Phát triển dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (Bussiness Process Outsourcing - BPO) là hướng đi mới để phát triển phần mềm Việt Nam theo tiêu chí "số lượng". Dịch vụ này làm toàn bộ những công việc liên quan đến ứng dụng CNTT, gồm cả những công việc đơn giản nhất như xử lý ảnh, nhập dữ liệu, số hoá văn bản,... cho đến những công việc phức tạp hơn như dịch vụ kế toán tài chính, chăm sóc khách hàng, ... Theo thống kê của hãng Gartner (Mỹ), BPO là một trong số 6 xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ đến năm 2010 bởi nó phù hợp với làn sóng phân công hoá lao động toàn cầu.
So sánh về số tiền thu được từ mỗi giờ lao động, gia công dịch vụ BPO thường có giá "rẻ mạt" nhất (so với các dịch vụ outsourcing khác - NV). Tuy nhiên, lợi thế của chúng nằm ở số lượng công việc rất lớn và đơn giản. Năm 2004, các công ty BPO của Ấn Độ đã thu về đến 2 tỉ USD, chiếm 2/3 tổng thu nhập của ngành gia công phần mềm thế giới. Khái niệm này được nhắc đến tại Việt Nam từ cuối năm 2005, nhưng số doanh nghiệp thực sự đang khai thác "vỉa quặng" này chỉ đếm được trên đầu ngón nay.
Mặt khác, phát triển nhân lực có thể tham gia dịch vụ BPO cũng nhanh hơn so với coding (lập trình). Đào tạo lập trình viên mất 4 - 5 năm tại trường đại học, sau đó gạn lọc đi một số mới còn lại những người thực sự có thể lập trình được. Ngược lại, đào tạo người có thể gõ văn bản, nhập dữ liệu hoặc chỉnh sửa ảnh,... mất thời gian trung bình khoảng 6 tháng với những yêu cầu thấp hơn nhiều.
"Hầu hết anh em làm phần mềm đều là những người có đam mê, viết code là công việc hấp dẫn, đầy tính sáng tạo của họ. Bởi vậy, khi làm những công việc giản đơn thì người ta lại không hứng thú lắm", người đứng đầu Tập đoàn DTT chia sẻ. "Mặc dù xét cho cùng, việc viết code thuê hiện nay cũng dừng ở mức đơn giản là một vài module trong toàn bộ giải pháp của đối tác. Hàm lượng chất xám trong công việc này cũng chẳng lấy gì làm nhiều cả".
Nếu được định hướng phát triển tốt, doanh thu từ ngành phần mềm có thể tăng đột biến từ dịch vụ này
Xem tiếp
0 nhận xét
Đăng nhận xét