Pages

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

DN chua chung tay vi thuong hieu quoc gia

Số lượt xem: 336
Gửi lúc 09:32' 30/01/2010

DN chưa chung tay vì thương hiệu quốc gia

DN chưa chung tay vì thương hiệu quốc gia
Không ngại chi hàng trăm ngàn USD cho quảng bá thương hiệu của mình, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn "hời hợt" trong việc tương trợ để cùng tạo dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia.

                                                     Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu mang tầm quốc tế. Ảnh: Đức Long

Các chuyên gia đều nhận định như trên tại diễn đàn Thương hiệu quốc gia (THQG) với chủ đề "THQG trong việc thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa" diễn ra ngày 20/4 tại Hà Nội. Đây là hoạt động được Hội đồng Thương hiệu quốc gia tổ chức nhân dịp kỷ niệm một năm ngày "Thương hiệu Việt Nam - 20/4".

Thương hiệu uy tín vẫn sống khỏe

Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, thực tế trong khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, những thương hiệu uy tín vẫn sống khỏe. Chẳng hạn, xuất khẩu của Việt Nam bị sụt giảm nhưng những sản phẩm có thương hiệu, đảm bảo quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (GAP) như thanh long Bình Thuận, vú sữa Lò Rèn, bưởi Năm Roi… kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng mạnh.

Hiểu được tầm quan trọng, nhiều DN sẵn sàng bỏ kinh phí khá lớn để đổi mới thương hiệu của mình. Như Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn đã chi hàng trăm ngàn USD để chuyên nghiệp hóa thương hiệu Sabeco gắn với hình ảnh con rồng cách điệu. Nhờ vậy, bia 333 của Sabeco được đánh giá có thể sánh ngang với các loại bia Tiger, Heineken…

Hay từ một cơ sở may gia công hàng xuất khẩu không được người tiêu dùng trong nước biết đến, công ty TNHH May thêu giày An Phước đã mạnh dạn chi tiền mua giấy phép nhượng quyền thương hiệu của tập đoàn thời trang Pierre Cardin (Pháp). Đến nay, sau 10 năm, DN này sở hữu một trong những thương hiệu quần tây, áo sơ-mi cao cấp có tiếng trên thị trường nội địa "An Phước - Pierre Cardin".

Biểu trưng THQG không mang lại lợi ích cụ thể!

Nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Trong thư có đoạn: "Ðể tiếp tục phát huy kết quả bước đầu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, tôi mong rằng, từng ngành, từng doanh nghiệp, doanh nhân phải thường xuyên chăm lo và có những hoạt động thiết thực để xây dựng thương hiệu cho chính ngành mình, doanh nghiệp mình và thương hiệu quốc gia, giữ gìn được những giá trị về chất lượng, uy tín và sức cạnh tranh của hàng hóa sản phẩm dịch vụ Việt Nam.

Mặc dù không ngại ngần chi tiền đầu tư thương hiệu của riêng mình, nhưng để tương trợ xây dựng thương hiệu từng DN, từng ngành, tạo nên uy tín của thương hiệu quốc gia với nhiều DN hiện nay vẫn còn khá hờ hững. Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, "tình cảnh này dẫn đến việc dù Việt Nam đã có một số DN định vị được khá chắc chắn thương hiệu trong nước nhưng chưa có một DN nào sở hữu thương hiệu mang tầm quốc tế, thực sự tiếp thị được hình ảnh quốc gia ra bên ngoài".

Để cổ vũ, hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu của chính mình và góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia, Hội đồng thương hiệu quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) đang đẩy mạnh chương trình thương hiệu quốc gia năm thứ hai. Thực tế, sau một năm triển khai, 30 DN đầu tiên được vinh dự gắn biểu trưng "Thương hiệu quốc gia" năm 2008 đến thời điểm này vẫn chưa có bất cứ sự kết nối nào để hỗ trợ nhau xây dựng thương hiệu quốc gia xứng tầm quốc tế.

Một thành viên Ban thư ký Hội đồng thương hiệu quốc gia thừa nhận, không ít DN được gắn biểu trưng thương hiệu quốc gia nhưng không biết làm gì để quảng bá thương hiệu quốc gia trên các sản phẩm của mình. Thậm chí, có giám đốc DN còn cho rằng, việc được cấp biểu trưng này không tác dụng bằng danh hiệu "hàng Việt Nam chất lượng cao". Vì việc được bình chọn "hàng Việt Nam chất lượng cao" còn phục vụ tốt công tác marketing, bán hàng trong khi biểu trưng thương hiệu quốc gia chỉ là tấm bằng trừu tượng, không mang lại lợi ích cụ thể.

Ông Nguyễn Hoàng Ngân, Tổng giám đốc - Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, lý giải DN không mặn mà vì việc xây dựng thương hiệu sản phẩm là sự sống còn của chính DN, còn thương hiệu quốc gia lại là phạm trù rộng lớn, trừu tượng. Theo ông Ngân, "DN không chỉ cần được gắn biểu trưng, mà quan trọng là cần một cơ quan đầu mối đứng ra tập hợp, gắn kết các DN, tổ chức các hoạt động quảng bá thương hiệu cụ thể phù hợp với lợi ích của DN. Từ đó, hướng dẫn DN cần phải làm gì, làm ở đâu, làm ra sao để tiếp thị hình ảnh quốc gia cho hiệu quả".


Xem tiếp

Bản gốc: Thiết kế website - DN chưa chung tay vì thương hiệu quốc gia

0 nhận xét

Đăng nhận xét