năng giao dịch của Semel đã phục hồi hoạt động kinh doanh quảng cáo của Yahoo. Ngoài ra, Semel đã yêu cầu toàn bộ các dịch vụ mạng của Yahoo, từ email cho đến tỷ giá, tìm kiếm web  đều phải tương tác với nhau hết mức có thể. Thay vì là một người hướng dẫn "fair-play" trên Internet như Google, Semel sắp xếp các dịch vụ của Yahoo theo kiểu như mô hình công viên giải trí, nơi khách hàng được khuyến khích, níu giữ ở lại giữa các bức tường của Yahoo càng lâu càng tốt.
Doanh thu và lợi nhuận của Yahoo đã tăng kỷ lục, trong khi giá cổ phiếu của công ty đạt 35 USD, gần gấp đôi giá cổ phiếu của các công ty đối thủ. Các nhà đầu tư lại có dịp để hét lên "Yahoo!".

Barry Diller, InterActiveCorp

Barry Diller

Nhân vật đầy thế lực ở Hollywood này là một chuyên gia lĩnh vực kinh doanh truyền thông và giải trí, và cũng đã mua lại một số trang web thương mại điện tử khá thành công như Expedia, Hotels.com, Ticketmaster, và trang web cầm đồ Lending Tree (TREE). Hơn bất kỳ ai khác, ông hiểu được rằng Internet là môi trường trung gian lý tưởng cho các loại thị trường mà gần như không chịu sự kiểm soát nào. Lĩnh vực ông nhằm đến là: du lịch, bất động sản, và giải trí. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, công ty của Diller sẽ đạt doanh số 6,2 tỷ USD trong năm 2004, lớn hơn cả Amazon và eBay.

Diller tin rằng nếu biết tận dụng hết ưu thế của Web, chúng ta có thể thu xếp được các giao dịch vừa có lợi hơn cho khách hàng, vừa đem lại lợi nhuận cho công ty. Chiến lược kinh doanh của Diller không chỉ đặt nhiều sức ép cho những nhân viên giao dịch mà còn cho cả các nhà cung cấp cho IAC, như các công ty hàng không và khách sạn.

Theo ông Diller: "Internet đã chuyển một phần quyền lực từ trong tay nhà cung cấp vào tay khách hàng. Với môi trường Web, nếu bạn biết nhắm đến đúng khách hàng, đúng nhu cầu, bạn sẽ kinh doanh thành công". Và đó cũng là thành công mà Barry Diller đã tạo được cho riêng mình.

Eric Schmidt, Google

Eric Schmidt

Khi Eric E. Schmidt, nhân vật kỳ cựu 48 tuổi của Sun Microsystems (SUNW) và Novell (NOVL) tiếp quản Google Inc hai năm trước đây, không ai nghĩ ông may mắn vì đây quả là một thử thách thực sự.

Vào thời điểm đó, Google đã gần như đơn thương độc mã dựng lại dịch vụ tìm kiếm web, một lĩnh vực mà những nhà tiên phong như Yahoo! Bỏ qua. Google đã trở thành chiếc cầu nối ngắn nhất giữa người sử dụng và thông tin trên Net, sẵn sàng trả lời mọi tìm kiểm của khách hàng chỉ trong vài giây. Một tên tuổi mới nổi như Google đã "mở mắt" cho các nhà tiên phong trên Internet về cách thu tiền từ đường liên kết quảng cáo ngay trên trang kết quả tìm kiếm. Dịch vụ tìm kiếm có thu phí là một trong những hoạt động lãi nhất trong lĩnh vực kinh doanh Internet hiện nay. Gương mặt nổi bật nhất là google, với dự tính sẽ thu 700 triệu USD trong năm nay và niêm yết cổ phiếu lần đầu vào năm tới.

Các đối thủ kỳ cựu như Yahoo và MSN của Microsoft đã nhanh chóng nhận ra sai lầm và đang quay lại tập trung giành thị phần với Google. Vì vậy, thách thức với Schmidt hiện nay là: giữ cho Google phát triển ổn định và duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin. Cuộc cạnh tranh sắp tới hứa hẹn sẽ đầy cam go.

Linda Dillman, Wal-Mart Stores

Linda Dillman

Năm ngoái, sau khi trải qua một loạt các vị trí tại phòng công nghệ, Linda Dillman, người phụ nữ 47 tuổi đã được bổ nhiệm vị trí giám đốc công nghệ của Wal-Mart.

Hiện nay, bà đang thiết lập lộ trình công nghệ không chỉ cho một mình Wal-Mart mà còn cho cả ngành công nghiệp bán lẻ trị giá 2,7 nghìn tỷ USD của Mỹ. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là phổ biến việc sử dụng công nghệ định vị tần số radio (RFID) lên toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa của Wal-Mart. Điều nãy sẽ cho phép công ty dùng Web theo dõi mọi hàng hóa từ nhà máy cho đến giá bày hàng siêu thị ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bà đề nghị 100 nhà cung cấp hàng đầu của Wal-Mart gắn thẻ (con chip) RFID lên sản phẩm kể từ năm 2005. Một khi Wal-Mart áp dụng công nghệ này, tức là cả ngành bán lẻ của Mỹ cũng sẽ làm theo.

Dilman cũng thúc đẩy một dự án hỗ trợ công nghệ để các nhà cung cấp xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung về các sản phẩm trên Net. Mục đích là giảm thiểu sai sót trong quá trình bổ sung hàng hóa và giới thiệu nhanh hơn các thông tin  về sản phẩm mới. Bà là một trong những người tiên phong đưa ngành công nghiệp bán lẻ đi vào điện tử hóa.

Michael Dell, Dell

Michael Dell

Ở tuổi 38, Michael S.Dell là nhân vật hàng đầu trong giới kinh doanh điện tử. Từ trụ sở công ty tại Round Rock, bang Texas (Mỹ), Dell điều hành một kênh phân phối trên mạng với doanh số 50 triệu USD mỗi ngày, bằng 5 lần con số tương đương của Amazon.com. Hơn bất kỳ ai, Dell là người đã chứng minh được tính hiệu quả của Web trong kinh doanh.

Giờ đây, Dell còn đưa mạng lưới kinh doanh của mình lên một tầm cao khác. Trong khi nhiều công ty công nghệ đang tìm cách giảm chi phí, Dell vẫn tập trung vào các công nghệ mới. Gần đây nhất là dự án theo dõi sản phẩm bằng hệ thống RFID. Tại các nhà máy ở Trung Quốc cho đến Texas, các đơn đặt hàng trên mạng sẽ được chuyển thành các tín hiệu vô tuyến. Từ tín hiệu này, các máy lắp ráp tự động của DELL sẽ tính toán, lắp ráp từng linh kiện cho mỗi sản phẩm PC. RFID cũng truyền tín hiệu về bản đồ lắp ráp cho các nhân viên của Dell và theo dõi luôn quá trình chuyển hàng khi sản phẩm hoàn thành. Các nhà quản lý của Dell có thể giám sát được toàn bộ quá trình này qua mạng.

Dell cũng sử dụng hệ thống TMĐT của mình để bán hàng loạt các sản phẩm mới khác, từ PDA, máy in cho đến TV màn hình tinh thể lỏng. Với những hoạt động này, doanh số của Dell đã tăng 16% trong quý gần đây nhất. Nói như M. Dell: "Có rất nhiều cách để Dell phát triển".

Hoàng Yến
(Theo Businessweek.com)


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Những người tạo đế chế và phát minh trong TMĐT
0 nhận xét

Bi quyet de marketing truc tuyen thanh cong

Số lượt xem: 45
Gửi lúc 15:24' 18/04/2011

Bí quyết để marketing trực tuyến thành công

1. Không sợ hãi
Bây giờ không phải là lúc để thu mình lại trong cái vỏ sò và hi vọng cho sự suy thoái sẽ qua đi. Nếu bạn lo sợ nền kinh tế thay đổi sẽ chống lại chúng ta, thì khi đó hệ quả tất yếu là sẽ có những kết quả nghèo nàn, những quyết định xấu và nhiều hơn thế nữa, mất việc.
Mặt khác, nếu bạn đương đầu với sự thay đổi, xây dựng kế hoạch để vượt qua nó, và truyền bầu nhiệt huyết ấy sang những đồng đội giúp cả nhóm mạnh mẽ hơn, từ đó cùng nhau đón nhận những thách thức.
Gợi ý: Xây dựng một kế hoạch tiên phong để giải quyết từng vấn đề để chống lại sự tuyệt vọng. Để từ đó ngăn không cho sự sợ hãi lan truyền vào trong.

2. Giáo dục luôn luôn là chìa khoá
Hãy hỏi bất kì người nào đã từng trải qua giai đoạn đấu tranh với những dịch bệnh trên thế giới – AIDS, nghèo đói … thì họ sẽ trả lời bạn rằng chìa khoá để giải quyết vấn đề là giáo dục. Giáo dục về tình dục an toàn, giáo dục về dinh dưỡng… giáo dục luôn luôn là bước đi đầu tiên và cũng là bước đi quan trọng nhất.
Ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng hướng đến truyền thông trực tuyến, tri thức của các cổ đông, đồng sự và những người có địa vị cao về không gian trực tuyến là cần thiết để cho phép các giải pháp trong những năm kế tiếp.
Gợi ý: Bạn hãy tự đăng ký hoặc đăng kí cho một cổ đông chính tham gia vào buổi hội thảo hoặc chương trình chứng chỉ, hoặc mua một cuốn sách nổi tiếng về truyền thông trực tuyến, và phải thực sự nghiêm túc khi bắt đầu tiến trình nâng cao tri thức.

3. Ngân sách dành cho khách hàng

Một trong những cơ hội hấp dẫn nhất trong suốt thời gian nền kinh tế đang suy thoái là những vấn đề về chi phí, thói quen, và những tiến trình lập dự thảo ngân sách. Và bây giờ bạn có nhiều thời gian để quan sát xem những nơi nào mà khách hàng của bạn tiêu tốn thời gian và tiền bạc, và sau đó làm việc để sắp xếp ngân sách theo hướng đó. Họ thường đọc báo, đọc tạp chí hay họ thường nghe radio?
Hãy lọc ra và bắt đầu chi phí cho những nơi đó. Vấn đề là sự hiện diện của bạn có đủ để tiếp cận khách hàng ở những nơi đó?
Gợi ý: Hãy làm một số nghiên cứu nhanh trên Forrester, Pew Internet Research Project, hoặc bất kì một công ty nghiên cứu nào khác để học hỏi hành vi của con người trên chủ đề này, sau đó tiến hành cuộc nghiên cứu để dự thảo ngân sách và những nơi sẽ tiêu tốn nhằm mang lại hiệu quả trong năm 2009.

4. Dừng twitter, hãy bắt đầu làm việc
Twitter có vài ứng dụng hữu ích, nhưng 90% thông tin trên site có rất ít sự quan trọng với bất kì ai trong chúng ta. Trừ phi bạn có kế hoạch đúc tiền, nếu không thì hãy dừng việc lãng phí thời gian và bắt đầu làm gì đó có ích. Bởi vì bạn có 2000 người theo sau những không có nghĩa là mọi người đều thực sự quan tâm đến việc bạn đang làm gì vào 7h sáng thứ bảy!
Gợi ý: Dừng nó trong 30 ngày và quan sát, nếu được thì dẹp bỏ hẳn.

5. Hãy tham gia sâu vào mạng xã hội
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn chỉ đơn thuần là quan sát và tham gia chút ít vào thế giới của mạng xã hội. Trong thời điểm cuối năm ngoái, tôi đã có viết về chủ đề này nên ở đây tôi không có thời gian nhắc lại. Năm nay, nhu cầu cần phải nhảy vào tham gia càng được nhấn mạnh hơn.
Những nhóm lợi ích đang được hình thành, những người lãnh đạo của thương hiệu mới đang được thiết lập mặc dù chỉ là trong những cộng đồng xã hội mới. Nếu bạn ở ngoài đó thì làm sao biết được những lỗi của mình, và từ từ bạn sẽ trở nên cô độc và đứng bên ngoài cuộc chơi.
Bạn sẽ sử dụng Facebook, LinkedIn và những truyền thông xã hội tiềm năng khác như thế nào để thiết lập uy tín thương hiệu và địa vị trong thị trường mới?
Gợi ý: Hãy xây dựng thành một nhóm trong LinkedIn và Facebook và bắt đầu việc mời tham gia. Và nếu bạn không có tiểu sử, hãy bắt đầu thiết lập nó và chứng tỏ sự tồn tại của mình như một phần của cộng đồng.

6. Phân tích thực tế
Chúng ta có tất cả các công cụ phân tích web để đo lường những điều gì đang xảy ra trên website của chúng ta. Và mặc dù nhiều người trong chúng ta cần mua một hệ thống phần mềm tốt hơn để phân tích chính xác hơn, thì tất cả chúng ta đều cản phải nâng cao nhận thức việc cái gì, làm thế nào, tại sao chúng ta lại đo lường và chúng ta cần phải đo lường cái gì. Vì thế, không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để cải tiến việc làm thế nào chúng ta đo lường mực độ thành công của trực tuyến như việc nó liên quan đến các công ty bán hàng, tiết kiệm chi phí, và ROI. Và điều lớn nhất đó là tiết kiệm được những chi phí không đáng có.
Rút ngắn, tái kiểm định và đọc những hành động thực tiễn tốt nhất để xây dựng một kế hoạch thực hiện chính, điều này sẽ giúp bạn xác định rõ nhữn giá trị trọng yếu đối với công việc kinh doanh của bạn và loại trừ đi những thứ ít hoặc không có giá trị.
Gợi ý: Hãy ngẫm nghĩ về trọng tâm của công ty cũng như những chỉ tiêu của các phòng ban trong năm sau đó hãy tự đặt câu hỏi: "Làm thế nào để bạn có thể sử dụng những công cụ trên website để thực hiện những mục tiêu của tổ chức?"

7. Email có mục đích
Hãy dừng việc gửi các bản tin và bắt đầu phục vụ khách hàng. Rất nhiều người trong chúng ta gửi đi những bản tin hàng tháng với sự dữ dội y như một cuộc thi Olympic.
Chúng ta hãy thử ngưng việc gửi đi những email vào 10 giờ thứ ba của tuần thứ hai của mỗi tháng, và không làm gì cả. Liệu khách hàng của chúng ta có thực sự chờ đợi những bản tin đó trong hộp mail của họ không? Liệu bộ phận chăm sóc khách hàng có tràn ngập các cuộc gọi vào lức 10giờ 1phút khi các email không đến? Dĩ nhiên là không. Vậy thì tại sao lại ưu tiên thực hiện việc đó? Thay vì bám dai dẳng thói quen gửi bản tin đó, tại sao không dùng thời gian đó để thực hiện những chiến dịch email có chọn lọc với những thông tin có liên quan để mang đến sự thú vị nhất cho cơ sở khách hàng của bạn? Ngày nay bản tin điện tử đã trở thành một công cụ hết sức quan trọng trong những kế sách kinh doanh của bạn. Vì thế hãy dừng việc tiêu tốn thời gian cho những bản tin điện tử kém tính tương tác và hãy bắt đầu dành cho nó sự quan tâm thích đáng cũng như phân khúc chúng cho từng loại khách hàng.
Gợi ý: Trong bản tin điện tử kế tiếp, hãy hỏi khách hàng của bạn rằng họ có thực sự thích thú với chúng không, họ thích nghe nhiều về điều gì, và bao nhiều lần… sau đó hãy phân khúc người nhận, đồng thời xây dựng những chiến dịch dựa trên thông tin này.

8. Những từ khoá để nhận ra chi phí

Trong thời gian gần đây tôi nghe người ta nhắc nhiều đến Hitwise, một công ty hoạt động theo khuynh hướng trực tuyến, bao gồm cả việc tìm kiếm (giống như Nielsen thực hiện đối với TV), kể cả việc họ dự báo được sự đi xuống của nền kinh tế: từ đó họ chú trọng đến những cụm từ tìm kiếm liên qua đến giá rẻ đã bắt đầu vào hồi tháng 8. Với người Mỹ việc tìm kiếm để tiết kiệm là trên hết, vì thế trên site của bạn hãy chèn thêm những cụm từ giá thấp để thu hút sự tìm kiếm như: "giảm giá nhất", "chiết khấu cao" hoặc "mức giá hiện hành thấp nhất". Hãy đưa chúng vào trong cả những mẫu quảng cáo của bạn và các cỗ máy tìm kiếm sẽ phát huy hiệu quả bằng cách copy từ site của bạn, và những người mua sắm sẽ dễ dàng đến với bạn.
Gợi ý: Hãy chọn ra top 15 cụm từ khoá, xây dựng một chiến dịch nhỏ trong 30 ngày và bạn trả tiền cho các chương trình tìm kiếm xung quanh các cụm từ mô tả giá thấp. Vào ngày cuối cùng trong giai đoạn 30 ngày đó, hãy đánh giá lại và so sánh việc bạn làm so với trước kia khi không dùng đến những cụm từ giá rẻ.

9. Nội dung do người dùng phát sinh như là một chiến lược
Với những người thất nghiệp và đang tìm kiếm những cách để thu hút, đó chính là thời gian tốt để khuyến khích tham gia? Bạn có lẽ sẽ bị ngạc nhiên khi tìm thấy rất nhiều những khách hàng của bạn đang ngày càng hạnh phúc và lưu giữ trong họ những trải nghiệm về một sản phẩm, dịch vụ, hoặc giải pháp khi bạn đề nghị. Vì thế tại sao lại không khuyến khích họ chia sẻ? Amazon, TripAdvisor, Yelp, và rất nhiều site khác đã trở thành những người dẫn đầu đồng thời thiết lập được rất nhiều thương hiệu đơn giản bởi đi theo hướng xác định nội dụng phát sinh từ người dùng là một chiến lược. Ngay bây giờ, điều đó sẽ tiếp tục được bạn vận dụng.
Gợi ý: Hãy đưa ra một sản phẩm, dịch vụ, hoặc một vùng yêu thích trên site của bạn và với sự giúp đỡ trong 30 ngày thử nghiệm từ một trong những nhà cung cấp phần mềm đánh giá chỉ số/lượt xem, hãy bắt đầu những nội dung từ khách hàng của bạn. Không cần bất kì một kĩ thuật hỗ trợ nào hay sự bổ sung nhân sự, bạn sẽ mở rộng sự hiện diện trực tuyến của bạn.

10. Vay mượn và chia sẻ
Chia sẻ những nội dung bạn đang có và đi vay mượn những cái khác. Điều này nghe chung chung thì có vẻ đơn giản, nhưng bởi vì tâm lý có từ những thập niên trước, chỉ có một người chiến thắng tất cả, vì thế rất hiếm mô hình tư duy theo mô hình này để cạnh tranh. Đây là một triết lý rất khó để hầu hết các marketer đi theo.
Tất cả chúng ta đều có một vài nội dung đáng giá để được trích lọc ra, vì thế chúng ta nên chia sẻ chúng với mọi người, những người sẵn lòng post chúng lên site của họ. Với cùng phong cách đó, chúng ta nên mượn những nội dung từ những người khác hỗ trợ thông tin cho chúng ta, điều này sẽ làm gia tăng kho kinh nghiệm của web-site chúng ta trong mắt khách hàng.
Tuy nhiên đối với những thông tin là công việc kinh doanh của người khác-các nhà xuất bản- thì không thể rút trịch lại tất cả mọi thứ tại mọi thời điểm và chia sẻ nó. Nếu New York Times sẵn lòng tập hợp và chia sẽ những nội dung từ những nhà xuất bản khác, thì sau đó nó cũng sẽ là nơi để chúng ta làm những việc tương tự.
Gợi ý: Tìm trong nhóm dẫn đầu hai hoặc ba nhà xuất bản/blogger/phóng viên những người làm trong ngành công nghiệp của bạn và đưa nó vào trong một RSS feed. Chèn nó vào những khu vực mới trên website của bạn. Điều này có lẽ không mang lại nhiều kết quả, nhưng nó giúp bạn hình thành thói quen và từ từ bắt đầu hiểu được giá trị của việc chia sẻ nội dung
Xem tiếp
Tác giả: linhdq
Nguồn tin: http://dichvuso.vn

Bản gốc: Thiết kế website - Bí quyết để marketing trực tuyến thành công
0 nhận xét

Nghien cuu thi truong internet ( P2 )

Số lượt xem: 623
Gửi lúc 15:19' 27/07/2009

Nghiên cứu thị trường internet ( P2 )

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về vệ sinh an toàn và các yêu cầu về bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng cho sản phẩm của mình ở đâu?



Nếu Doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài cần phải đảm bảo những sản phẩm ấy phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn và y tế của nước đó. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên liên tục cập nhật những thông tin tiêu chuẩn này.

Chính phủ của các nước, các cơ quan quản lý tiêu chuẩn quốc gia và các tổ chức quốc tế đã bắt đầu tìm biện pháp để quảng bá các văn bản chính thức của mình thông qua mạng Internet với chi phí thấp hơn so với việc gửi đi các nơi dưới dạng ấn phẩm.

Một số site hữu ích, đồng thời cũng đã được đưa vào cơ sở dữ liệu về " Định mức và tiêu chuẩn" của ITC là:

+ Codex Alimentaries Commission, tại địa chỉ: http://www.fao.org, có thông tin đầy đủ chi tiết về giới hạn tối đa hàm lượng các chất diệt khuẩn và nhiều tiêu chuẩn khác cho ngành công nghiệp thực phẩm.

+ Fish INFOnetwork, tại địa chỉ: http://www.fao.org/fi/globe/glofish/doc.globe.html gồm thông tin và các liên kết đến nagnh32 thủy sản và các khu vực trên thế giới.

 

+ International Organization for Standardization (ISO) tại: http://www.iso.ch, cung cấp thông tin về tất cả các tổ chức đã liên kết với ISO, các công cụ mới, hướng dẫn thủ tục đăng ký chất lượng ISO cho các sản phẩm Doanh nghiệp có thể hỏi thêm các thông tin chuyên sâu hơn về lĩnh vực chất lượng.

+ Green Seal, tại địa chỉ: http://www.greenseal.org, cung cấp thông tin các thủ tục về môi trường, khuếch trương việc sản xuất và bán các sản phẩm có trách nhiệm đối với người tiêu dùng (resbonsible consumer products)

+ PackInfo-World, là website của tổ chức bao bì thế giới-WTO ( World Packaging Organization) có địa chỉ là: http://www.pachkingfo-world.org/wpo/index.html, cung cấp thông tin về tiêu chuẩn bao bì.

+ World Standards Service Network, có địa chỉ là: http://www.wssn.net.WSSN/index.html, cung cấp thông tin và liên kết tới các tổ chức như ISO, IEC (the Internation Electro technical Commision) và ITU (the International Telecommunication Union) WSSN cũng cung cấp liên kết tới một số cơ quan tiêu chuẩn nhà nước khác.

+ Nhiều các máy chủ cơ sở dữ liệu on-line khác như DIALOG (http://www.dialog.com) đã mở các website để khuếch trương các dịch vụ của họ tạo điều kiện truy cập dễ dàng, không dùng đến các loại modern và phần mềm liên lạc đặc biệt. 

                                                                                                             (Xem tiếp phần 3)


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Nghiên cứu thị trường internet ( P2 )
0 nhận xét

Xay dung thuong hieu theo tieu chi khac voi gu tham my chu quan

Số lượt xem: 145
Gửi lúc 14:23' 26/01/2010

Xây dựng thương hiệu theo tiêu chí khác với gu thẩm mỹ chủ quan

Xây dựng thương hiệu theo tiêu chí khác với gu thẩm mỹ chủ quan
Hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu được hình thành từ sự kết hợp sáng tạo các yếu tố hình ảnh và ngôn ngữ. Trong quá trình sáng tạo hình ảnh và ngôn từ, chúng còn phải toát lên nét đẹp thẩm mỹ hàm ẩn trong đó.

Đây chính là lúc chúng ta dường như bắt đầu bước vào thế giới của các nghệ sỹ. Đó là một thế giới tự do, không chịu giới hạn bởi những ràng buộc cấu trúc, là nơi nuôi dưỡng những ý tưởng hoàn toàn mới mẻ, những kỹ thuật đầy chất thơ và chất họa, nơi chứa đựng niềm kiêu hãnh nghệ thuật và cả những quan niệm cá nhân về cái đẹp và cái xấu.

Chẳng hạn, bạn nghĩ gì về tác phẩm của Pablo Picasso khi lần đầu tiên nhìn thấy một bức họa của ông? Thế còn khi đọc Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu?
 
Nếu như chúng ta không thể đồng quan điểm về giá trị nghệ thuật của những bức họa treo trong bảo tàng mỹ thuật hay những tác phẩm văn học được các nhà phê bình đánh giá cao, thì làm thế nào các nhà tư vấn và doanh nghiệp có thể nhất trí được kết quả sáng tạo nào là tốt nhất cho thương hiệu?

Câu trả lời là, trong vài thập niên gần đây, khi mà truyền thông marketing trở thành một phần thiết yếu cho thành công trên thị trường cạnh tranh, cả doanh nghiệp và nhà tư vấn nhận ra rằng, không nên nghĩ đến các yếu tố thẩm mỹ của tài liệu truyền thông thương hiệu theo cảm tính chủ quan như khi chúng ta đi xem bảo tàng, đọc một bài thơ hay khi mua một bộ đồ mới.

Thay vào đó, chúng ta phải học cách đánh giá đặc tính thẩm mỹ của thiết kế và nội dung lời viết theo hướng làm sao để chúng phục vụ tốt cho những mục tiêu marketing đã đề ra. Và nếu những mục tiêu marketing này được thu hẹp lại thành các mục tiêu truyền thông cụ thể, thì chúng ta có thể dựa vào đó để đưa ra đánh giá hợp lý về các yếu tố như tên thương hiệu, câu định vị, mẫu logo, kiểu chữ thương hiệu, cách trình bày hoặc bất kỳ thành phần nào khác của các tài liệu truyền thông thương hiệu, xem chúng có theo sát hay chệch hướng mục tiêu truyền thông đã đề ra hay không.

Để quá trình này hiệu quả, các mục tiêu phải được công bố thật rõ ràng và được duyệt trước khi bắt đầu bất kỳ công việc sáng tạo nào. Theo đó, đa số các công ty truyền thông marketing bắt đầu triển khai một tài liệu thường được gọi là "bản mô tả tiêu chí", mặc dù người ta có thể gọi tài liệu này bằng nhiều cái tên khác.

Quy trình triển khai các "bản mô tả tiêu chí" có thể khác nhau, nhưng đối với hoạt động quảng cáo, tài liệu bán hàng, các sự kiện bán hàng hay các hình thức khác của tài liệu truyền thông mang tính chiến thuật, những yêu cầu chính của bản mô tả đều bắt nguồn từ kế hoạch marketing của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi xây dựng bản sắc nhận diện thương hiệu, chỉ duy nhất bản kế hoạch marketing là cần chuẩn bị. Khi công ty chúng tôi chuẩn bị tài liệu, bản mô tả tiêu chí được mở rộng hơn nhiều và thường bao gồm kết quả từ những giai đoạn như nghiên cứu, chiến lược khác biệt hóa, cơ cấu quan hệ thương hiệu và tính cách thương hiệu. Tất cả những giai đoạn này đều được hoàn tất trước khi các công việc sáng tạo bắt đầu.

Do bản sắc nhận diện thương hiệu mang tính chiến lược và dài hạn, nên thiết lập các tiêu chí rõ ràng là yêu cầu hết sức quan trọng đối với quá trình sáng tạo hệ thống nhận diện thương hiệu. Không giống với các tài liệu truyền thông mang tính chiến thuật như quảng cáo, những yếu tố nhận diện như tên thương hiệu, logo, màu sắc, kiểu chữ và mẫu định dạng thương hiệu một khi được tạo ra, chúng sẽ được sử dụng trong hàng chục năm.

Dù là thực hiện tài liệu truyền thông marketing chiến thuật ngắn hạn hay bản sắc nhận diện thương hiệu mang tính chiến lược dài hạn, thì việc chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trước khi bắt đầu sáng tạo cũng sẽ đảm bảo hai chức năng quan trọng. Một là nó cung cấp cho đội sáng tạo cơ sở nền tảng để họ sáng tạo với tài năng thẩm mỹ của mình.

Hai là cung cấp cho doanh nghiệp những tiêu chí mà họ có thể sử dụng để đánh giá một cách hợp lý tính hiệu quả của các đề xuất sáng tạo. Khi ấy, thay vì những lời nhận xét như "Tôi không thích màu đó", chúng ta có thể sẽ nhận được ý kiến chẳng hạn "Tôi nghĩ rằng, màu đó không phù hợp với phong thái cảm xúc mà chúng ta đã nhất trí".

Rốt cuộc, mỗi chúng ta là một chuyên gia với gu thẩm mỹ riêng mà mình thích và không ai có thể tranh cãi được. Nhưng với những tiêu chí đã được thiết lập cẩn thận từ trước, việc sáng tạo và ra quyết định dựa trên các tiêu chí thẩm mỹ mang lại hiệu quả cao nhất cho thương hiệu sẽ trở thành một việc giúp mở ra các đối thoại trao đổi và suy luận rõ ràng.


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xây dựng thương hiệu theo tiêu chí khác với gu thẩm mỹ chủ quan
0 nhận xét

Xay dung thuong hieu: Lam the nao de viec sap nhap va mua lai (M&A) thanh cong?

Số lượt xem: 308
Gửi lúc 09:02' 29/09/2009

Xây dựng thương hiệu: Làm thế nào để việc sáp nhập và mua lại (M&A) thành công?

Việc các thương hiệu lớn xuất hiện nhiều trên các mặt báo về sự thành công của các phi vụ sáp nhập trị giá hàng tỉ USD là minh chứng rõ ràng cho sự trở lại thành công của hình thức M&A (Merge &  Acquisition) này. Và cho dù những hợp đồng sáp nhập thành công hay thất bại thì những hợp đống có giá trị "siêu" lợi nhuận đã mang đến một số sự việc ngoài mong đợi.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí quản lý mà còn cả trong việc tăng trưởng thu nhập của các công ty sáp nhập.

 

Đơn cử như trường hợp của công ty Procter & Gamble. Nhờ vào việc mua lại Gillette mà P&G hy vọng sẽ tăng 1% thu nhập toàn công ty. Theo lý luận của các công ty sáp nhập gần đây, bao gồm cả Ngân hàng Mỹ, MBNA, Pernod Ricard và Allied Domecq, họ đã dựa vào khả năng kết hợp của các công ty để phát triển và nhắm vào đối tượng là khách hàng và thị trường mới.

 

Tuy nhiên, theo một quy luật chung thì các công ty chuẩn bị sáp nhập hầu như đã không tiên liệu được những kết quả "dài hơi". Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 70% các công ty đã sáp nhập không đạt được những mục tiêu tăng trưởng tài chính mà họ đã đề ra trước đó. Những vấn đề này còn phức tạp hơn nữa khi các công ty vẫn còn quá nhiều những nhãn hiệu phải quản lý và vẫn phải phục vụ những đối tượng khách hàng khác nhau.

 

Hầu hết các công ty đều không lường trước được những khó khăn và phức tạp của hợp đồng M&A khi cùng quản lý quá nhiều nhãn hàng một lúc. Thông thường thì các công ty vô tình bỏ quên các khách hàng thân quen trong khi lại quá quan tâm đến việc cắt giảm chi phí và kết hợp hoạt động theo guồng máy đã định sẵn. Republic Industries là một ví dụ cụ thể. Công ty này rất nổi tiếng trong việc cho thuê xe hơi vận chuyển và với những hoạt động hướng về đối tượng khách hàng khác của Alamo và National sau khi bị mua lại đã gây ra không ít sự nhầm lẫn cho các nhóm khách hàng, dẫn đến sự không "hoà hợp" của các nhãn riêng và Republic phá sản như một tất yếu.

 

Nếu một công ty mới kết hợp hy vọng đạt được những mục tiêu tăng trưởng, thì các chuyên viên thương hiệu cần phải tạo ra một sự kết hợp chặt chẽ giữa khách hàng là đối tượng chính và sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Nếu việc sáp nhập không giúp cho doanh nghiệp mới nắm bắt thêm các khách hàng mới, có thêm nhiều cổ phần hoặc tạo ra những giá trị cao hơn thì tốt nhất là không nên tiếp tục thực hiện hợp đồng M&A.

 

M&A được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

 

Nghĩ đến khách hàng đầu tiên

 

Một hợp đồng M&A thành công là khi các hợp đồng này khởi động bằng việc nhắm vào từng đối tượng khách hàng thích hợp của từng loại nhãn hiệu và của cả nhóm sản phẩm chung. Nhóm khách hàng đối tượng cần phải đủ rộng để đảm bảo thời gian và  sự chú ý cần thiết cho việc xây dựng một nhãn hiêu thật sự và đủ khác để "thu nhỏ" nhóm các đối tượng. Sáp nhập là cơ hội duy nhất để nghĩ đến các khách hàng một cách đầy đủ hơn, chu đáo hơn. Kết hợp dữ liệu của khách hàng và thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường mới trong suốt quá trình hợp nhất sẽ đẩy mạnh vịêc thu mua các sản phẩm và tăng vị thế cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường. Các thoả thuận này càng toàn diện thì các chuyên viên thương hiệu càng có thể lựa chọn kết cấu và phương thức quản lý các nhãn hiệu sáp nhập một cách tốt hơn.

 

Hãy kiểm soát chính thương hiệu của mình trước khi chúng có thể "điều khiển" bạn

 

Bằng việc xác lập vị trí của mỗi thương hiệu trong danh mục đầu tư của toàn công ty đã có thể giúp cho công việc kinh doanh ngày càng phát triển thuận lợi. Các quyết định đầu tư thường yêu cầu sự vững chắc và bao gồm các yếu tố: các bản phân tích chi tiết khách hàng "mục tiêu", tình hình phát triển của nhãn hiệu, các cơ hội và hiệu quả "dài hơi" của các nhãn hiệu trong kết quả kinh doanh. Có nhiều lựa chọn có sẵn giúp cho việc sáp nhập đạt kết quả tối ưu. Hoặc, nhờ có sự hỗ trợ tốt hơn của các nhãn hiệu mạnh thì các nhãn hiệu yếu hơn có thể phát triển các sản phẩm "cơ bản" và dịch vụ liên quan. Sự hỗ trợ qua lại có thể giúp phát triển nhãn hiệu nhờ vào sự tin tưởng và giúp đỡ bán các sản phẩm "chéo".

 

Biết cách tổ chức, tạo dựng thành công:

 

Mua lại thương hiệu là cơ hội to lớn để phát triển kinh doanh đa thương hiệu. CMO ( giám đốc marketing) cần hợp sức với CEO (giám đốc điều hành) và các chuyên gia thương hiệu khác để quản lý và giúp đỡ, phát triển xây dựng cấu trúc thương hiệu công ty trong dài hạn. Giám đốc thương hiệu cần thể hiện vai trò của mình trong việc phát triển ý tưởng ra thực tế và có hiệu quả cao. Người đề xướng cũng cần biết cách quản lý, có năng lực và biết cách tổ chức để thành công. Cuối cùng, thước đo một dự án thành công là cách họ chứng tỏ nhãn hiệu họ đang quản lý đạt được hiệu quả tốt trong kinh doanh.

 

Thông qua tất cả các chiến dịch quảng cáo từ các hợp đồng M&A, "lịch sử" đã chứng minh rằng các thành công thường của các hợp đồng này thường có chiều hướng xuống theo thời gian và thấp hơn so với mức họ đã dự tính trước đó. Người kinh doanh cần luôn thường xuyên theo dõi để xác định tiết kiệm chi phí thông qua việc hợp nhất các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, con người và bộ máy làm việc, và sự phát triển lâu dài của một hợp đồng "hậu" M&A  là minh chứng rõ rành cho sự thành công của loại hình "hợp đồng "này. Để đạt những thành công nhất định, các công ty cần thấu hiểu hơn nữa, và sữ dụng một cách hiệu quả cấu trúc thương hiệu để thuyết phục khách hàng quyết định lựa chọn thương hiệu của mình.

 

Ken Fenyo (Thùy Vân - Công ty Thương Hiệu LANTABRAND - sưu tập và lược dịch từ marketingprofs.com)
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Xây dựng thương hiệu: Làm thế nào để việc sáp nhập và mua lại (M&A) thành công?
0 nhận xét

AquaSnap dem tinh nang cua Windows 7 vao XP va Vista

Số lượt xem: 0
Gửi lúc 14:52' 15/04/2010

AquaSnap đem tính năng của Windows 7 vào XP và Vista

Microsoft đã bổ sung một số tính năng mới cho hệ điều hành Windows 7 của mình. Các tính năng mới bao gồm các tùy chọn Aero Snap và Aero Shake cho phép người sử dụng có thể trượt nhanh các cửa sổ về góc màn hình hay thu nhỏ tất cả các cửa sổ chỉ với một cú lắc chuột.

Những tính năng này đều không có sẵn trong Windows XP hay Windows Vista. Tuy nhiên hãng Nurgo Software đã mang 2 tính năng này đến với người dùng XP và Vista. Chương trình có tên gọi là AquaSnap và AquaShake.

Các nhà phát triển đã cung cấp các tính năng cơ bản cùng các phiên bản sửa lỗi với các tùy chọn và thiết lập mở rộng.

AeroSnap đi kèm với bốn chế độ tương tự như AeroSnap trong Windows 7, ngoài ra còn có thêm 3 chế độ mở rộng khác. AquaSnap có thể hiển thị cửa sổ theo cả chiều ngang và dọc. Phiên bản mở rộng còn hỗ trợ tới tám khu vực khác nhau.

AquaShake cũng bắt chước khá giống với các tùy chọn của AeroShake trong Windows 7 hoặc sử dụng một phiên bản nâng cao cho phép đưa một cửa sổ lên vị trí trên cùng.

Tính năng thứ ba của AquaSnap là hiệu ứng gương. Tính năng này mặc định sẽ được tắt đi. Chương trình tương thích với các phiên bản 32-bit và 64-bit của Windows 2000, Windows XP, Windows Vista và Windows 7.

Bạn đọc quan tâm có thể tải về chương trình tại đây
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - AquaSnap đem tính năng của Windows 7 vào XP và Vista
0 nhận xét

Phat trien thuong hieu nho co kho khong?

Số lượt xem: 202
Gửi lúc 10:45' 11/09/2009

Phát triển thương hiệu nhỏ có khó không?

Khi một thương hiệu nhỏ phát triển lớn mạnh, chúng có nguy cơ đánh mất những người hâm mộ ban đầu. Làm thế nào mà những thương hiệu như Innocent Drinks, Tyrells Potato và Hill Station lại có thể mở rộng phạm vi của họ và phát triển lớn mạnh mà không làm mất đi những người hâm mộ lần đầu tiên khám phá ra họ?



Một mái tóc vàng hoe à? Không! Darcy không có một mái tóc vàng như vậy, tóc anh ta màu đen và anh cao khoảng 1m90… Bất cứ ai đã từng chết mê chết mệt vì một vị anh hùng trong tiểu thuyết đều hiểu được cảm giác khi bức tranh về một người đàn ông lý tưởng của bạn bị phá hủy. Foodies như vừa trải qua một cơn sốc tương tự khi một công ty của họ đã phạm sai lầm trong lần quảng cáo đầu tiên. Nhìn chung, Martin Galton, người đồng sáng lập của hãng quảng cáo Hooper Galton, cho rằng quảng cáo trên truyền hình có thể "quá mạo hiểm" vì nó có thể giết chết tình cảm của khách hàng dành cho những sản phẩm mang "thương hiệu của họ".

 

Với doanh thu leo từ 17 triệu bảng Anh năm ngoái đến khoảng 30 triệu bảng trong năm nay, công ty nước giải khát Innocent Drinks, thành lập năm 1998, đặt tại Luân Đôn, chuẩn bị thực hiện đoạn phim quảng cáo truyền hình đầu tiên và hy vọng có thể lách được "vết xe đổ" của những người đi trước.

 

Vào tháng 3, Innocent bắt đầu quảng cáo lần đầu tiên trên sóng vô tuyến. Thay vì thuê một công ty truyền thông cho lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng, đội ngũ nhân viên của Innocent đã xuống công viên địa phương để tự làm quảng cáo cho mình. Và kết quả như thế nào? Không quá nổi bật, cùng với ngân quỹ thấp, diễn viên chính là một cái thùng giấy biết nói được bao quanh bởi  một biển hoa quả tươi. Có thể đó chỉ là một sản phẩm "cây nhà lá vườn" nhưng nó lại hoàn toàn trùng khớp với phong cách tự nhiên, đơn giản đặc trưng của Innocent Drinks. Người đồng sáng lập, Richard Reed, nhận xét "Chúng tôi muốn rằng tất cả những gì chúng tôi làm trong việc quảng bá phải thể hiện được một cách trung thực chúng tôi là ai"

 

Ben & Jerry's có thể phải về tay Unilever và Cadbury Schweppes có thể mua đứt công ty sản xuất sôcôla Green&Black's, nhưng trong thế giới FMCG (hàng tiêu dùng nhanh), chính Ben & Jerry's, Green & Black's và cả Innocent, người đã từng đóng góp 10% lợi nhuận cho các dự án của các nước đang phát triển, mới chính là những gương mặt đại diện trẻ trung và năng động, chứ không phải là những tên tuổi lâu đời vốn chiếm lĩnh tâm trí người tiêu dùng bấy lâu nay.

 

Tyrrells, một hãng sản xuất khoai tây chiên đóng hộp, là một trong những thương hiệu nổi lên một cách nhanh chóng trong giới kinh doanh. Chỉ trong 3 năm, công ty này đã có được doanh thu là 7 triệu bảng Anh. Phát triển chậm hơn Tyrrells là Hill Station, một công ty chuyên sản xuất kem "với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên" đạt doanh thu hàng năm khoảng 1 triệu bảng, và sớm chiếm được nhiều cảm tình từ các nhà phê bình. Liệu các thương hiệu trẻ tuổi này có thể giữ được nét hấp dẫn thuần khiết khi phát triển từ một thương hiệu vô danh sang một tên tuổi nổi tiếng hay không?

 

Các nhà doanh nghiệp, những người phát triển các công ty từ thuở ban đầu, luôn muốn làm nổi bật vai trò của sự đổi mới sản phẩm trong thành công của công ty. Innocent là công ty duy nhất sử dụng 100 % nước ép hoa quả nguyên chất trong sản phẩm của mình. Các thương hiệu khác, trong đó có kẻ đối đầu với Innocent là PJ Smoothies, tuy cũng có cùng tuyên bố nhưng thực chất lại sử dụng nước ép đã qua chế biến và bị Innocent đánh giá là gian lận. Reed cho biết: "95% thành công của chúng tôi đến từ chất lượng nước của chúng tôi". Nhưng có một sản phẩm tuyệt vời, cho dù sản phẩm đó có hoàn toàn tinh khiết thì vẫn không phải là công thức để kiếm tiền. Tất cả những gì bạn cần, bên cạnh sản phẩm, là một vài kỹ xảo để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.  Với việc quản lý những thương hiệu nhỏ với một số vốn không lớn, điều này có nghĩa là bạn phải thật thông minh trong việc phân phối sản phẩm.

 

Chỉ sau vài phút tiếp xúc với 3 doanh nghiệp Innocent Drinks, Tyrells và Hill Station cho thấy tầm quan trọng của việc có được hệ thống phân phối tốt. Trong số những hệ thống phân phối đầu tiên của cả 3 doanh nghiệp đều bao gồm Harrods và Harvey Nichols, bên cạnh đó còn có những nhà phân phối tên tuổi khác như Fortnum & Mason, Selfridges và Villandry.

 

Với những nhà hàng bán các món ăn hảo hạng, và các nhà bán lẻ độc lập, họ cũng tỏ rõ sự năng động trong việc xây dựng danh tiếng cho thương hiệu của họ bằng cách tạo ra những người hâm mộ dựa trên những vị khách hàng trung thành để từ đó có thể mở rộng phạm vi thị trường. Công ty Innocent Drinks, nhờ vào những nhà phân phối độc lập đã có được 40% hệ thống phân phối. Qua lễ hội Fruitstock thường niên tổ chức tại công viên Regent's, Innocent có thể tiếp xúc với các nhà phân phối và tìm hiểu cảm xúc của họ dành cho thương hiệu. Theo Reed, "Việc phát triển mối quan hệ cá nhân với những đại lý là rất quan trọng, hơn là phải đối phó một cách đơn độc với những người bán sỉ."

 

William Chase, người sáng lập ra hãng khoai tây chiên Tyrrells, đã tạo được những cơ sở vững chắc cho thương hiệu của  ông. "Đừng bao giờ quá lo lắng về người dùng" ông nói " Những nhà bán lẻ độc lập là những người mà bạn cần phải truyền cảm hứng với niềm đam mê về sản phẩm của mình, vì họ là những người sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn đến người tiêu dùng".

 

Mặc dù marketing truyền miệng đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng đến một thời điểm nào đó, các công ty nhận ra rằng họ cần phải lên một kế hoạch quảng bá hoàn chỉnh. Liệu các thương hiệu có thể thành công mà không đánh mất sự thu hút vốn dĩ họ đã có được mà không cần marketing hay không?

 

Giải pháp thứ nhất là làm theo cách của Innocent. Một mẩu quảng cáo đơn giản dựa trên truyền thông sẵn có của công ty nhưng chỉ thích hợp với các công ty nhỏ, có truyền thống đặc trưng như Innocent, với các công ty khác, cách thức này không thích hợp, thậm chí còn lộ rõ tính không chuyên nghiệp. Một lựa chọn khác được Hill Station đã lên kế hoạch sử dụng là quảng cáo với một sự chọn lựa cẩn thận trên các tạp chí và các phụ trương. Điều này làm giảm rủi ro mà số đông đang vấp phải, và tạo ra những cơ hội lớn để giới thiệu thành phần và bao bì của sản phẩm với người tiêu dùng.

 

Tuy nhiên, việc bắt đầu quảng cáo chỉ là một trong những thủ tục mà các thương hiệu phải thông qua trên đường phát triển. Việc quan trọng là phải quyết định khi nào bán các sản phẩm cho các siêu thị. Điểm thuận lợi ở đây là các siêu thị luôn mở rộng cửa cho các nhà phân phối toàn quốc và tạo cơ hội kiếm lợi nhuận từ  việc quảng cáo sản phẩm và lấy mẫu sản phẩm cho các thương hiệu. Nhưng điều bất lợi là họ có thể bị mất giá trị thương hiệu bằng việc đề nghị giảm giá, hoặc phải chia sẻ không gian trưng bày cùng các thương hiệu đang cạnh tranh khác.

 

Việc sản phẩm được trưng bày và lưu giữ trong các siêu thị là điều rất quan trọng, tuy rằng không phải sản phẩm nào cũng được để ở những vị trí thích hợp. Tuy thế, Gina Hall chủ của hãng Hill Station nhận định rằng "mọi người thực sự thích cảm giác khám phá và tìm kiếm những gì mà họ không thường gặp", bà nói thêm " Bạn luôn phải ở những nơi mà khách hàng mua sản phẩm của bạn".

 

Vậy thương hiệu của bạn sẽ đi đến đâu? Đối với Hall, ưu thế số 1 của họ là có nhiều nhân viên để khám phá ra Hill Station, trong khi giữ vững vị trí sành điệu của họ. "Chúng tôi luôn phải giữ sự ngạc nhiên cho người tiêu dùng nhưng vẫn phải duy trì chất lượng". "Để làm được việc này", bà Hall nói " công ty luôn phải trung thành với những thành phần từ thiên nhiên, trong khi giới thiệu những hương vị mới để thêm vào sở thích của mọi người".

 

Trong khi thuê một hãng về quan hệ quần chúng (PR), bà Hall cũng lập những kế hoạch để phát triển lịch sử của Hill Station. Điều này bao gồm cá nhân hóa thương hiệu bằng cách đặt tên của bà và chồng bà trên mặt trước của bao bì, và xây dựng thương hiệu của Hill Station như là một thương hiệu dành cho những người "ưa phiêu lưu".

 

Xây dựng tiểu sử của thương hiệu cũng là một chương trình của Tyrrells, là niềm kiêu hãnh về sự khác biệt khi nguồn khoai tây chính của họ được lấy từ trang trại gia đình Chase. Nhưng với Innocent thì thế nào? Cùng với những bao bì lạ mắt, những quảng cáo tự làm, và chiếc điện thoại hình quả chuối cho khách hàng để gọi khi họ cảm thấy muốn nói chuyện phiếm, là những gì họ làm trên con đường tới sự danh tiếng. Với những điều tương tự như thế đã làm cho Innocent lớn hơn và tốt hơn. Như Reed đã nói " Những điều này sẽ khiến cho sản phẩm của chúng tôi mang đậm phong cách Innocent hơn".

 

Alicia Clegg (Kim OanhCông ty Thương Hiệu LANTABRAND – sưu tấm và lược dịch từ brandchannel.com)
Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - Phát triển thương hiệu nhỏ có khó không?
0 nhận xét

Doi mat voi cap duoi kho bao

Số lượt xem: 493
Gửi lúc 09:43' 15/01/2010

Đối mặt với cấp dưới khó bảo

Đôi khi, việc cấp dưới không chịu phục tùng khiến cho cuộc sống bỗng chốc như là một địa ngục. Cấp trên phải làm gì để "trị" những nhân viên không chịu nghe lời?

Dưới đây là 10 lời khuyên của các chuyên gia quản lý lâu năm dành những vị sếp bị nhân viên "qua mặt":

1. Hãy làm trái với thông lệ

Đừng phàn nàn khi nhân viên rời công sở vào thời điểm chính xác mỗi ngày mà lẽ ra công việc đã được hoàn thành. Hãy khuyến khích họ về nhà và không làm việc quá giờ. Việc hứa hẹn với nhân viên sẽ cho họ nghỉ vào đúng giờ tan sở sẽ là một phần thưởng cho những người mà chưa làm xong những việc mà họ đã có thể làm.

2. Đừng là người hay dọa nạt

Một đặc điểm tiêu biểu của những ông chủ kém cỏi là yêu cầu mọi người làm những điều không thể. Những ông chủ kiểu này là người cuối cùng mà nhân viên muốn làm việc cùng và cũng chính là người làm tổn hại đến năng suất lao động bằng cách ca thán và phản đối liên miên. Hãy điều chỉnh mục tiêu theo hướng thực tế.

3. Hãy "giương vây"

Đừng bao giờ để nhân viên gây khó cho bạn bằng cách không làm đúng công việc của mình. Chính nhân viên phải học hỏi từ những lỗi lầm của họ.

4. Đừng cố cạnh tranh với nhân viên

Hãy nhớ rằng thời đại này là xã hội chuộng nhân tài. Chính bạn, chứ không phải nhân viên của bạn, sẽ bị thiệt hại nếu bạn thua trong cuộc cạnh tranh với nhân viên. Nhân viên chỉ phải cạnh tranh với đồng nghiệp của họ thôi.

5. Lên kế hoạch cho những cuộc tụ tập sau giờ làm việc

Những ông chủ ngẫu hứng ra quyết định về một cuộc tụ tập sau khi tan sở thường bị một số nhân viên coi là "kẻ lạm dụng". Hãy hỏi xem các nhân viên nghĩ gì, hãy lên kế hoạch trước thật kỹ cho cuộc gặp mặt này. Điều đó sẽ giúp bạn không phải cảm thấy "bị bẽ mặt" vì những nhân viên thẳng thừng từ chối tụ tập vì đã bận việc khác, hoặc sẽ tránh cho bạn khỏi bị "nói sau lưng".

6. Hãy lôi kéo những nhân viên tự tin về mình

Một số nhân viên rất thẳng thắn về những điều họ nghĩ và họ tự hào về bản thân khi làm tốt việc gì. Họ không bao giờ quên hỏi tại sao họ phải làm những gì được bạn yêu cầu. Họ có thể là một "của nợ" làm ảnh hưởng đến việc làm chung theo nhóm, nhưng một khi bạn nắm được họ rồi, bạn sẽ có thế trông cậy vào họ đấy.

7. Hãy chấp nhận tính cách riêng của nhân viên

Bạn nghĩ mà xem, thật khó thay đổi tính cách của bạn. Và lại càng khó hơn để thay đổi tính cách nhân viên của bạn! Vì vậy, đừng bao giờ thử thay đổi họ nhé, hãy cứ chấp nhận con người họ như là họ vẫn thế. Nhưng đừng dung tha cho những kẻ xu nịnh, nếu không họ sẽ cố "bồi thường" những lỗi lầm của mình bằng cách tâng bốc bạn lên mây xanh đó.

8. Hãy thẳng thắn

Đừng tha thứ cho thói chậm trễ, những lời bào chữa và việc làm quá giờ không cần thiết. Hãy nói thẳng với nhân viên rằng họ được tự do làm những gì họ thích, nhưng đừng tin cậy những người không thể quản lý chính mình. Hãy nói mặt đối mặt với nhân viên khi họ cư xử sai thay vì việc phàn nàn sau lưng họ.

9. Hãy giữ bình tĩnh dù có bất cứ chuyện gì xảy ra

Nổi nóng không phải là cách để đối mặt với những nhân viên "hỗn láo" bởi vì họ không sợ "gân cổ lại". Đừng cố bị cuốn vào cuộc chiến tranh cảm xúc với họ. Thay vì đó, hãy tạo một cuộc họp giữa bạn và nhân viên đó để nói chuyện nghiêm túc về vấn đề cần tranh luận.

10. Hãy chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất

Hãy ghi chép lại những gì bạn nói với nhân viên, và hãy lưu giữ những bức e-mail trong trường hợp bạn bị liên đới vào một cuộc tranh chấp.
Xem tiếp
Nguồn tin: VietnamToday

Bản gốc: Thiết kế website - Đối mặt với cấp dưới khó bảo
0 nhận xét